Giáo án Ngữ văn 10 tiết 45: Đọc - Hiểu văn bản văn học

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 45: Đọc - Hiểu văn bản văn học

Tiết 45

 Ngày dạy:

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1- Hiểu được mục đích yêu cầu đọc – hiểu VBVH

2- Nắm được các bước đọc – hiểu VBVH, có thói quen đọc - hiểu VBVH

3- Biết vận dụng kiến thức vào đọc – hiểu VBVH

B/.CHUẨN BỊ:

· GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

· HS: SGK, k/thức c/bản về đọc – hiểu VBVH

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

 Tâm trạng của XV được thể hiện qua những câu hát ntn ?

- H trả lời như mục 2, phần b

 Theo em nhân vật XV có đáng thương không ? Vì sao ?

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5048Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 45: Đọc - Hiểu văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45
 Ngày dạy:
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
Hiểu được mục đích yêu cầu đọc – hiểu VBVH
Nắm được các bước đọc – hiểu VBVH, có thói quen đọc - hiểu VBVH
Biết vận dụng kiến thức vào đọc – hiểu VBVH
B/.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
HS: SGK, k/thức c/bản về đọc – hiểu VBVH
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề k/hợp với các h/thức trao đổi th/luận, trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Oån định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
F Tâm trạng của XV được thể hiện qua những câu hát ntn ?
- H trả lời như mục 2, phần b
F Theo em nhân vật XV có đáng thương không ? Vì sao ?
- H trả lời như mục 2, phần c
F Hãy trình bày nghệ thuật diễn tả tâm trạng của XV ?
- H trả lời như mục 2, phần d
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
H đọc hiểu mục I SGK/ 134.
- Vì sao phải đọc – hiểu VBVH ?
- Muốn đọc – hiểu VBVH thì phải làm gì ?
- Mục đích của việc đọc – hiểu VBVH ?
- Muốn đạt được mục đích ấy, người đọc phải tuân thủ yêu cầu nào ?
H đọc hiểu mục II SGK/ 135.
- Đọc – hiểu VBVH phải trải qua các bước nào ?
- Vì sao khi đọc văn bản văn học trước tiên phải đọc – hiểu văn bản ngôn từ ?
- Yêu cầu của việc đọc – hiểu văn bản ngôn từ ? Cho thí dụ ?
H làm việc cá nhân sau đó cử H trung bình trình bày.
- Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật đòi hỏi những gì ?
- Phân tích các yêu cầu bằng ví dụ cụ thể ?
- Vì sao phải đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả ?
- Tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện qua những gì trong tác phẩm ?
- Làm thế nào để hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả ? Thử xác định tư tưởng tình cảm của tác giả dân gian đối với nhân vật XV ?
- Vì sao đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm VBVH là một việc sáng tạo ?
- Hiểu thế nào là thưởng thức văn học ?
4/.Củng cố và luyện tập
BT1: Từ các nội dung đã học , hãy khái quát thành các mức độ của yêu cầu đọc – hiểu ?
H thực hành cá nhân
BT2: Qua bài học về truyện Tấm Cám, hãy chứng minh bốn mực độ của yêu cầu đọc – hiểu là tương ứng với bốn lớp cấu trúc nghĩa của VBVH.
H thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày
I/. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỌC – HIỂU VBVH:
1/. Sự cần thiết của đọc – hiểu VBVH:
a) VBVH có nhiều tầng lớp ý nghĩa, ngôn ngữ đa dạng và phức tạp. Nếu không có trình độ nghe – đọc thì sẽ hiểu sai lệch hoặc không hiểu gì đối với tác phẩm văn học.
b) Muốn đọc – hiểu để thưởng thức các văn bản nghệ thuật thì phải học đọc, biết cách đọc.
2/. Mục đích yêu cầu đọc – hiểu VBVH:
a) Mục đích:
- Để hiểu, để thưởng thức, tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của VBVH:
- Giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác giả và những người đọc trước.
- Để bày tỏ tình cảm thái độ của mình với VBVH.
b) Yêu cầu:
- Phải trải qua các mức độ đọc - hiểu:
+ Hiểu văn bản ngôn từ
+ Hiểu ý nghĩa hình tượng
+ Hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả
- Phải hình thành kỹ năng đọc – hiểu VBVH bằng cách:
+ Đọc nhiều tác phẩm văn học 
+ Tra cứu, học hỏi, suy ngẫm, tưởng tượng.
+ Tạo thói quen phân tích và thưởng thức văn học.
II/. CÁC BƯỚC ĐỌC – HIỂU VBVH:
1/ Đọc – hiểu văn bản ngôn từ:
a) Khi đọc VBVH trước tiên phải đọc hiểu văn bản ngôn từ vì yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc với văn bản là ngôn từ.
b) Yêu cầu: 
b1) Tạo ấn tượng toàn vẹn về VBVH bằng cách:
- Đọc toàn bộ văn bản từ đầu đến cuối hiểu được từ khó, từ lạ, điển cố điển tích.
- Đối với mỗi thể loại có cách đọc – hiểu khác nhau
TD:Thơ: học thuộc lòng
 Truyện: nắm được cốt truyện từ đầu đến cuối
b2) Đọc kỹ để nắm được cách diễn đạt, mạch văn và phát hiện ra chất văn của VBVH.
2/. Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật: 
a) Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng để cụ thể hóa những điều ngôn từ đã biểu đạt, tức là hiểu sâu vào tầng ý nghĩa bên trong ngôn từ.
TD: Khi đọc truyện Kiều của ND, ta tiếp xúc trước hết với các từ ngữ, Chỉ có nhờ trí tưởng tượng, lớp vỏ từ ngữ này mới tự lột xác để trở thành một thế giới sinh động trong lòng bạn đọc.
b) Phát hiện những mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong hình tượng
TD: Mâu thuẫn của Pnêlôp, của RaMa, của bạn bè; mâu thuẫn trong tâm trạng XV.
3/. Đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả trong VBVH:
a) Phải đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả vì tư tưởng, tình cảm của tác giả là linh hồn của tác phẩm văn học.
b) Tư tưởng tình cảm của tác giả thể hiện qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật
c) Sau khi đọc – hiểu ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, người đọc phải tự khái quát lại và rút ra những điều sâu xa hơn, ở mức cao hơn.
TD: Tư tưởng tình cảm của tác giả dân gian đối với XV là sự cảm thông, thương sót cho số phận của nàng, đồng thời phê phán đối với hành động nhẹ dạ của người phụ nữ ấy
d) Đọc – hiểu tư tưởng tình cảm VBVH là một việc sáng tạo vì ngoài những yếu tố đã có như ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, người đọc suy nghĩ liên tưởng để khái quát thành những điều cao hơn, sâu hơn.
4/. Đọc – hiểu và thưởng thức văn học:
- Thưởng thức văn học là đỉnh cao của đọc – hiểu tác phẩm văn học vì:
+ Mọi sự hiểu đều là tự mình hiểu
+ Người đọc sung sướng khi nhận ra tư tưởng của tác phẩm, sự thống nhất toàn vẹn của văn bản xung quanh tư tưởng ấy, cảm nhận được vẻ đẹp hài hòa của văn bản. Vì vậy, ta hiểu một cách khái quát về thưởng thức văn học
+ Trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lý đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của tác giả, vừa giữ lại ấn tượng sâu đậm với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm.
III/. LUYỆN TẬP:
BT1: Các mức độ của yêu cầu đọc – hiểu
- Đọc – hiểu ngôn từ văn bản
- Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật
- Đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả trong VBVH
- Đọc – hiểu và thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng tác phẩm 
BT2: Chứng minh bốn mức độ
- Mức độ 1: Đọc – hiểu ngôn từ văn bản: tương ứng với lớp ý nghĩa của ngôn từ trong văn bản TC. TD: Tấm là gì, Cám là gì ? Chim vàng anh là thế nào ?
- Mức độ 2: Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật: tương ứng với lớp nghĩa hình tượng. Các từ ngữ liên kết với nhau, phản ánh cuộc sống mới, tạo ra hình tượng. TD: Hình tượng cô Tấm, cô Cám, mụ dì ghẻ, ông vua., cho đến toàn bộ câu chuyện giữa các nhân vật – đó là lớp nghĩa hình tượng.
- Mức độ 3: Đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả: tương ứng với lớp nghĩa sâu nhất: chủ đề tư tưởng và cảm xúc của tác giả. TD: Truyện TC bênh vực những con người chăm chỉ, chịu thương chịu khó, cho thấy ước mơ cái thiện thắng cái ác.
- Mức độ 4: Thưởng thức: tương ứng với lớp nghĩa tinh tế – bản chất cuộc sống, tài năng và phong cách của nhà văn. 
TD: Truyện TC chứa đựng biết bao kinh nghiệm cuộc sống, đúc rút bao nhiêu bài học cho cách đối nhân xử thế; phản ánh phong cách của người bình dân, nét đẹp trong tâm hồn người bình dân trong thời phong kiến nhưng cũng là nét đẹp đại diện cho tâm hồn VN trong truyền thống.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà:
- Học bài. Soạn bài Đọc tích lũy kiến thức
+ Vai trò của việc đọc tích lũy kiến thức ?
+ Phương pháp đọc tích lũy kiến thức ntn ?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:
- Gợi mở bằng nhiều TPVH đã học để H nắm bài tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDochieu van ban van hoc.doc