Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 22, 23: Tấm cám

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 22, 23: Tấm cám

A- Mục tiờu bài học: Giỳp HS

 - Tìm hiểu truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để nắm được: nội dung của truyện; biện pháp nghệ thuật chính của truyện.

 - Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì; nhận biết đực một số truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.

 - Có được tình yêu với người lao động, củng cố niềm tin và sự chiến thắng của cái thiện, cái chính nghĩa trong cuộc sống.

B- Tiến trỡnh dạy học:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ: khụng.

3- Giới thiệu bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 22, 23: Tấm cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22-23: 	 	 Ngày soạn: 25-09-2009
 Người soạn : Nguyễn Hoa
 Đọc văn:
Tấm cám
A- Mục tiờu bài học: Giỳp HS
	- Tìm hiểu truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để nắm được: nội dung của truyện; biện pháp nghệ thuật chính của truyện.
	- Biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì; nhận biết đực một số truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại.
	- Có được tình yêu với người lao động, củng cố niềm tin và sự chiến thắng của cái thiện, cái chính nghĩa trong cuộc sống.
B- Tiến trỡnh dạy học: 
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:	 khụng.
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
1.Hoạt động 1
HS đọc phần tiểu dẫn (SGK)
- Em cho biết nội dung phần Tiểu dẫn?
- Cổ tích thần kì có nội dung và vai trò như thế nào?
? Đặc trưng của thể loại cổ tích thần kì này là gì.
+Nội dung chính của truyện cổ tích thần kì?
=> Tấm Cám thuộc loại cổ tích nào?
GV: Theo thống kê của một nữ sĩ người Anh trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám.
HS đọc văn bản
- Văn bản này có thể chia bố cục thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn?
2.Hoạt động 2
GV định hướng HS đọc hiểu
-Tấm hiện ra là một con người có cuộc đời và số phận như thế nào?
+ Công việc thường ngày của Tấm?
+ Cám và mụ dì ghẻ đối xử, ứng xử với Tấm ra sao?
- Mẹ con Cám bóc lột Tấm ở những mặt nào?
=> Bằng dẫn chứng cụ thể?
HS Nhận xét:
+ Thực chất của sự mâu thuẫn này là gì?
- Con đường dẫn đến hạnh phúc cho ta thấy điều gì?
+ Hình ảnh Bụt xuất hiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm tưởng của người xưa?
.+ Hình ảnh Tấm - một trẻ mồ côi - được làm Hoàng hậu? Ta thấy được quan niệm và triết lí sống của người dân là gì?
Để bảo vệ và giành lại cuộc sống hạnh phúc của mình Tấm phải trải qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng như thế nào
?Sự hoá thân này có gì đặc biệt. 
- Sự hoá thân này mang đặc trưng riêng của VHDG.Vậy đó là đặc trưng gì?
=> ý nghĩa của việc giành và giữ hạnh phúc của cô Tấm.
+ Hình ảnh trầu còn cho ta thấy được nét văn hoá nàycó giá trị như thế nào trong cuộc sống của người dân VN?
GV: Vì vậy miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên không thể không có mặt trong sự hội ngộ giữa nhà vua và Tấm.
4- Củng cố
- Nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện cổ tích này là gì?
5- Dặn dũ
- Học bài
- Chuẩn bị "Làm văn"- Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự - theo SGK.
- Ôn tập: miêu tả, biểu cảm và tự sự. 
I.Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn:
- Phân loại truyện cổ tích.
=> Truyện cổ tích được chia làm 3 loại: cổ tích sinh hoạt, cổ tích loài vật và cổ tích thần kì.
- Cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng nhất của cổ tích thần kì là: sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện ( tiên, Bụt, sự biến hoá thần kì, những vật có phép màu)
+ ND: thể hiện được ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
- Truyện Tấm Cám là cổ tích thần kì và được phổ biến sâu rộng ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. 
+ VN có khoảng 30 kiểu truyện Tấm Cám. ý Ưởi, ý Noọng (dân tộc Thái) là một trong những kiểu truyện Tấm Cám.
2. Bố cục 
Chia làm 2 đoạn:
+ Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm. 
+ Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc.
II. Đọc -hiểu
1. Thân phận của Tấm
- Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, là đứa con riêng lại là phận gái, sống trong xã hội phong kiến ngày xưa, nỗi khổ của Tấm bị đè nặng như một trái núi. Tấm - đại diện cho cái thiện - là cô gái chăm chỉ, hiền lành đôn hậu.
- Tác giả dân gian đã miêu tả:
+ Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn trắng mặc trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.
+ Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành phần thưởng chiếc yếm đỏ.
+ Mẹ con Cám lừa giết cá bống ăn thịt.
+ Mẹ con Cám không muốn cho Tấm đi xem hội đổ thóc trộn gạo bắt nhặt.
+ Khi thấy Tấm thử giày, mụ dì ghẻ bĩu môi tỏ vẻ khinh miệt.
- Mẹ con Cám bóc lột Tấm về vật chất và cả tinh thần.
+ Vật chất: lao động quần quật suốt ngày, trút giỏ cá, bắt bống ăn thịt.
+ Tinh thần: giành chiếc yếm đỏ, không cho xem hội, khinh miệt khi thử gày.
* Tấm khổ sở và bất hạnh, mẹ con Cám ác đến tận cùng cái ác. Mâu thuẫn và xung đột càng trở nên căng thẳng.
- Bản chất mâu thuẫn này là thể hiện sự xung đột trong gia đình chế độ phụ quyền thời cổ, khi người phụ nữ giữ vai trò quan trọng. Song mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác là chủ yếu. 
- Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn ấy, tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm buồn tủi, an ủi, giúp đỡ. Tấm mất yếm đào, Bụt cho cá bống. Tấm mất bống, Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm bị chà đạp, hắt hủi, Bụt cho đàn chim sẻ giúp Tấm để Tấm đi hội làng gặp nhà vua trở thành Hoàng hậu.
- Từ mồ côi, Tấm trở thành Hoàng hậu. Hạnh phúc ấy chỉ có ở con người hền lành lương thiện, chăm chỉ. Điều đó đã nêu triết lí sống “ở hiền gặp lành”. Đây cũng là quan niệm phổ biến trong truyện cổ tích thần kì ở VN. Mặt khác trở thành Hoàng hậu là ước mơ, khát vọng lớn lao của người nông dân bị đè nén áp bức. Song truyện Tấm Cám không dừng lại ở kết thúc phổ biến đó mà mở ra một hướng khác. Đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hanh phúc.
2.Sự hoỏ thõn của Tấm
- Mẹ con Cám:
+ Giết Tấm và giết cả những kiếp hồi sinh của Tấm.
* Không chỉ bóc lột về vật chất, tinh thần, tàn nhẫn hơn mẹ con Cám giết chết Tấm để cướp đoạt hạnh phúc. Chúng không chỉ giết Tấm một lần mà tới 4 lần: Tấm chết => Vàng anh => xoan đào => khung cửi => cây thị (quả thị).
-Cuộc đấu tranh của Tấm.
- Tấm trải qua bốn kiếp hồi sinh:
+ Chim Vàng anh => xoan đào => khung cửi => (cây thị) quả thị.
- Một cô Tấm hiền lành lương thiện vừa ngã xuống, một cô Tấm mạnh mẽ quyết liệt sống dậy trở về với cuộc đời đòi lại hạnh phúc. Tấm hoá Vàng anh để báo hiệu sự có mặt của mình. Vàng anh bị giết, Tấm hoá cây xoan đào, khung cửi dệt tuyên chiến với kẻ thù “cót ca, cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Khung cửi dệt, qủa thị là những vật Tấm hoá thân cũng là những gì bình dị, thân thương nhất trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp tạo ấn tượng thẩm mĩ cho truyện.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc
- Những vật Tấm hoá thân đều là yếu tố kì ảo. ở phần đầu Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần Tấm khóc, sau đó Tấm không hề khóc, không thấy còn sự xuất hiện của Bụt. Ngược lại Tấm tự giành và giữ hạnh phúc. 
+ ảnh hưởng ở thuyết luân hồi của đạo Phật. Cô Tấm chết đi sống lại không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết bàn mà giành và giữ hạnh phúc ngay ở cõi đời này.
 => Lòng yêu đời và bản chất duy vật của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.
- Nếu đôi giày là vật trao duyên thì miếng trầu têm cánh phượng là vật nối duyên. Miếng trầu cánh phượng là thể hiện sự khéo léo đảm đang của người têm trầu. Hoàng tử nhận ra người vợ của mình và đưa Tấm hồi cung.
 => Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong đời sống văn hoá, gắn liền với phong tục tập quán về hôn nhân gia đình. Nhận trầu và ăn trầu là nhận lời giao ước, kết hôn.
III- Tổng kết:
- Nghệ thuật thể hiện sự chuyển biến của nhân vật Tấm lúc đầu Tấm hoàn toàn thụ động “Ôm mặt khóc” (3 lần khóc ). Thực ra khi khóc, Tấm đã nhận ra số phận cay đắng đau khổ của mình. Nhưng sau khi bị giết ta thấy Tấm đứng thẳng dậy kiên quyết không hề rơi nước mắt.
- Phản ánh ước mơ đổi đời và tinh thần lạc quan của người xưa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTam Cam(2).doc