ĐỀ: Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

ĐỀ: Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân. Sinh năm 1910, trong một gia đình công chức khá giả.

Ông là một cây bút đắc lực cho báo Phong Hóa và Ngày Nay (Hà Nội) vào những năm ba mươi của

thếkỉnày. Sựnghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bịbệnh và mất sớm vào năm 1942,

khi mới ngoài 30 tuổi. Tuy tác phẩm đểlại không nhiều nhưng cũng đủchứng tỏThạch Lam là nhà

văn có phong cách riêng, có đóng góp đáng quý cho sựnghiệp phát triển của văn xuôi trước cách

mạng tháng Tám.

Truyện ngắn hai đứa trẻtrích trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội,

1938). Tác phẩm đi vào những cảnh đời thường, những sốphận tăm tối, bất hạnh của người dân

nghèo trong xã hội cũ.Mỗi lần nghĩ đến họ, Thạch Lam không khỏi xót thương cảm.

Bối cảnh của truyện là một phổhuyện nhỏbé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng, có đường xe lửa

chạy qua. Thời gian từchập tối đến nửa đêm. Cảkhông gian và thời gian, nhân vật điều hạn chế, ít

ỏi và vấn đề đặt ra trong truyện chẳng còn gì là phức tạp, lớn lao. Ấy vậy mà sau khi đọc tác phẩm,

những cơn sóng xúc cảm trong tâm hồn chúng ta xao động mãi khôn nguôi.

Nhân vật chính của truyện là hai chịem Liên và An –hai đứa trẻ. Chịkhoảng mười ba, mười bốn; em

độlên chín lên mười. Trước, gia đình sống ởHà Nội, sau sa sút phải vềquê, mẹbận hàng xay hàng

xáo, giao cho hai chịem trông coi một tạp hóa nhỏbé ởgần ga. Đêm đêm hai chịem thức chờ đoàn

tàu khuya chạy ngang qua mới dọn hàng đóng cửa đi ngủ.

pdf 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3009Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "ĐỀ: Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ: Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ củaThạch Lam 
BÀI LÀM 
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân. Sinh năm 1910, trong một gia đình công chức khá giả. 
Ông là một cây bút đắc lực cho báo Phong Hóa và Ngày Nay (Hà Nội) vào những năm ba mươi của 
thế kỉ này. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh và mất sớm vào năm 1942, 
khi mới ngoài 30 tuổi. Tuy tác phẩm để lại không nhiều nhưng cũng đủ chứng tỏ Thạch Lam là nhà 
văn có phong cách riêng, có đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi trước cách 
mạng tháng Tám. 
Truyện ngắn hai đứa trẻ trích trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, 
1938). Tác phẩm đi vào những cảnh đời thường, những số phận tăm tối, bất hạnh của người dân 
nghèo trong xã hội cũ.Mỗi lần nghĩ đến họ, Thạch Lam không khỏi xót thương cảm. 
Bối cảnh của truyện là một phổ huyện nhỏ bé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng, có đường xe lửa 
chạy qua. Thời gian từ chập tối đến nửa đêm. Cả không gian và thời gian, nhân vật điều hạn chế, ít 
ỏi và vấn đề đặt ra trong truyện chẳng còn gì là phức tạp, lớn lao. Ấy vậy mà sau khi đọc tác phẩm, 
những cơn sóng xúc cảm trong tâm hồn chúng ta xao động mãi khôn nguôi. 
Nhân vật chính của truyện là hai chị em Liên và An –hai đứa trẻ. Chị khoảng mười ba, mười bốn; em 
độ lên chín lên mười. Trước, gia đình sống ở Hà Nội, sau sa sút phải về quê, mẹ bận hàng xay hàng 
xáo, giao cho hai chị em trông coi một tạp hóa nhỏ bé ở gần ga. Đêm đêm hai chị em thức chờ đoàn 
tàu khuya chạy ngang qua mới dọn hàng đóng cửa đi ngủ. 
Bắt đầu truyện là cảnh phố huyện lúc chiều xuống. Tiếng là phố huyện nhưng thật nhỏ bé tiêu đìu. 
Hiệu lệnh phát ra từ một chòi canh lẩn mình vào dãy tre làng đang đen lại. Trời tây đỏ rực nhưng sắp 
tàn. Ngoài cánh đồng, ếch nhái đã kêu ran và trong cái cửa hàng nhỏ bé của hai chị em Liên, tiếng 
muỗi vo ve không dứt. Cảnh thật buồn khiến cô bé Liên bỗng dưng thấy cái buồn của ngày tàn thấm 
thía vào tâm hồn và đôi mắt em ngập đầy dần bóng tối. Bấy nhiêu chi tiết đều tập trung vào cái thế 
giới thu nhỏ lại, lụi tàn đi của những cảnh vật này để chiếm thế lĩnh, tràn dâng ngày càng mạnh của 
những cảnh tình đêm mà bóng tối và đêm đen dần dần ngự trị tất cả cảnh vật và con người. 
Lúc mới xẩm tối, tuy các nhà đã lên đèn nhưng nguồn sáng ấy không đủ xua tan bóng tối. Khi bắt 
đầu đêm thì đường phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối. Bác phở Siêu lom khom nhóm lửa, 
bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào bên ngõ. Chị em Liên 
ngồi dưới gốc bàng với cái tối chung quanh. Toàn là bóng tối. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra 
sông, con đường ra chợ về nhà, cácngõ vào làng đen sẫm lại. Tiếng trống canh cũng đánh tung lên 
một tiếng ngắn rồi chìm vào bóng tối. Các cửa hàng cơm ở ga cũng im lặng, tối đen, vào bóng tối. 
Chuyến tàu đi qua rồi thì đêm tối lại mịt bao quanh, màu đêm của đất quê, của đồng ruộng mênh 
mang và yên lặng. 
Như vậy, mở đầu truyện là bóng tối, chấm dứt truyện cũng là bóng tối. Đâu đâu cũng ngập tràn bóng 
tối. Bóng tối át cả ánh sáng. Đây đó, một vài ánh sáng nhỏ nhoi chỉ làm cho bóng tối thêm dày đặc. 
Vệt sáng đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cao, ánh sáng mờ nhạt của hàng ngàn 
ngôi sao ganh nhau lấp lánh trên bầu trời đêm xa vờihòa tan vào bóng đêm. Ngọn đèn trên chõng 
hàng nước chị Tí chỉ là một quầng sáng nhỏ nhoi trên mặt đất đen thẳm, dưới một bầu trời bao la 
thăm thẳm đầy bí mật. 
Bếp lửa bập bùng trong gánh phở bác Siêu cũng chỉ là một chấm lửa nhỏ và vàng, lơ lửng đi trong 
đêm tối, thấp thoáng ẩn hiện trên con đường vắng ngắt. Ánh đèn trong cửa hàng của chị em Liễn thì 
thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Ánh đèn lồng của người đi đón khách ở ga làm lung lay 
cái bóng đen dài của người cầm đèn; ánh đèn ghi lửa xanh biếc như ma trơiChung quanh những 
điểm sáng loe lét ấy là cả một màn bóng tối dày đặc và đen nghịt. 
Trong bóng tối đó là những mảnh đời đen bạc. 
Trang sách nhuộm đầy bóng tối ấy là để gắn vài cái khung tối tăm của những mẫu đời tăm tối. 
 Ngay từ lúc nhá nhem, bóng tối chưa phủ lên mặt đất nhưng những cảnh đời đen tối đã hiện 
ra. Đó là mấy đứa trẻ nghèo ven chợ. Sau khi chợ đã vãn, chúng tranh nhau nhặt nhạnh tất cả 
những gì còn dùng được cho cuộc sống tăm tối của gia đình mình. 
Vào buổi đêm, có cuộc đời mẹ con chị Tí với cái hàng nước quá đơn sơ, chỉ có cái chỏng tre, dăm 
cái ghê thấp, một ấm chè tươi, vài cái bát, cái điếu thuốc lào và ngọn đèn dầu loe lét. Ngày, hai mẹ 
con lặng lội mò cua, bắt tép; từ chập tối cho đến đêm thì bán nước chè tươi, thuốc lào, mong kiếm 
mấy đồng xu xòm cõi, thêm vào cho cuộc sống đói kém, bấp bênh. Có khi chờ mãi mà chẳng có ai 
ghé uống bát chè, hút điếu thuốc. Hãy nghe lời buồn bã của chị thốt lên trước cảnh hàng ế ẩm: Giờ 
muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?...Ôi chao, sớm với muộn có ăn thua gi! Ta có thể hinh dung đến 
tận đáy cuộc sống của con chị Tí, đã cơ cực mà còn mong chờ vào sự rủi may, một sự trông chờ 
cầm chắc là chẳng có hi vọng gì. 
Tuy vậy, mẹ con chị còn có cái ghế để ngồi, có ngọn đèn để soi sáng; còn gia đình bác xẩm thì nằm 
ngồi ngay trên chiếc chiếu rách trải trên mặt đất. Thằng con bò ra đất, cái thau sắt trắng chờ tiền 
thưởng trống trơ trước mặt. Tất cả im lìm, chỉ có tiếng đàn bầu nổi lên bần lật, run rẩy trong bóng 
đêm. Rồi sau đó, không khách, không hát, không tiền, họ lăn ra ngủ luôn trên đất, giấc ngủ của kiếp 
sống vất vưởng, lầm than. 
Còn bà cụ Thi hơi điên, đêm nào cũng ra quán chị em Liên mua rượu, khen liên rót đầy ,ngửa cổ 
uống sạch, lảo đảo bước đi, bóng nhòa lẫn vào bóng tối, và tiếng cười khanh khách mỗi lúc một nhỏ 
dần. Bà cụ oan ức gì chăng, buồn khổ vì chăng phải lấy rượu giả sầu? Bao nhiêu rượu đã uống cạn 
mà nỗi sầu chưa vơi? Nỗi sầu ấy tạo nên bóng tối bao phủ tâm hồn bà cụ. 
Tất cả những mảnh đời kể trên đều là những cảnh đời ở cái phố huyện heo hút, xơ xác này. Đến 
khuya, tất cả phố xá trong huyện đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí, bởi còn có ngọn đèn tù 
mù trong khi cả phố tối om. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự 
sống nghèo khổ hằng ngày của họ. 
 Giữa những cuộc đời đen tối ấy là cảnh đời không đến nỗi tối tăm nhưng thật tẻ nhạt và buồn 
của hai chị em liên. Liên là thiếu nữ mười ba, mười bốn, đã biết làm dáng với chiếc dây xà tích bạc 
đeo chìa khóa ở thắt lưng. Liên muốn tỏ ra là chị, là người con gái lớn đảm đang. Liên biết tính toán, 
sắp đặt, mua bán và nhất là biết thương đứa em nhỏ mới tám, chín tuổi. Hai chị em đã hòa nhập với 
cuộc sống ở phố huyện này một cách hồn nhiên. 
Trước hết là quen với bóng đêm. Trước đây ở Hà Nội, liên thấy Hà Nội nhiều đèn quá. Còn ở 
đây trái hẳn. Chiều xuống, mắt Liên ngập đầy bóng tối và không hiểu sao Liên thấy buồn. Mãi rồi 
quen đi, Liên không sợ màn đêm nữa mà còn chú ý đến nó và những gì chứa đựng trong nó: cảnh 
vật, con người. Hai chị em đã quen với cái mùi âm ẩm cát bụi mà tưởng mùi riêng của đất này. Chiều 
tàn, nhìn những đứa bé lem luốc tranh nhau bới rác, nhặt nhạnh những thứ bỏ đi trong chợ, Liên và 
An động lòng thương. Liên lặng lẽ quan sát rồi nhận xét giờ giấc xuất hiện của mẹ con chị Tí, bác 
phở Siêu, bà cụ Thi, gia đình bác Xẩm. Quen mặt, quen tên từng khách mua hàng, hòa nhập với 
đám trẻ con nơi phố huyện. 
Riêng Liên, em vẫn mơ hồ nhớ quãng đời sống ở Hà Nội, được hưởng những quà ngon lạ, 
được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏHà Nội là một vùng ánh sáng rực và lấp 
lánhThật ra, đó không phải chỉ là kí ức mà là hình bóng của cuộc đời bình thường, sáng sủa mà lẽ 
ra ,những trẻ thơ như chị em Liên phải được hưởng. Nhưng bây giờ, tất cả lùi xa, xa vời như một ảo 
tưởng nhưng lại là một niềm ao ước thiết tha muôn đời của con người, mong một cái gì tươi sáng 
cho sự sống nghèo khổ triền miên của họ. 
Cũng cho mọi người trong phố huyện nhỏ này, chị em Liên cũng cố thức chờ đoàn tàu chạy 
ngang qua với những toa đèn sáng tự trưng, những toa hạng sang trọng lố nhố những người, đồng 
và kền lấp lánh. Hình ảnh đoàn tàu là một thế giới ước mơ, khát vọng của người nghèo. Tàu đến với 
đủ thứ vùng đất này. Tàu đi, chiếc đèn xanh ở toa sau cùng xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, như 
một ảo ảnh, một hi vọng le lói. 
Dù sao, hình ảnh đoàn tàu sáng trưng cũng tạo một thoáng vui cho những cảnh đời bóng tối, 
những số phận bóng tối đã nói ở trên, để họ phút chốc khuây quên nỗi khổ, tìm đến với giấc ngủ sau 
một ngày nhọc nhằn, vất vả. 
Giống như truyện Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa, truyện ngắn Hai đứa trẻ đi vào thế giới tâm 
tình, đi vào cuộc sống của những mảnh đời khốn khó. Cách cảm, cảm nghĩ chân thành của Thạch 
Lam đã gây xúc động cho người đọc. Nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: Truyện ngắn Hai đứa trẻ có 
một hương vị thật man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì đó 
còn ở trong tương lainơi cái thế giới khách quan của một đôi trẻ ở phố quê, hình ảnh đoàn tàu và 
cái tiếng còi đã thành một thói quen của cảm xúc cà của ước vọng. Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô 
hạn về một tấm lòng quê hương êm ái và sâu kín. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhai dua tre.pdf