Giáo án Ngữ văn 11: Ôn tập phân tích đề, lập dàn ý

Giáo án Ngữ văn 11: Ôn tập phân tích đề, lập dàn ý

TIẾT 4 TCV

 ÔN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Củng cố và rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý.

- Luyện tập với một số đề bài cụ thể.

 B. Chuẩn bị

 Thầy: Soạn giáo án Trò: ôn tập

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ

 ? Thế nào là phân tích đề, mục đích yêu cầu của phân tích đề?

 ? Cách lập dàn ý bài văn nghị luận

 HĐ 2: Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1775Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Ôn tập phân tích đề, lập dàn ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4 TCV
NS: 22/9/08 ÔN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý
NG: 24/9/08
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý.
- Luyện tập với một số đề bài cụ thể.
 B. Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giáo án Trò: ôn tập
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 ? Thế nào là phân tích đề, mục đích yêu cầu của phân tích đề?
 ? Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
 HĐ 2: Bài mới
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Đề bài:
 Cảm nghĩ của anh (Chị ) về tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm mà anh ( chị ) yêu thích ( Bánh trôi nước hoặc Tư tình- bài II )
GV chia nhóm HS thảo luận trong thời gian 3 phút
Hết thời gian HS trình bầy theo nhóm
GV nhận xét và chốt ý
GV chia nhóm HS thảo luận thời gian 10 phút.
Hết thời gian thảo luận HS trình bầy giàn ý theo nhóm.
GV nhận xét và chốt ý bằng bảng phụ.
HS chọn một ý trong dàn bài trên viết đoan văn hoàn chỉnh thời gian 7 phút.
Hết thời gian HS trình bầy đoan văn.
GV nhận xét và đánh giá nếu đoạn viết hay có thể cho điểm khuyến khích.
HS làm việc theo nhóm
HSTL
HS lam việc theo nhóm
HSTB
HS viết đoạn văn
HSTB
I. Lý thuyết
II. Thực hành
 Bài tập:
 1. Phân tích đề
- Kiểu bài: NLVH
- ND: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH.
PVKT: Bánh trôi nước hoặc Tự tình-Bài II.
- TT, PT, CM, BL.
 2. Lập giàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả tác phẩm ( tụe tình- bài II )
- Đưa vấn đề tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH.
Thân bài:
Tài sử dụng ngôn ngữ mang tính chất khẩu ngữ nhưng diễn tả chính xác tâm sự, cảnh ngộ của HXH:
Ở trong 2 câu thơ đầu tác giả sử dụng từ “Trơ” và từ “Cái” và những từ ngữ mang đậm tính chất khẩu ngữ.
+ “Trơ”: Thể hiện sự trơ trọi cô đơn
 Thể hiện sự dãi dầu mưa nắng
 Là sự thách thức.
+ “Cái”: Là từ luôn đi cùng với danh từ chỉ đồ vật lại được ghép vơi từ “Hồng nhan” ( HV ) trang trọng chỉ vẻ đẹp của người con gái, thể hiện sự mỉa mai sự dẻ dúm sót xa.
- Sử dụng từ đa nghĩa
“Xuân” vừa có nghĩa là mùa xuân vừa có nghĩa là tuổi xuân. Mùa xuân quay trở lại đem theo tuổi xuân ra đi.
- Kế hợp từ chỉ số lượng theo chiều hướng giảm dần một cách tài tình.
“Mảnh tình”: Đã ít ỏi lại còn phải “San sẻ” nên được một “Tí” mà lại còn “Con con”.
-> Câu thơ đọng lại một nỗi niềm chua sót về tình duyên ngang trái, số phân éo le.
- Trong một số bài thơ khác HXH còn sử dụng một số thành ngữ, sử dụng những động từ mạnh, giàu màu sắc, đường nét sinh động.
BL: Thơ nôm HXH là nhữ bông hoa nghệ thuật đặc sắc, còn HXH thật sứng đáng là “Bà chua thơ Nôm” (XD)
Kết bài:
HXH đã góp phần tạo nên vẻ đẹp phong phú và tòan diện cho nền văn học Việt Nam, nâng tầm ngôn ngữ của dân tộc lên một đỉnh cao mới.
=> Tóm lại HS cần nắm được cách phân tích đề và lập dàn ý. Đây là hai bước quan trọng trong phần viết văn. 
HĐ 3: Hướng dẫn học bài ở nhà
Nắm được cách phân tích đề và lập dàn ý.
Chuẩn bị chuyện kí trung đại “Vào phủ Chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 4 TCV.doc