Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 27

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 27

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:Ôn lại các nội dung

 - Biểu thức và nội dung Định luật Culông,

 2. Kỹ năng:

 - Vận dụng công thức của Định luật Culông để giải bài tập, vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

 - Áp dụng các phép tổng hơp vectơ để giải các bài tập có từ 2 lực tác dụng lên một điện tích điểm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập

2. Học sinh: Xem lại kiến thức về vectơ, tổng các vectơ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Nội dung bài dạy:

 

doc 27 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Tiết 1 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG I: 
Tiết 1 7/9/07 ĐỊNH LUẬT CULÔNG VÀ THUYẾT ELECTRON
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:Ôn lại các nội dung
	- Biểu thức và nội dung Định luật Culông, 
 	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức của Định luật Culông để giải bài tập, vận dụng thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
 - Áp dụng các phép tổng hơp vectơ để giải các bài tập có từ 2 lực tác dụng lên một điện tích điểm.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập
Học sinh: Xem lại kiến thức về vectơ, tổng các vectơ, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1: Chuẩn bị lí thuyết Nhắc lại các yếu tố của vectơ lực điện . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Gọi HS trình bày các yếu tố của vectơ lực điện, phép tổng hợp hai vectơ 
- Nhắc lại các yếu tố của vectơ lực điện 
Hoạt động 2 : Bài tập 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Trong chân không đặt lần lược 3 điện tích điểm q1=q2=-q3= 4.10-8 C tại 3 điểm A,B,C thẳng hàng AB=4 cm, BC=6cm .
a/ Tính độ lớn của lực điện tác dụng lên q2
b/ Tìm vectơ lực điện tác dụng lên q1
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích lực, vẽ lực tổng hợp
- Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 3 :Bài tập 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Có 3 điện tích điểm q1=q2= -q3= 5.10-6 C đặt lần lược tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC có cạnh 6 cm, biết e = 4 .
a/ Tìm lực điện tác dụng lên q2
b/ Tìm lực điện tác dụng lên q3
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích lực, vẽ lực tổng hợp - Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được 
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
- Cho hai điện tích điểm q1=-9q2 đặt tại MvàN cố định cách nhau 8 cm . Tìm vị trí đặt q0 để nó nằm cân bằng.
- Ghi chép và thực hiện 
Tiết 2 : 14/9 ĐIỆN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
 - Ôn lại các khái niệm và các công thức liên quan đến điện trường, vectơ cường độ điện trường.
 	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức của của bài điện trường để giải bài tập 
 - Áp dụng các phép tổng hơp vectơ để giải các bài tập có nhiều vectơ cường độ điện trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập về điện trường.
2. Học sinh : Xem lại kiến thức về điện trường ,tổng hợp vectơ. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Ghi và giải thích công thức tính cường độ điện trường tại một điểm do điện tích q gây ra. Nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.
 3. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1 : Bài tập 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Trong không khí, đặt lần lược 2 điện tích điểm q1=-q2= 2.10-8 C tại 1điểm A,B với AB=4 cm, 
a/ Tìm cường độ điện trường tại O là trung điểm AB.
b/ Tìm cường độ điện trường tại H, H cách A 2 cm, cách B 6 cm. 
c/ Tìm lực điện tác dụng lên q0 = q1 đặt tại H
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích , 
- Tính toán, kết luận
- Đối chiếu K quả với các HS khác
- Nhận xét kq tìm được
 Lưu ý: sử dụng công thức F = q E
Hoạt động 2 :Bài tập 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Có 3 điện tích điểm q1=q2= -q3= 5.10-8 C đặt lần lược tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC có cạnh 6 cm, biết e = 4 .
a/ Tìm cường độ điện trường tại B 
b/ Tìm lực điện tác dụng lên q2
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích 
- Tính toán, 
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được 
- Tìm cách giải khác
Hoạt động 3: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Bài 3: Cho hai điện tích điểm q1=-9q2 đặt tại MvàN cố định cách nhau 8 cm . Tìm vị trí để cường độ điện trường tại đó bằng không .
Bài 4: Có 4 điện tích điểm q1=q2= q3= q4 =4.10-7 C đặt lần lược tại 4 đỉnh của một hình vuông ABCD có cạnh 5 cm, biết e = 2 .
a/ Tìm cường độ điện trường tại D 
b/ Tìm cường độ điện trường tại O là tâm của hình vuông 
 c/ Tìm cường độ điện trường tại O khi q1,q2 khác dấu q3,q4 . 
Ghi chép và thực hiện 
Tiết 3 : 21/9/07 	CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN TRƯỜNG - ĐIỆN THẾ- HIỆU ĐIỆN THẾ
 I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:Ôn lại các nội dung
	- Công của lực điện trường, điện thế , hiệu điện thế
 	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức của công ,điện thế, hiệu điện thế để giải các bài tập có liên quan. 
 - Phân tích chuyển động của điện tích trong điện trường. 
 II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập
Học sinh: Xem lại kiến thức về công của lực, lực thế . Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế. Phép phân tích lực. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1: Chuẩn bị lí thuyết Nhắc lại tính chất lực thế, phép phân tích lực, tính chất chuyển động của điện tích trong điện trường đều . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Gọi HS trình bày lần lược các tính chất nêu trên
- Nhắc lại công thức liên hệ giữa cđ đ t và hiệu điện thế
- Nhắc lại tính chất lực thế, phép phân tích lực, tính chất chuyển động của điện tích trong điện trường đều.
- Ghi công thức liên hệ E và U
Hoạt động 2 : Bài tập 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Hai tấm kim loại phẳng đặt cách nhau d , hiệu điện thế U một e bắt đầu từ bản âm bay dọc theo đường sức về bản dương, bỏ qua tác dụng của trọng lực:
a/ Viết biểu thức tính gia tốc và vận tốc của e khi đập vào bản dương.
b/ Thay số U= 50 V
c/ Tính công của lực điện tác dụng lên e.
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích lực, ch động e.
- Viết các biểu thức gia tốc, liên hệ a,v,d, tính công 
- Tính toán, kết luận
-Đối chiếu các K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 3 :Bài tập 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
 - Trong điện trường đều có cường độ 5000 V/m, một tam giác vuông ABC , vuông tại B, có chiều từ A-B trùng với chiều đường sức, AB = 4 cm. Một hạt bụi có điện tích dương gấp 100 lần điện tích e bắt đầu bay từ bản dương sang âm đến điểm C. Tính công của lực điện tác dụng lên hạt bụi (bỏ qua tác dụng của trọng lực). Nếu hạt bụi đi theo cung tròn có bán kính BA, tâm B, đến điểm C thì công của lực điện thay đổi thế nào?
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích hiện tượng
- Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được 
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Electron-Vôn là một đơn vị đo năng lượng, nó bằng công của một e thực hiện trên quãng đường có hiệu điện thế 1 vôn . Tính 1MeV = ? Jun
- Ghi chép và thực hiện 
Tiết 4: 28/9/07 BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT CULÔNG VÀ ĐIỆN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:Ôn lại các dạng bài tập nâng cao liên quan đến định luật Culông, điện trường, công của lực điện trường 
 	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức của Định luật Culông, tính cường độ điện trường, công của lực điện trường để giải bài tập ở mức khó.
 - Rèn luyện kỹ năng trả lời trắc nghiệm cho HS
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập
 2. Học sinh: Xem lại kiến thức về lực Culông, điện trường, công của lực điện trường. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1: bài tập 1:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
-Cho hai điện tích điểm q1=-9q2=4.10-8 C tại A và B cách nhau 6cm trong môi trường có e = 4.
a/ Tính cường độ điện trường tại O, O là trung điểm của AB.
b/ Tìm vị trí để cường độ điện trường bằng không.
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích 
- Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 2 : Bài tập 2
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Trong chân không đặt lần lược 3 điện tích điểm q1=q2=-q3= 4 nC tại 3 điểm A,B,C , ABC là tam giác đều có cạnh 6cm, e = 2.
a/ Tính cường độ điện trường tại C.
b/ Tìm vectơ lực điện tác dụng lên q3.
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích , tìm vectơ tổng hợp
- Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 3 :Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
 Hai tấm kim loại cách nhau 6 cm đặt song song với mặt đất, tích điện tới hiệu điện thế 10V. Một hạt bụi có khối lượng gấp 1triệu e, điện tích gấp 1 tỉ e. Bắn một e có vận tốc ban đầu 1km/s theo phương song song với mặt đất và sát mép trong của bản âm. Hỏi e có lọt ra khỏi vùng có điện trường không? Biết tấm K loại dài 4 cm, g=10 m/s2.Tấm tích điện dương nằm phía trên.
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích lực, tìm gia tốc, - Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được 
- So sánh với trường hợp bỏ qua tác dụng của trọng lực.
Tiết 5 : 6/10/07 BÀI TẬP TỤ ĐIỆN – NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Ôn lại các nội dung
	- Các công thức của tụ điện và năng lượng điện trường.
 	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức của tụ điện để giải bài tập, vận dụng kiến thức của tụ điện để giải thích các thông số trên tụ điện .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập
Học sinh: Xem lại kiến thức liên hệ U và E
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1: Chuẩn bị lí thuyết Nhắc lại công thức tính điện dung, điện dung của tụ điện phẳng, ghép tụ điện và năng lượng điện trường.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Gọi HS trình bày 
- Lên bảng ghi và giải thích các đại lượng trong công thức.
Hoạt động 2 : Bài tập 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Một tụ điện phẳng gồm 2 bản giống nhau , có đường kính 4 dm, cách nhau 4mm trong không khí.Nối vào U=12V.
a/ Tính điện dung , tính Q 
b/ Ngắt tụ ra khỏi nguồn và dưa 2 bản ra xa 6mm thì U’=?
-Đọc và tóm tắt đề
-Vẽ hình và phân tích hiện tượng,
- Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 3 :Bài tập 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Một bộ tụ điện (C1 nt C2)//C3, C1=2C2=12µF =C3, 
đặt vào hiệu điện thế U= 12V.
a/ Tìm Cb
b/ Q và U mỗi tụ
c/ Năng lượng bộ tụ
-Đọc và tóm tắt đề
-Tính toán, kết luận
-Đối chiếu K quả với các HS khác
-Nhận xét kq tìm được
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Giống bài tập 2 , nhưng cho Q2=6µC.
a/ U hai đầu bộ tụ điện
b/ Năng lượng mỗi tụ
- Ghi và thực hiện
Tiết 6 : 13/10/07 BÀI TẬP GHÉP TỤ ĐIỆN – NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Ôn lại các nội dung
	- Các công thức ghép tụ điện và năng lượng điện trường.
 	2. Kỹ năng:
	- Vận dụng công thức của tụ điện để giải bài tập, vận dụng kiến thức của tụ điện để giải thích các thông số trên tụ điện .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập
Học sinh: Xem lại kiến thức về tụ điện và ghép tụ điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1: Bài tập 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
-Một tụ điện phẳng tích điện Q, ở HĐT U, sau đó đưa vào môi trường có hằng số điện môi gấp 4 lần ban đầu. Hỏi Điện dung và năng lượng tụ điện thay đổi thế nào?
- Đọc và tóm tắt đề
- Giải thích  ... dụng lực từ 10-4N. Tính I1 và 4I2, 
- Nghe và thực hiện 
********* 
Tiết 23 : BÀI TẬP VỀ LỰC LORENXƠ, KHUNG DÂY ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Ôn lại các nội dung kiến thức về lực Lorenxơ, khung dây dặt trong từ trường.
 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để các bài tập liên quan đến lực Lorenxơ, khung dây dặt trong từ trường .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi và bài tập 
2.Học sinh: Xem lại kiến thức về lực Lorenxơ, Mômen lực từ .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1 : Nhắc lại lí thuyết , nêu các công thức đã liên quan:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại các công về lực Lorenxơ, Mômen lực từ tác dụng lên khung dây đặt trong từ trường
- Nghe và thực hiện 
Hoạt động 2 :Bài tập 4/161
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 2/157
-HS đọc kỹ đề
- tóm tắc 
- Nêu hướng giải 
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 3 :Bài tập 3/165: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 3/157
-HS đọc kỹ đề, tóm tắc 
- Nêu hướng giải 
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Một khung dây có các cạnh 4 dm X 6 dm có 50 vòng dây, có thể quay quanh một trục nằm trong mp chứa khung dây, cảm ứng từ B= 0,2T, có phương song song với cạnh 4 dm.
a/ cm Mômen lực từ tác dụng lên khung với mọi trục quay nằm trong mp khung dây dều có cùng một giá trị.
b/ Áp dụng với I = 5 A.
- Nghe và thực hiện 
********* 
Tiết 24: CHỮA BÀI TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT ( Lần 2 )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: -Kiểm tra lại nhận thức và khả năng vận dụng lí thuyết đã học của HS về chương 4. 	
 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức , lí thuyết đã học vào để giải các bt.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Chấm bài KT
2.Học sinh: Xem lại kiến thức chương 3,4.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Chữa Bài Kiểm tra	
Hoạt động 1: Công bố đáp án KT 45 phút
Đáp án Kiểm tra 45 phút lần 1 Lí 11 NC
Hoạt động 2 : Giải đề số 01,02,03,04
Hoạt động 3: Giải đáp các thắc mắc của HS xung quanh đề kiểm tra. 
************************** 
Tiết 25: BÀI TẬP VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ, SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Ôn lại các nội dung kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng.
 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để các bài tập liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng. .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi và bài tập 
2.Học sinh: Xem lại kiến thức về cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1 : Nhắc lại lí thuyết , nêu các công thức đã liên quan:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm, biểu thức từ thông, định luật Lenxơ và Faraday.
- Nghe và thực hiện 
Hoạt động 2 :Bài tập cách xác định chiều dòng điện cảm ứng theo ĐL Lenxơ 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
- Cho các hình vẽ, 
- Yêu cầu HS chỉ ra chiều d đ cảm ứng khi có từ thông biến thiên qua khung dây.
-HS đọc kỹ đề
- Nêu hướng giải quyết
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 3 :Bài tập 4/188: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 4/188
-HS đọc kỹ đề, tóm tắt 
- Nêu hướng giải 
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Một khung dây có các cạnh 3 dm X 4 dm có 20 vòng dây, có thể quay quanh một trục nằm trong mp chứa khung dây, cảm ứng từ B= 0,2T, có phương hợp với khung dây 300. cho B biến thiên đều đến 0 trong thời gian 10 ms.
a/ tìm suất đện động cảm ứng.
b/ Chỉ chiều và độ lớn của Ic.
- Nghe và thực hiện 
********* 
Tiết 26: BÀI TẬP VỀ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG 
TRONG ĐOẠN DÂY DẪN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Ôn lại các nội dung kiến thức về suất điện động cảm ứng xuất hiện khi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường. 
 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để các bài tập liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường. .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi và bài tập 
2.Học sinh: Xem lại kiến thức về cảm ứng điện từ, biểu thức suất điện động cảm ứng, quy tắc bàn tay phải .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1 : Nhắc lại lí thuyết, nêu các công thức :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc bàn tay phải , công thức xá định suất điện động cảm ứng của đoạn dây ch động trong từ trường.
- Nghe , lên trình bày.
-Các HS khác góp ý bổ sung.
Hoạt động 2 :Bài tập xác định chiều dòng điện cảm ứng trong thanh ch động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
- Cho các hình vẽ, 
- Yêu cầu HS chỉ ra chiều d đ cảm ứng khi thanh kl chuyển động cắt các đường ảm ứng từ.
-HS đọc kỹ đề. Xem H vẽ
- Nêu hướng giải quyết
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 3 :Bài tập 3/193: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 3/193 SGK
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề 3/193 SGK , tóm tắt 
- Nêu phương án giải
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 4 :Bài tập 4/193: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 3/193 SGK
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề 4/193 SGK , tóm tắt 
- Nêu phương án giải, các HS thảo luận
chọn HS lên trình bày kết quả.
- Các HS khác theo giỏi, nhận xét.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-BT : Từ hình 39.1/190 thay điện kế bằng một điện trở 5 W, B= 0,12T hợp với mp khung 300, thanh MN= 60 cm, v= 54 km/h.
a/Tìm e của thanh
b/ r của thanh 1W, tìm chiều và độ lớn của Ic.
- Nghe và thực hiện 
********* 
Tiết 27: BÀI TẬP VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Ôn lại các nội dung kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ.
 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để các bài tập liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường. .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi và bài tập 
2.Học sinh: Xem lại kiến thức về cảm ứng điện từ, biểu thức suất điện động cảm ứng, quy tắc bàn tay phải, tốc độ góc , đl Lenxơ .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1 : Nhắc lại lí thuyết, nêu các công thức :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại các công thức xác định hệ số tự cảm, suất điện động tự cảm.
- Nghe , lên trình bày.
-Các HS khác góp ý bổ sung.
Hoạt động 2 :Bài tập suất điện động tự cảm
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 3/199 SGK
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề. 
- Nêu hướng giải quyết
-Trình bày kết quả
Hoạt động 3 :Bài tập 1/202: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 1/202 SGK
- Chú ý công thức tính tốc độ góc, biểu thức tính suất điện động cảm ứng.
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề 1/202 SGK , tóm tắt 
- Nêu phương án giải
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 4 :Bài tập 2/204: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập 2/204 SGK
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề 2/204 SGK , tóm tắt 
- Nêu phương án giải, các HS thảo luận
chọn HS lên trình bày kết quả.
- Các HS khác theo giỏi, nhận xét.
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-BT : Giải bài 3/206 SGK
- Nghe và thực hiện 
**** o0o ****
Tiết 27: BÀI TẬP VỀ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: Ôn lại các nội dung kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
 2.Kỹ năng:Vận dụng kiến thức để các bài tập liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi và bài tập về khúc xạ ánh sáng 
2.Học sinh: Xem lại kiến thức về phản xạ ,khúc xạ as.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1 : Nhắc lại lí thuyết, nêu các công thức :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại hiện tượng và các công thức hiện tượng khúc xạ, phản xạ as.
- GV kết luận vấn đề.
- Nghe , lên trình bày.
-Các HS khác góp ý bổ sung.
Hoạt động 2 :Bài tập 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập sau: Chiếu một tia sáng từ nước sang không khí , nước có n=4/3, k khí n=1. với các góc tới là 300 và 600.
a/ vẽ hình
b/ Xác định góc giữa tia tới và tia khúc xạ hoặc phản xạ
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề. 
- Nêu hướng giải quyết
-Trình bày kết quả
Hoạt động 3 :Bài tập 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập : Một vật dài 2 cm đặt s song với cạnh củamột bản mặt s song cách 4 cm.bản mặt có bề dày 5 cm. 
a/ Xác định tchất, chiều dài ảnh tạo bởi bản mặt ssong.
b/ Khoảng cách vật đến ảnh?
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề 1/202 SGK , tóm tắt 
- Nêu phương án giải
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-BT : Giải bài 5/218 SGK
- Nghe và thực hiện 
*********
Tiết 28: BÀI TẬP VỀ KHÚC XẠ, PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: Ôn lại các nội dung kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần.
 2.Kỹ năng:Vận dụng kiến thức để các bài tập liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các câu hỏi và bài tập về khúc xạ, phản xạ ánh sáng 
2.Học sinh: Xem lại kiến thức về phản xạ ,khúc xạ as.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
 2. Nội dung bài dạy:	
Hoạt động 1 : Nhắc lại lí thuyết:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhắc lại điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần, cho VD .
- GV kết luận vấn đề.
- Nghe , lên trình bày.
-Các HS khác góp ý bổ sung.
Hoạt động 2 :Bài tập 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
BT: Chiếu một tia sáng từ thuỷ tinh sang không khí , nước có n=1,5, k khí n=1. với các góc tới là 600.
a/ vẽ hình
b/ Xác định góc giữa tia tới và tia phản xạ.
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề. 
- Nêu hướng giải quyết
-Trình bày kết quả
Hoạt động 3 :Bài tập 2
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-Yêu cầu HS đọc đề và nêu hướng giải bài tập : Một vật sáng đặt s song với cạnh của một bản mặt s song , bản mặt có bề dày 3 cm. Chiếu tia sáng đơn sắc vào mặt bên với góc tới 450. Xác định khoảng cách giữa tia tới và tia ló qua bản mặt s song.
-GV kết luận vấn đề.
-HS đọc kỹ đề 1/202 SGK , tóm tắt 
- Nêu phương án giải
-Thảo luận nhóm
-Trình bày kết quả
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, bài tập về nhà 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
-BT : Giải bài 3/225 SGK, với R= 5 cm, Với những tia sáng đến mặt AB trong giới hạn nào thì bán cầu cho tia khúc xạ?
- Nghe và thực hiện 
*********
W α µ ∞ p q r s w ~ e d b a j l m F n ± « ¬ ­® ¯ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án 11 co ban.doc