Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát

Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

 ( Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát.

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

Năm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưng tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê pháncủa ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông năm 1854.

- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về các mặt kết cấu, nhịp điệu, h/ả.Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung.

 B. Chuẩn bị.

 Thầy: TKTL, Soạn giáo án. Trò: Soạn bài.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 114298Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 14-15 Đọc văn
NS: 19/9/08
NG: 23/9/08 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
 ( Sa hành đoản ca) Cao Bá Quát.
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Năm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưng tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê pháncủa ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông năm 1854.
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về các mặt kết cấu, nhịp điệu, h/ả...Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung.
 B. Chuẩn bị.
 Thầy: TKTL, Soạn giáo án. Trò: Soạn bài.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
 Đọc thuộc lòng bài ca ngất ngưởng của NCTrứ, cho biết ý nghĩa của từ Ngất ngưởng trong bài.
 HĐ 2: Giới thiệu bài mới.
Sống trong XH nhà Nguyễn thể chế mục ruỗng, không ít nhà Nho chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường, để khao khát có cuộc sống mới tốt đẹp hơn. CBQ là một trong những nhà Nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta cùng tìm hiểu bài ca ngắn đi trên bãi cát.
 HĐ 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả Cao Bá Quát?
? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài văn bản?
? Văn bản được sáng tác theo thể loại nào?
? Em hiểu gì về thể lpại này?
GV hướng dẫn đọc: Đọc cả ba phần, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.Đọc chính xác, giọng điệu chậm rãi suy tư, day dứt, chú ý các câu hỏi, câu cảm cuối bài.
? Bài thơ có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần?
? Đối chiếu giữa phần phiên âm, phần dịch nghĩa, phần dịch thơ có chỗ nào chưa sát?
GVđịnh hướng: cơ bản là dịch sát, chữ “ phục”= quay lại chưa lột tả hết ý nghĩa của ngoại cảnh.
? Bốn câu thơ đầu có những hình ảnh tả thực con đường đi, em hãy tìm những hình ảnh đó?
? Em hãy tìm những chi tiết diễn tả người đi trên con đường đó?
? Em có nhận xét gì về NT được sử dụng trong bốn câu đầu?
Qua NT đó cảnh con đường và người đi trên con đường đó hiện lên ntn?
? Tâm trạng của người đi trên con đường đó ntn?
? Kq lại NT, ND của bốn câu thơ đầu ntn?
? Em hãy cho biết về mặt hình thức sáu câu tiếp có gì khác so với những câu thơ trên? Diễn tả nội dung gì?
? Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ trên?
GV chia nhóm học sinh thảo luận trong 5 phút?
Hết thời gian Gv gọi các nhóm hs trả lời
Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý
Câu hỏi của nhà thơ như trách móc như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng chính là tự hỏi bản thân mình
? Sáu câu thơ cuối tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Tác dụng nghệ thuật ntn?
? Điều đó thể hiện tư tưởng gì?
? Qua đó nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì?
? Qua sự phân tích bài thơ, em hãy khái quát về mặt nghệ thuật và nội dung ?
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSđọc
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
HS thảo luận
HSTL
HSTL
HSTL
HSTL
I-Đọc-tiếp xúc văn bản.
 1, Tác giả.
CBQ(1809-1854) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên.
-Quê: làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.
-Bản thân: là nhà thơ có tài năng,có bản lĩnh, được tôn là Thánh Quát.
-1831 đỗ cử nhân, sau đó nhiều lần thi Hội nhưng không đỗ.
-Sau đó ông đứng về phía ND khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, và ông đã hi sinh.
-Tác phẩm còn lại: 1400 bài thơ, >20 bài văn xuôi, một số bài phú Nôm, hát nói.
-Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, phản ánh nhu cầu đổi mới của XH.
2, Văn bản.
-Vbản có thể được hình thành trong những lần CBQ đi thi hội qua các tỉnh miền trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.
-Văn bản được viết theo thể hành( ca hành), viết bằng chữ Hán.
-Thể ca hành: là thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
3, Đọc-giải thích từ khó.
4, Kết cấu.
3 phần: -4 câu đầu:diễn tả tâm trạng của người đi đường.
 -6 câu tiếp: miêu tả thực tế cuộc đời và tâm trạng chán ghét trước phường mưu cầu danh lợi.
 - 6 câu cuối: đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn.
II-Đọc-tiếp xúc văn bản.
 1, Bốn câu đầu.
Cảnh con đường đi.
H/ả- Bãi cát dài(2 lần)->tả thực, gợi con đường đi khó khăn, nhọc nhằn,xa xôi, mờ mịt:Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn nhọc nhằn, thử thách.
 -Mặt trời lặn: sự tối tăm mù mịt.
H/ả người đi trên con đường cát đó:
+ Đi một bước như lùi một bước->bước chân như bị kéo lùi lại
+ Mặt trời lặn mà vẫn còn đi.
+ Đi mà nước mắt rơi lã chã.
NT: Điệp ngữ( trường sa)
 Điệp từ( nhất)
 sự phối hợp bằng trắc.
 hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng.
=>Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ.Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng đau khổ, mệt mỏi, chán chường. Đó là hình ảnh của người đi tìm chân lí cô độc giữa cuộc đời. Đây là hình ảnh vô cùng bi tráng.
2, Sáu câu tiếp.
Hình thức- Câu dài hơn
Cách xưng hô thay đổi.
Ghi lại lời người đi nói.
NT: Đối lập( hai câu trên ><nv khách)
+ “ Không học được tiên ông phép ngủ,
 Trèo non, lội suối, giận khôn vơi”
-> Người đi tự mỉa mai, thấy mình cứ mãi hành hạ thân xác khi theo đuổi đường công danh. Đó là nỗi ngao ngán của kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt.
+ “ Xưa nay ....bao người”
-> Sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời.Vì công danh- danh lợi mà con người phải bôn tẩu vất vả ngược xuôi, khó nhọc mà vẫn đổ xô vào. Hai câu thơ thể hiện sự chán ghét, khinh bỉ của CBQ đối với phường danh lợi. Ông muốn đứng cao hơn bọn ấy, nhưng chưa biết đi con đường nào.
Hai câu tiếp: “Đầu gió hơi men......tỉnh bao người”=> H/ả so sánh sinh động. Bả danh lợi cũng giống như quán rượu ngon dễ cám dỗ làm say người, mấy ai đã thoát khỏi sự cám dỗ của nó. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa trong lối học khoa cử, con đường công danh đương thời là vô nghĩa tầm thường. 
=> Liên kết lô gic của sáu câu thơ thể hiện ở 
 +NV khách tự buồn chán mình và cô độc.
+ Nhìn ra xung quanh thiên hạ càng chán hơn.
Đối lập giữa mình với đông đảo phường danh lợi cũng chính là để khẳng định rõ mình không thể hòa trộn với đám người danh lợi cho dù mình cô độc.
Mâu thuẫn giữa khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối.
Mâu thuẫn giữa xông pha trên con đường tìm lí tưởng với việc cầu an hưởng lạc.
=>Tóm lại sáu câu thơ trên là lời người đi chỉ ra sự đối lập giữa mình với phường danh lợi. Qua đó ta thấy người đi cô đơn, trong tâm trạng cay đắng coi thường danh lợi mà vẫn bị cám dỗ bởi bả vinh hoa vật chất.
3. Sáu câu thơ cuối.
NT: điệp ngữ, CHTT, Đối( phía Bắc>< phía Nam)
- Nhấn mạnh tâm trạng chán ngán mất phương hướng vì phía bắc núi non trùng điệp, phía nam sóng lớn muôn đợt. NVTT rơi vào con đường cùng bế tắc, tâm trạng đầy mâu thuẫn không biết nên đi tiếp hay quay lại đành chôn chân tại chỗ.
- CBQ ấp ủ hoài bão khát vọng cao đẹp nhưng không tìm được con đường thực hiện hoài bão lí tưởng đó.
=>Tóm lại qua những câu thơ cuối t/g muốn nhắn nhủ với người đời cần phải dũng cảm từ bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự mình chọn một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp.
III. Tổng kết
Nghệ thuật
+ Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng( bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời)
+ Âm điệu bi tráng( vừa buồn, vừa có sự phản kháng âm thầm, quyết liệt đối với XH lúc bấy giờ)
Nội dung
Bài thơ là sự chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.
- Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn
IV. Luyện tập
 Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của CBQ.
HĐ 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
HS học thuộc đoạn thơ nào mà bản thân thích nhất, vì sao?
Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Tiết sau luyện tập thao tac lập luận phân tích, lập dàn ý cho bài 1 và chọn một ý viết một đoạn văn hoàn chỉnh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 14.doc