Giáo án Vật lí 11 - Bài 1 đến bài 17

Giáo án Vật lí 11 - Bài 1 đến bài 17

I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện

1. Sự nhiễm điện của các vật

 - Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.

 - Có thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.

2. Điện tích. Điện tích điểm

 - Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.

- Điện tịhs dương (+) và điện tích âm (-)

 - Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét

3. Tương tác điện

 - Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

 - Các điện tích khác dấu thì hút nhau.

II. Định luật cu-lông. Hằng số điện môi

1. Định luật Cu-lông

 Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

 

docx 98 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Bài 1 đến bài 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: ĐIỆN HỌC
Chương 1: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1: ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG 
I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
1. Sự nhiễm điện của các vật
 - Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác. 
 - Có thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.
2. Điện tích. Điện tích điểm
 - Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
- Điện tịhs dương (+) và điện tích âm (-)
 - Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét
3. Tương tác điện
 - Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
 - Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
II. Định luật cu-lông. Hằng số điện môi
1. Định luật Cu-lông
 Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F = k ; k = 9.109 Nm2/C2.
 Đơn vị điện tích là culông (C).
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
 + Điện môi là môi trường cách điện.
 + Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi e lần so với khi đặt nó trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1).
 + Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi: 
 F = k
 + Hằng số điện môi đặc trưng cho tính chất điện của một chất cách điện.
Câu hỏi:
1) Thế nào là điện tích điểm? Tương tác điện là gì ?
2) Phát biểu định luật Cu Lông ? Viết công thức, ghi tên các đại lượng, đơn vị có trong công thức
Trắc nghiệm:
1/ Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
2/ Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.	B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.	D. Điện tích của vật A và C cùng dấu
3/ Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
4/ Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.	B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
5/ Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:
A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N).	B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).
C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).	D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).
6/ Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1,6 (m).	B. r2 = 1,6 (cm).	C. r2 = 1,28 (m).	D. r2 = 1,28 (cm).
7/ Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó
A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 (μC).	B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (μC).
C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (μC).	D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 (μC).
8/ Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là:
A. F = 14,40 (N).	B. F = 17,28 (N).	C. F = 20,36 (N).	D. F = 28,80 (N).
BÀI TẬP
DẠNG 1: TÍNH TOÁN DỰA TRÊN ĐỊNH LUẬT CU LÔNG:
Bài 1. Hai điện tích , đặt cách nhau 20cm trong không khí. Xác định độ lớn và vẽ hình lực tương tác giữa chúng?
Bài 2. Hai điện tích , đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là 0,4N. Xác định khoảng cách AB, vẽ hình lực tương tác đó
Bài 3. Hai điện tích đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là N. Nếu với khoảng cách đó mà đặt trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng là N. 
	a/ Xác định hằng số điện môi của điện môi.
	b/ Để lực tương tác giữa hai điện tích khi đặt trong điện môi bằng lực tương tác khi đặt trong không khí thì phải đặt hai điện tích cách nhau bao nhiêu? Biết trong không khí hai điện tích cách nhau 20cm.
Bài 4. Hai quả cầu nhỏ tích điện có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 5cm trong chân không thì hút nhau bằng một lực 0,9N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.
Bài 5. Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau 10 cm. Lực đẩy giữa chúng là 9.10-5N. 
	a/ Xác định dấu và độ lớn hai điện tích đó.
	b/ Để lực tương các giữa hai điện tích đó tăng 3 lần thì phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai điện tích đó bao nhiêu lần? Vì sao? Xác định khoảng cách giữa hai điện tích lúc đó.
Bài 6. Hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 25cm trong điện môi có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác giữa chúng là 6,48.10-3 N.
	a/ Xác định độ lớn các điện tích.
	b/ Nếu đưa hai điện tích đó ra không khí và vẫn giữ khoảng cách đó thì lực tương tác giữa chúng thay đổi như thế nào? Vì sao?
	c/ Để lực tương tác của hai điện tích đó trong không khí vẫn là 6,48.10-3 N thì phải đặt chúng cách nhau bằng bao nhiêu?
Bài 7. Hai vật nhỏ tích điện đặt cách nhau 50cm, hút nhau bằng một lực 0,18N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 4.10-6C. Tính điện tích mỗi vật?
Bài 8. Điện tích điểm q1 = 6.10-5 C, đặt cách điện tích q2 một đoạn r = 6mm, giữa 2 điện tích trên xuất hiện lực hút tĩnh điện có độ lớn F = 2.10-3 N.
	a.Cho biết điện tích q2 là điện tích dương hay âm? Vì sao?
	b.Tìm độ lớn điện tích của q2 
	c.Nếu lực tương tác giữa 2 điện tích trên tăng 2 lần, hãy cho biết khoảng cách giữa 2 điện tích lúc này?
Bài 9. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau 1 khoảng 5 cm, giữa chúng xuất hiện lực đẩy F = 1,6.10-4 N.
	a.Hãy xác định độ lớn của 2 điện tích điểm trên?
	b.Để lực tương tác giữa chúng là 2,5.10-4N thì khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu?
Bài 10. Hai điện tích điểm như nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4 cm, lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 10-5 N. 
	a. Tìm độ lớn mỗi điện tích.
	b. Tìm khoảng cách giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 2,5. 10-6 N
Bài 11. Hai vật nhỏ đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực F= 1,8 N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 3.10-5 C. Tìm điện tích của mỗi vật.
DẠNG 2: NGUYÊN LÍ CHỒNG CHẤT LỰC ĐIỆN
Bài 1. Hai điện tích điểm đặt tại hai điểm A và B trong chân không, AB = 5cm. Điện tích đặt tại M, MA = 4cm, MB = 3cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên 
Bài 2. Cho hai điện tích điểm đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 5cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên trong hai trường hợp:
a/ đặt tại C, với CA = 2cm; CB = 3cm.
b/ đặt tại D với DA = 2cm; DB = 7cm. 
Bài 3. Trong chân không, cho hai điện tích đặt tại hai điểm A và B cách nhau 10cm. Tại điểm C nằm trên đường trung trực của AB và cách AB 5cm người ta đặt điện tích . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên qo
Bài 4. Cho hai điện tích q1 = 4.10-9C, q2 = -3.10-9C đặt tại A, B trong không khí AB = 6cm. Xác định lực điện tổng hợp lực tác dụng lên điện tích qo = 10-9C tại:
	a. CA = 4cm, CB = 2cm.
	b. CA = 4cm, CB = 10cm.
	c. CA = CB = 5cm.
Bài 5. Hai điện tích điểm q1 = -10-7 C và q2 = 5.10-8 C đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 5 cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-8 C đặt tại điểm C sao cho CA = 3 cm, CB = 4 cm.
Bài 6. Ba điện tích q1=27.10-8C ; q2=64.10-8C ; q3= -10-7C lần lượt đặt tại 3 đỉnh A,B,C của tam giác vuông tại C có AC=30cm ; BC=40cm .Xác định lực tác dụng lên q3 ?
Bài 7. Ba điện tích điểm q1=4.10-8C ; q2= -4.10-8C ; q3=5.10-8C đặt trong không khí tại ba đỉnh A,B,C của một tam giác đều cạnh a=2cm. Xác định vectơ lực tác dụng lên q3? 
DẠNG 3 : CÂN BẰNG ĐIỆN TÍCH
Bài 1. Hai điện tích đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích đặt tại C. Hỏi:
a/ C ở đâu để cân bằng?
b/ Dấu và độ lớn của để cũng cân bằng?
Bài 2. Hai điện tích đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích đặt tại C. Hỏi:
a/ C ở đâu để cân bằng?
b*/ Dấu và độ lớn của để cũng cân bằng?. 
Bài 3. Hai quả cầu nhỏ giống nhau. Có cùng khối lượng m=0,01g tích điện dương q1 = q2 = 10-8C, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện. Do lực đẩy tĩnh điện hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn a = 3cm. Xác định góc lệch của các sợi dây treo so với phương đứng
Bài 4. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính điện tích đã truyền cho quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 5. Hai quả cầu nhỏ có cùng khối lượng m, cùng điện tích q, được treo trong không khí vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây mãnh (khối lượng không đáng kể) cách điện, không co dãn, cùng chiều dài l. Do lực đẩy tĩnh điện chúng cách nhau một khoảng r (r << l).
	a. Tính điện tích của mỗi quả cầu.
	b. Áp dụng số: m = 1,2 g; l = 1 m; r = 6 cm. Lấy g = 10 m/s2
Bài 6. Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi quả có điện tích q và khối lượng m = 10g được treo bởi hai sợi dây cùng chiều dài vào cùng một điểm O. Giữ quả cầu 1 cố định theo phương thẳng đứng, dây treo quả cầu 2 sẽ bị lệch góc so với phương thẳng đứng. Cho . Tìm q?
Bài 2: THUYẾT ELECTRON 
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. Thuyết electron
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
a) Cấu tạo nguyên tử
 - Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. 
 - Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.
 - Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn.
- Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.
b) Điện tích nguyên tố
 Điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là điện tích nguyên tố.
2. Thuyết electron
 + Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguy ... : Nguồn điện có suất điện động E = 8V; điện trở trong r = 1,2 W . Các điện trở mạch ngoài R1 = 1,6 W; R2 = 2 W; R3 = 3 W. Biết Ampe kế có điện trở RA » 0. 
a/ Tính số chỉ của Ampekế và hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R2 và R3.	
b/ Tính công suất của nguồn và công suất mạch ngoài.	
Bài 4 (1,5điểm) Rp
E1, r1
R1
E2, r2
 Cho mạch điện như hình vẽ: 2 nguồn điện mắc nối tiếp có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E 1 = 3 V; r1 = 1 W; E 2 = 6 V; r2 = 2 W; 
 Điện trở R1 = 4 W mắc song song với 
bình điện phân chứa dung dịch Zn(NO3)2
có cực dương bằng Zn , điện trở của bình điện phân là Rp = 12 W. 
Điện trở dây nối không đáng kể.
a/ Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b/ Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và cường độ 
dòng điện qua bình điện phân.
c/ Biết khối lượng Zn bám vào catôt bình điện phân là 0,8g , tính thời gian điện phân. (Zn có A = 65, n = 2) 
ĐỀ 10
Câu 1 (1,5 điểm): Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chỉ có điện trở. 
Câu 2 (1,5 điểm): 
+ Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng dương cực tan. 
+ Khi xảy ra hiện tượng dương cực tan thì cường độ dòng điện qua bình điện phân có tuân theo định luật Ohm không? 
Câu 3 (2 điểm): Tại sao ở điều kiện bình thường chất khí là chất điện môi? Muốn cho chất khí dẫn điện, người ta thực hiện bằng cách nào? Nêu bản chất dòng điện trong chất khí. 
Câu 4 (3 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Biết: Nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong r = 1 Ω; R1 = 8Ω, R3 = R4 = 4Ω; R2 là bình điện phân dung dịch CuSO4 có dương cực bằng đồng và R2 = 6 Ω; Đồng có khối lượng mol là A = 64 (g/mol) và có hóa trị là n = 2. Bỏ qua điện trở của dây nối. Tìm:
a. Cường độ dòng điện trong mạch chính; 
b. Khối lượng đồng thu được ở Catốt trong thời gian điện phân 16 phút 5 giây; 
c. Công suất tiêu thụ của mạch ngoài và hiệu suất của nguồn điện.
Câu 5 (1 điểm): Một nguồn điện có suất điện động E = 6 V, điện trở trong r = 1Ω cung cấp cho mạch ngoài gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với R2 là bóng đèn loại (3V - 3W) thì đèn sáng bình thường. Tính R1 và công suất tỏa nhiệt trên R1. 
Câu 6 (1 điểm): Có một số nguồn điện giống nhau có suất điện động E0 = 6 V và điện trở trong r0 = 2 Ω. Hỏi cần phải mắc nối tiếp bao nhiêu nguồn để thắp sáng bình thường một bóng đèn loại (40V - 20W)? 
Đề 11
Câu 1: ( 1,5đ) Nêu nội dung định luật Couloumb? Viết biểu thức, nêu rõ kí hiệu và đơn vị đo của từng đại lượng trong biểu thức?
x,r
 + 
R1
R4
R2
R3
Câu 2: ( 1,5đ) Cho hai điện q1=3.10-8 C và q2= - 4.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng là 9 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm C nằm trong khoảng AB và cách A là 3 cm, cách B là 6cm?
Câu 3: (2đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động 50V và điện trở trong 0,4. R4= 2 là bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 với hai điện cực bằng đồng. Các điện trở Hãy tính:
a)Tính điện trở tương đương của toàn mạch
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và qua các điện trở.
c) Tính lượng đồng bám vào katốt sau khi điện phân 1 giờ 4 phút 20 giây
Đề 12
Câu 1: (1,5đ) Nêu nội dung định luật Ôhm đối với toàn mạch? Viết biểu thức, nêu rõ kí hiệu và đơn vị đo của từng đại lượng trong biểu thức?
Câu 2: (1,5đ) Cho hai điện q1=3.10-8 C và q2= 4.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng là 9 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm C nằm trong khoảng AB và cách A là 3 cm, cách B là 6cm?
x,r
 + 
R1
R4
R2
R3
Câu 3: (2đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động 100V và điện trở trong 0,8. R4= 4 là bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với hai điện cực bằng bạc. Các điện trở Hãy tính:
a)Tính điện trở tương đương của toàn mạch.
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và qua các điện trở.
c) Tính lượng bạc bám vào katốt sau khi điện phân 1 giờ 4 phút 20 giây.
Đề 13
Câu 1: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 65 (μV/K) được đặt trong không khí ở nhiệt độ 200C, mối hàn còn lại được nung nóng đến nhiệt độ 2000C. Tính độ lớn suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó?
Câu 2: Một nguồn điện có điện trở trong r = 2(Ω) nối với mạch ngoài gồm hai điện trở có cùng giá trị R. Khi hai điện trở mạch ngoài ghép nối tiếp thì hiệu suất nguồn gấp 2 lần khi hai điện trở mạch ngoài ghép song song. Tính giá trị mỗi diện trở R?
Câu 3: Cho mạch điện gồm: Bộ nguồn có 6 nguồn loại 6(V) – 1(Ω) mắc như hình vẽ dưới. Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 với cực dương bằng Đồng (Cu). Điện trở bình điện phân là R = 7,5(Ω). Tính khối lượng Đồng (Cu) được giải phóng khỏi cực dương sau thời gian 32 phút 10 giây? Biết nguyên tử lượng và hóa trị của Đồng (Cu) lần lượt là A = 64 và n = 2
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ dưới. Nguồn diện có suất điện động và điện trở trong theo thứ tự là: E = 12(V), r = 1(Ω). R2 là một biến trở, đèn Đ loại (6V- 6W)
Chỉnh R2 = 3(Ω) thì đèn Đ sáng bình thường. Tính R1?
Nếu giảm giá trị R2 một lượng nhỏ từ giá trị câu 1. Thì độ sáng của đèn tăng hay giảm? Giải thích?
Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động E = 24 (V), điện trở trong r = 6 (Ω) dùng để thắp sáng 6 bóng đèn loại 6(V) – 3(W) thì phải mắc chúng thế nào để các bóng đèn sáng bình thường. Trong các cách mắc đó cách mắc nào lợi hơn, vì sao?
Đề 14
Câu 1: Điện phân dung dịch đồng sunfat (CuSO4, anốt bằng đồng) với dòng điện 3A. Tính khối lượng đồng bám trên cực âm và điện lượng qua bình điện phân trong 30 phút. Cho Cu = 64.
Câu 2: Cho nguồn điện có suất điện động e; điện trở trong r, biến trở R và ampe kế lý tưởng (điện trở rất nhỏ) được nối thành mạch kín. Đầu tiên để biến trở ở giá trị R1 thì ampe kế chỉ cường độ I. Sau đó điều chỉnh biến trở tăng thêm 1Ω thì ampe kế chỉ 1,2 A, sau đó lại điều chỉnh biến trở giảm 1Ω (so với R1) thì ampe kế chỉ 2 A. Tính giá trị cường độ I lúc R = R1?
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ E1 = 12V, r1 = r2 = 3Ω, R1 = 6Ω là bình điện phân dung dịch (CuSO4/Cu), R2 là bóng đèn ghi (6V – 6W), R3 = 6Ω. Biết khối lượng đồng thu được sau 16ph5s là 0,192g (A = 64, n = 2)
a. Lượng đồng thu được bám vào cực nào? Tại sao?
b. Tìm dòng điện qua bình điện phân
c. Đèn sáng thế nào? Tại sao?
d. Tìm E2
e. Mắc vào 2 điểm M, N một ampe kế (RA ≈ 0). Tìm số chỉ ampe kế
= 24V, điện trở trong r = 6Ω dùng để thắp sáng các bóng đèn loại (6V – 3W). Hỏi có thể thắp sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng?
Câu 5: Cho mạch điện kín gồm nguồn điện (E, r), mạch ngoài là biến trở R. Khi R = R0 thì công suất mạch ngoài là cực đại và bằng 18W. Hỏi, khi R = 2R0 thì công suất mạch ngoài bằng bao nhiêu?
Đề 15
Câu 1 (1,5 điểm). Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Phát biểu định luật Fa - ra - đây thứ hai, viết công thức Fa - ra - đây.
Câu 2 (1,5 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ: Bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E = 9 V, r = 1 Ω, điện trở R1 = 5 Ω, một bóng đèn ghi (3 V - 3 W) và một bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 với anốt bằng Cu có điện trở RP = 8 Ω. Cho A = 64 g/mol và n = 2
a/ Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn.
b/ Tính khối lượng đồng bám vào catot sau 1h 30 phút.
Câu 3 (1,0 điểm). Một tụ xoay có điện dung thay đổi được theo quy luật hàm số bậc nhất của góc xoay của bản linh động. Khi α = 00 thì điện dung của tụ điện là 10 µF. Khi α =1800 thì điện dung của tụ điện là 250 µF. Khi α = 450 thì điện dung của tụ điện bằng bao nhiêu?
Đề 16
LÝ THUYẾT:
Câu 1: Phát biểu định luật Cu-long, biểu thức, giải thích ý nghĩa, đơn vị các đại lượng có trong biểu thức ( 2đ )
Câu 2: Định nghĩa tia lửa điện và cách tạo ra tia lửa điện ( 2 đ)
Câu 3: Nêu kết luận về bản chất dòng điện trong chất khí (1 đ)
BÀI TOÁN:
Bài 1. Cho hai điện tích điểm q1 = 36.10-6C và q2 = 4.10-6C đặt tại A và B trong không khí với AB=100cm. Tìm điểm C mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp triệt tiêu. (2đ)
Bài 2.Cho mạch điện như hình vẽ .
Có 8 pin giống nhau mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là E0 =2,25 V và r0=0,5 W .Điện trở R1=3W ; bóng đèn R2(6V-6W) ; R3=3W là bình điện phân dung dịch CuSO4 có cực dương tan . Tính
a/ Suất điện động ; điện trở trong của bộ nguồn (1đ)
b/ Cường độ dòng điện trong mạch chính (1đ)
c/ Khối lượng Cu thoát ra ở điện cực trong 0,5 giờ và nhận xét độ sáng bóng đèn (1đ)
(Cho A=64 ; n=2) 
ĐỀ 17
A. LÝ THUYẾT
Câu 1. Trình bày các đặc điểm của đường sức điện ( 2đ )
Câu 2. Định nghĩa hồ quang điện và cách tạo ra hồ quang điện. ( 2đ ) 
 Câu 3. Nêu kết luận về bản chất dòng điện trong chất điện phân (1 đ)
B. BÀI TOÁN
Bài 1.Cho hai điện tích điểm q1 = -36.10-6C và q2 = 4.10-6C đặt tại A và B trong không khí với AB=100cm. Tìm điểm C mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp triệt tiêu. (2đ)
Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ . 
Có 8 pin giống nhau mỗi pin có suất điện động và điện trở trong là E0 = 4,5 V và r0= 2 W . R1=2W là bình điện phân dung dịch CuSO4 có cực dương tan , bóng đèn R2(12V-12W) ; R3=4W; .
a/ Suất điện động ; điện trở trong của bộ nguồn (1đ)
b/ Cường độ dòng điện trong mạch chính (1đ)
c/ Khối lượng Cu thoát ra ở điện cực trong 0,5 giờ và nhận xét độ sáng bóng đèn (1đ)
(Cho A=64 ; n=2) 
ĐỀ 18
Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-lông. Giải thích các đại lượng có trong biểu thức và đơn vị.
Vận dụng: Hai quả cầu giống nhau mang các điện tích q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng 6cm hút nhau bởi một lực F = 10-8N. Biết q1=2.10-4µC. Tính điện tích q2. Vẽ hình minh họa. Nếu cho hai quả cầu này chạm nhau và đưa về vị trí cũ thì lực tương tác giữa chúng thay đổi như thế nào?
Câu 2: Nêu bản chất dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân. So sánh tính dẫn điện của kim loại và của dung dịch điện phân khi nhiệt độ tăng. Giải thích.
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 8 nguồn giống nhau mắc nối tiếp. mỗi nguồn có E = 5V, r = 0,25Ω; Đ(3V-6W); R1 = 3Ω; R2 = 2Ω; R3 = 2,5Ω; R4 là một biến trở; RB = 4Ω là bình điện phân đựng dung dịch Al2(SO4)3 có cực dương bằng Al. Tụ điện có điện dung C = 10µF. Điều chỉnh R4 để đèn sáng bình thường.
A
B
D
C
C
RB
R2
Đ
N
M
R1
R3
R4
a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính, R4 và hiệu suất bộ nguồn
b. Tính khối lượng Al giải phóng ra ở điện cực và điện năng tiêu thụ ở bình điện phân sau 2h8min40s. Cho biết nhôm có khối lượng mol là 27 và hóa trị 3
c. Tính điện tích của tụ điện và UAN
d. Giữ nguyên giá trị R4 như trên. Thay đèn Đ bằng một vôn kế có Rv rất lớn. Xác định số chỉ của vôn kế khi đó. 
ĐỀ 19
Câu 1 (3.0 điểm)
Phát biểu định luật Cu - Lông.
Viết biểu thức và nêu tên gọi, đơn vị từng đại lượng.
Câu 2 (3.0 điểm)
Nêu định nghĩa và công thức tính cường độ dòng điện.
Vận dụng: Một dây dẫn kim loại có electron tự do chạy qua và tạo thành 1 dòng điện không đổi. Biết rằng trong thời gian t = 10 giây có điện lượng q = 9,6C đi qua. Tìm cường độ dòng điện qua dây dẫn.
Câu 3 (4.0 điểm)
Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
R1 = 3; R2 = 6; R3 = 2; R4 = 9; R5 (6V-12W); E = 15V; r = 1,2.
a) Tìm điện trở tương đương mạch ngoài.
b) Đèn sáng như thế nào?
c) Tìm công suất của nguồn.
d) Tìm UCD.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_11_bai_1_den_bai_17.docx