Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Mộ, lai tân (Hồ Chí Minh)

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Mộ, lai tân (Hồ Chí Minh)

 A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS

- Thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí minh: Dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luân hướng về sự sống

- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện địa của tác giả

- Thấy được thái độ, tình cảm của tác giả đối với tình trạng thối nát của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch . Hiểu được nghệ thuật châm biếm sâu sắc, kín đáo của bài thơ.

 B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Giáo án – SGK –SGV- TLTK

 C . KIỂM TRA BÀI CŨ : Đọc học lòng một số bài thơ đã học - Tại sao nói Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?

 D. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI :

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2329Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Mộ, lai tân (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 11 nâng cao
Tiết thứ : 94 Đọc văn 
 Tên bài : Mộ, Lai tân (Hồ Chí Minh)
 Đọc thêm: Giải đi sớm 
 A . Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Thấy được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí minh: Dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luân hướng về sự sống 
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện địa của tác giả 
- Thấy được thái độ, tình cảm của tác giả đối với tình trạng thối nát của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch . Hiểu được nghệ thuật châm biếm sâu sắc, kín đáo của bài thơ.
 b. phương tiện dạy học : Giáo án – sgk –sgv- tltk
 c . Kiểm tra bài cũ : Đọc học lòng một số bài thơ đã học - Tại sao nói Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? 
 d. Hướng dẫn bài mới : 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1: GV gọi 1 HS đọc lại tiểu dẫn(đã yêu cầu đọc kỹ ở nhà). Sau đó giáo viên nhấn mạnh
HĐ2: Gọi 1 HS đọc bài thơ . Mộ
H : Em có nhận xét gì về các hình TN được miêu tả trong bài thơ ?
H : Qua sự diễn tả đó em hiểu gì về tâm trạng nhà thơ?
- Chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Chiều tối ?
- Hai câu thơ cuối bài thơ Mộ? Lưu ý chữ "hồng" cuói bài thơ ?
HĐ3: Đọc và tìm hiểu bài thơ Lai tân
- Tìm hiểu 3 câu đầu ?
Đối tượng được miêu tả ở đây là ai?
Giá trị đả kích, châm biếm của bài thơ Lai tân
- Đọc và tìm hiểu câu cuối ?
- Đối tượng được miêu tả? 
HĐ4: Đọc thêm : Giải đi sớm 
Bài: Mộ ( Chiều tối)
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bị bắt ở Túc Vinh , Bác Hồ bị đưa đến nhà giam huyện Tỉnh Tây. Sau đó lại bị giải đi Thiên Bảo, Bác viết 5 bài thơ, trong đó có bài thơ: “Chiều tối”.
2/ So sánh phiên âm- dịch thơ có chỗ chưa sát.
- Trong phiên âm có từ “cô vân” nhưng bản dịch thơ lại chỉ viết “chòm mây trôi nhẹ” như vậy dịch thơ đã bỏ mất từ “cô”.
- Phiên âm “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” nhưng bản dịch thơ thì lại viết “cô em xóm núi xay ngô tối”. Từ thiếu nữ thể hiện trẻ trung và khỏe khoắn nhưng dịch thơ lại là “cô em” làm nhẹ đi ý của tác giả. ở phiên âm không có từ “tối” nhưng dịch thơ thêm vào từ “tối”.
* Bài thơ “Chiều tối” là một bức tranh đẹp về cảnh chiều nơi rừng núi. Bức tranh có hình ảnh chim bay về núi tìm chốn ngũ, có đám mây cô đơn nhè nhẹ bay trên bầu trời, có ánh lửa hồng của lò than nhà ai chiếu sáng, hình ảnh cô gái miệt mài xay ngô tối, khi ngô xay xong thì lò than đã rực hồng. Từ bức tranh thơ đó người đọc thấy được tâm hồn Bác một tâm hồn luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tâm hồn nhân hậu đối với con người và những niềm rung động thật tinh tế của Bác trước phong cảnh thiên nhiên.
3.Tìm hiểu bài thơ 
2 câu đầu: Bài thơ của Bác bắt đầu từ cánh chim lấy từ thế giới nghệ thuật cổ điển phương Đông trong thế giới thẩm mĩ cổ điển phương Đông hình ảnh chim bay về rừng ít nhiều có ý nghĩa biểu tượng, ước lệ diễn tả cảnh chiều. “Quyện điểu quy lâm”, “Phi yến thu lâm” là những nhóm từ thường thấy trong thơ chữ Hán. Trong Thúy Kiều khi miêu tả cảnh chiều, Nguyễn Du đã điểm vào bức tranh hình ảnh cánh chim bay về rừng:
“Chim hôm thoi thóp bay về rừng”
Trong bài thơ “Cảnh chiều hôm” là bà huyện Thanh Quan đã viết:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
Và Huy Cận cảm thấy bóng chiều tà như sa xuống từ cánh chim đang nghiêng dần về phía chân trời: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
Cánh chim trong thơ xưa thường chỉ một chi tiết nghệ thuật thuần túy để gợi tả cảnh chiều và thường gợi cảm giác về sự xa xăm phiêu bạt chia lìacòn cánh chim trong thơ “Chiều tối” của Bác có đường bay và mục đích bay rõ ràng “ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”.
 Nếu như Bác chỉ viết “ chim mỏi” thôi thì sẽ gây cảm giác buồn bã nhưng liền sau đó là ý “về rừng tìm chốn ngủ” thì làm cho cảm giác buồn thương tiêu tan vì cánh chim về tổ ấm chứ không phải lạc loài. Như vậy Bác đưa cánh chim từ thế giới siêu hình trở về với thế giới hiện thực, ta bắt gặp cái nhìn đầy yêu thương trìu mến của Bác trước biểu hiện của sự sống, cảm quan nghệ sĩ của Bác là cảm quan nhân đạo.
 Câu thơ thứ hai là câu thơ mang đậm nét đường thi, nó rất gần gũi với những câu thơ của Lý Bạch “cô vân độc khứ nhàn”. Hình ảnh “chòm mây” cô đơn nhàn nhã trôi giữa bầu trời đã trở thành mô tuýp trong nghệ thuật thơ xưa. Nó gợi lên nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư vô. Hình ảnh đó đã từng hấp dẫn bao thế hệ nhà nho xưa. Còn trong bài thơ “Chiều tối”, “Chòm mây trôi nhẹ vẫn tầng không” đã tạo nên không gian cao rộng của cảnh trời chiều nơi miền núi. Bầu trời chắc là cao, trong xanh, Bác mà nhìn được hình ảnh chân mây cô đơn ấy. Câu thơ gây cảm giác phóng khoáng.
 Tóm lại hai câu thơ đầu rất Đường thi nhưng cũng rất quen thuộc gần gũi thân thiết. Chỉ vài nét chấm phá, Bác đã vẽ nên một tấm phong lớn làm nền cho bức tranh cảnh chiều. ở đây ta bắt gặp một tâm hồn đầy cảm xúc trước thiên nhiên và sự sống. Nếu không có nghị lực phi thương thì làm sao Bác viết được những vần thơ hay như vậy. Đó cũng chính là chất thép trong thơ Bác.
 Hai câu thơ cuối của bài thơ là bức tranh về sự sống. Nếu hai câu thơ đầu Bác đã dựng nên một tấm phong lớn làm nền cho bức tranh thì hai câu thơ sau Bác làm nổi bật hình tượng trung tâm của bức tranh. Từ bút pháp cổ điển Bác chuyển sang bút pháp hiện đại.
 “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
 (Cô em xóm núi xay ngô tối)
 Câu thơ giản dị nhưng lung linh đẹp lạ thường, phải chăng đây là sức sống của con người trong bức tranh đã tạo nên vẻ đẹp lung linh đó. Trong thơ xưa cảnh chiều thường có bóng dáng của con người nhưng lẽ loi , cô độc, hắt hiu, con người thường mang nỗi niềm khắc khoải:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú”
(Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
“Gác mái ngư ông viễn phá
Gõ sừng mục tử lại cô thôn”
(Cảnh chiều hôm- BHTQ)
 Còn con người trong thơ Bác là con người đấy sức sống. Chính từ “thiếu nữ” đã làm bừng lên sức sống cuả bức tranh. Từ hình ảnh “mấy chú tiều phu lom khom dưới chân níu đèo ngang, một ngư ông gác mái chèo tìm về “viễn phố”, một mục tử trở lại “cô thôn” đến hình ảnh cô gái xay ngô là một sự khác hẳn giữa hai phạm trù nghệ thuật, giữa hai thế giới quan của hai thời đại:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
 Cô gái miệt mài xay ngô hình như không còn chú ý đến những gì xung quanh mình, cối xay cứ quay và khi đã xay xong “Bao túc ma hoàn” thì cô mới sực nhìn thấy “lò than đã rực hồng” lên trong đêm tối, càng làm nổi lên hình ảnh người thiếu nữ lao động trẻ trung đầy sức sống và thật đáng yêu. Bài thơ kết thúc bằng chữ: “hồng” đó cũng chính là chỗ đẹp nhất cuả bài thơ. Câu thơ cuối cuả bài thơ là câu thơ điểm nhãn. ánh lửa hồng đầm ấm reo vui, hạnh phúc, cuộc sống gia đình của người lao động, ánh lửa hồng của sự sống, của niềm lạc quan.
 Hai câu thơ cuối của bài thơ cho ta thấy được cái nhìn ấm áp, trìu mến đầy thương yêu trân trọng của Bác đối với người lao động. Buổi chiều tối nơi núi rừng quanh hiu, hoang vắng lẽ ra rất buồn trước người tù bị xích bị giải đi trong cảnh gian lao vất vả, nhưng trái lại đó là tiếng reo vui. Chình ánh lửa hồng của bài thơ đã làm nên tiếng reo vui ấy, tạo cho bài thơ âm hưởng nồng ấm, đầy lạc quan 
* Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điện và bút pháp hiện đại của Bác. Bố cục bài thơ cũng chính là bố cục của bức tranh, một bố cục có tính chất cổ điển: Hai câu đầu là nấy nét chấm phá để vẽ nên cái không gian bao la của cảnh chiều làm nền cho bức tranh và 2 câu thơ sau là hình ảnh trung tâm của bức tranh, hình ảnh cô gái xay ngô và ánh lửa hồng bật sáng. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Điều đặc biệt ở đây là cảm quan thiên nhiên của Bác gắn với cảm quan nhân đạo, cảm quan về sự sống. Bác rất yêu thiên nhiên, bao giờ nhìn vào thiên nhiên Bác cũng nhìn vào sự sống và con người với cái nhìn trìu mến đầy trân trọng, thương yêu và lạc quan. Đó cũng là chất thép trong thơ Bác.
 Bài: Lai Tân 
 1.Ba câu đầu : bút pháp tự sự nói về hành vi thường thấy của ba viên quan
–Ban trưởng nhà lao, một chức vụ quan trọng trong ban quản lý nhà lao lại chuyên đánh bạc- (Đánh bạc là phạm pháp phải vào tù) 
 ->Thật phi lí -> chứng tỏ quan chức chính quyền TưởngG.Thạch đồi bại, trắng trợn vi phạm pháp luật ->pháp luật dưới chế độTưởng Giới Thạch là giả dối
- Cảnh trưởng : giải người , kiếm ăn quanh -> hành động ăn hối lộ,chấn lột, ăn chặn của tù nhân là hành động bẩn thỉu , tàn nhẫn , phạm pháp đáng lên án
Nguyên tác:Tham thôn:nuốt tham-Tù nhân là những kẻ khốn cùng nhưng Cảnh trưởng vẫn “không tha” : Thủ pháp châm biếm kín đáo hơn 
- Huyện trưởng :“Chong đèn huyện trưởng làm công việc” -> có 2 cách hiểu :
 + Cách hiểu 1: chăm chỉ làm việc -> ý mỉa mai kín đáo
 + Cách hiểu 2 :
Chong đèn hút thuốc phiện - > tố cáo sự đồi bại, vô trách nhiệm của huyện trưởng.
Cả ba câu nói đến toàn bộ bọn quan lại ở nhà tù Lai Tân rất thối nát, hoàn toàn vô trách nhiệm
Chú ý: Từ Thiên thiên( ngày ngày) -_ thường xuyên xẩy ra. Tham thôn->tham lam 
- Câu cuối : Trời đất Lai Tân vẫn thái bình =>Từ thái bình chính là "nhãn tự" của bài thơ cái cười mỉa mai, kín đáo => " Một chữa thái bình mà thâu tóm lại bao nhiêu việc trên vốn là muôn thuở của xã hội Trung Quốc của giai cấp thống trị . Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình " dối trá nhưng thực sự là "đại loạn bên trong"( Hoàng Trung Thông) 
Tóm lại : 
- Nội dung: Tố cáo bản chất đồi bại , tham nhũng của bọn quan lại thời TGT.
- Nghệ thuật : Sử dụng bút pháp hiện thực kết hợp với trào phúng -> đặc sắc.
Đọc thêm : Giải đi sớm 
GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu hai khổ thơ trong bài thơ 
Khổ 1: Cảnh đêm đông giá rét và người tù bị giải
Khổ 2: Cảnh bình minh đầm ấm - và hình ảnh chinh nhân trở thành thi nhân 
 e. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học thuộc lòng bài thơ - nêu cảm nhận được về bài thơ
- Chuẩn bị bài mới Tiếng Việt 
 g. tài liệu tham khảo : 
 Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh - Nguyễn Đăng Mạnh 
 Bác Hồ Làm thơ và thơ của Bác 
 h. Phần bổ sung kiến thức :

Tài liệu đính kèm:

  • docT94 Mo + Lai tan ...doc