Bài kiểm tra 1 tiết - Môn: Hóa học 12 - Đề 123

Bài kiểm tra 1 tiết - Môn: Hóa học 12 - Đề 123

Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lý của este ?

A. Este thường nặng hơn nước, không hoà tan được chất béo.

B. Este thường nặng hơn nước, hoà tan được nhiều loại hợp chất hữu cơ.

C. Este thường nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước.

D. Este thường nhẹ hơn nước, ít tan hoặc không tan trong nước.

Câu 2: Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo :

A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.

C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.

D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 3: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

A. tristearin. B. stearic. C. triolein. D. tripanmitin.

Câu 4:Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được

 A.tơ capron B. Tơ nilon-6,6 C. Thuốc súng không khói D. tơ enang

Câu 5:Hai chất đồng phân của nhau là:

 A. saccarozơ và glucozơ. B. fructozơ và xenlulozơ.

 C. tinh bột và xenlulozơ. D. fructozơ và glucozơ.

 

docx 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết - Môn: Hóa học 12 - Đề 123", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT 
Môn: HÓA HỌC 12CB
Thời gian làm bài: 45 phút; 
 Họ, tên thí sinh:.....................................................................
 Lớp:.
123
(Không được sử dụng tài liệu)
Điểm
Nhận xét của thầy cô giáo
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (9 điểm)
Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lý của este ?
A. Este thường nặng hơn nước, không hoà tan được chất béo.
B. Este thường nặng hơn nước, hoà tan được nhiều loại hợp chất hữu cơ.
C. Este thường nhẹ hơn nước, tan nhiều trong nước.
D. Este thường nhẹ hơn nước, ít tan hoặc không tan trong nước.
Câu 2: Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo :
A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.
C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu 3: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:
A. tristearin.	B. stearic.	C. triolein.	 D. tripanmitin.
Câu 4:Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được
 A.tơ capron 	 B. Tơ nilon-6,6	 C. Thuốc súng không khói D. tơ enang
Câu 5:Hai chất đồng phân của nhau là:
 A. saccarozơ và glucozơ.	 B. fructozơ và xenlulozơ.
 C. tinh bột và xenlulozơ.	 	 D. fructozơ và glucozơ. 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
 A. Pứ este hoá là pứ hoàn toàn.
 B. Pứ giữa axit và ancol là pứ thuận nghịch.
 C. Khi thủy phân este no, mạch hở trong môi trường kiềm sẽ cho muối và ancol.
 D. Khi thủy phân este no, mạch hở trong môi trường axit sẽ cho axit và ancol.
Câu 7: Dãy các chất sau được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần: 
 A. CH3COOC2H5 , CH3CH2CH2OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. 
 C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.
Câu 8: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:
 A. 6.	B. 5.	C. 3.	 D. 4.
Câu 9: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình nào sau đây ?
 A. cô cạn ở nhiệt độ cao.	B. làm lạnh.
 C. xà phòng hoá.	D. hiđro hoá (Ni, t°).
Câu 10:Để phân biệt glucozơ và fructozơ, ta có thể dùng thuốc thử:
 A. dd AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/NaOH C. dd Br2	 	 D. dd I2 
Câu 11: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.	B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.	D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t°.
Câu 12: Nhận xét sai khi so sánh tinh bột và xenlulozơ là:
A. Cả hai đều là hợp chất cao phân tử thiên.
B. Chúng đều có trong tế bào thực vật.
C. Cả hai đều không tan trong nước.
D. Chúng đều là những polime có mạch không phân nhánh.
Câu 13: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3.	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOCH3.	D. HCOOCH3.
Câu 14: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là:
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 15: Cho 60g axit axetic tác dụng với 23g ancol etylic có mặt H2SO4 đặc. Khối lượng este thu được khi hiệu suất phản ứng 60% là: 
 A. 26,4g	 B. 27,4g	 C. 28,4g	 D. 30,4g
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol nước. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 6,8 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. HCOOC2H3.	D. HCOOC2H5.
Câu 17: Khi nghiên cứu cacbohiđrat X, ta nhận thấy:
- X không tráng bạc, có một đồng phân.
- X thuỷ phân trong nước được hai sản phẩm.
X là
A. Fructozơ.	B. Tinh bột.	C. Saccarozơ.	D. Mantozơ.
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là:
 A. ancol etylic, anđehit axetic.	B. glucozơ, ancol etylic.
 C. mantozơ, glucozơ.	D. glucozơ, etyl axetat.
Câu 19: Lượng mùn cưa (chứa 60% xenlulozơ) cần để sản xuất 1 tấn C2H5OH, biết H của cả quá trình là 70% là?	
 A. 5,032 tấn 	 B. 2,145 tấn	 C.1,675 tấn 	 D. 4,193 tấn 
Câu 20: Thể tích dd HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5g/ml) cần dùng để tác dụng với Xen tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %): 
A. 49 lít.	B. 55 lít.	C. 70 lít.	D. 81 lít.
Câu 21: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử:
A. Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc.	B. Dung dịch iot và phản ứng với Na.
C. Dung dịch axit.	D. Phản ứng với Na.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là:
A. HCOOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. C2H5COOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu 23: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3 (dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ 2 được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có % khối lượng mỗi chất là bao nhiêu?
 A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột	 B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột 
 C. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột 	 D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột 
Câu 24: Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thuỷ phân 34,2 gam saccarozơ rồi tiến hành phản ứng tráng bạc. Tính lượng Ag tạo thành sau phản ứng, biết hiệu suất mỗi quá trình là 80% ?
A. 43,90.	B. 56,34.	C. 27,648.	D. 54,40.
Câu 25: Đốt cháy este no, đơn chức X phải dùng 0,35 mol O2, thu được 0,3 mol CO2. CTPT của X là:
A. C4H8O2.	B. C5H10O2.	C. C2H4O2.	D. C3H6O2.
Câu 26: Một hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < MY). Đun nóng 12,5 gam hỗn hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no B, đơn chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6 gam B thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam 
H2O. Phần trăm khối lượng của X, Y trong hỗn hợp A lần lượt là:
A. 59,2%; 40,8%. B. 50,0%; 50,0%. C. 40,8%; 59,2%. D. 66,67%; 33,33%
Câu 27: Khối lượng của TB cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 460 là (biết hiệu suất của quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml) 
 A. 4,5kg.	 B. 5,4kg.	 C. 5,0kg.	 D. 6,0 kg.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1 điểm)
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được 15,7 gam hỗn hợp 2 muối là đồng đẳng kế tiếp và 9,9 gam hai ancol. Xác định CTPT, CTCT của hai este ?
ĐÁP ÁN
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ.án
D
B
C
C
D
A
B
A
D
C
C
D
B
B
A
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Đ.án
D
C
B
D
C
A
B
D
C
D
A
A
II/ PHẦN TỰ LUẬN: 
	 ; CTPT của 2este là .
Tìm được CTPT của 2 muối : HCOONa; CH3COONa (0,5 điểm)
Viết được CTPT, CTCT của 2 este: HCOOC3H7; CH3COOC2H5 (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_1_tiet_mon_hoa_hoc_12_de_123.docx