Giáo án môn Tin học khối 11 - Kiểu bản ghi

Giáo án môn Tin học khối 11 - Kiểu bản ghi

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

 -Biết được khái niệm về kiểu bản ghi.

 -Biết cách khai báo bản ghi, truy cập trường của bản ghi

 -Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều, kiểu xâu.

b. Kĩ năng

 -Bước đầu biết mô tả bằng một số đối tượng cần quản lí.

 -Khai báo được kiểu bản ghi, khai báo được biến kiểu bản ghi trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

 -Nhập xuất được dữ liệu cho biến bản ghi.

 -Tham chiếu đến từng trường của kiểu bản ghi.

 -Sử dụng kiểu bản ghi để giải quyết một số bài tập đơn giản.

c. Thái độ

-Giúp học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kiểu bản ghi.

-Làm cho học sinh thêm yêu thích môn lập trình, yêu thích môn học hơn.

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 11 - Kiểu bản ghi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27/02/2010 Ngày dạy:03/03/2010 Dạy lớp: 11B1
Tiết: 33
KIỂU BẢN GHI
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
	-Biết được khái niệm về kiểu bản ghi.
	-Biết cách khai báo bản ghi, truy cập trường của bản ghi
	-Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi với kiểu mảng một chiều, kiểu xâu.
b. Kĩ năng
	-Bước đầu biết mô tả bằng một số đối tượng cần quản lí.
	-Khai báo được kiểu bản ghi, khai báo được biến kiểu bản ghi trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
	-Nhập xuất được dữ liệu cho biến bản ghi.
	-Tham chiếu đến từng trường của kiểu bản ghi.
	-Sử dụng kiểu bản ghi để giải quyết một số bài tập đơn giản.
c. Thái độ
-Giúp học sinh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kiểu bản ghi.
-Làm cho học sinh thêm yêu thích môn lập trình, yêu thích môn học hơn.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a. Chuẩn bị của giáo viên
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ
b. Chuẩn bị của học sinh
	- Sách giáo khoa, vở ghi.
3. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
a. Kiểm tra bài cũ.
b. Nội dung bài mới.
*Hoạt động 1(20p): Giới thiệu về kiểu bản ghi. Tạo một kiểu bản ghi trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ví dụ về kiểu bản ghi.
-Treo bảng phụ hồ sơ học sinh lớp 11B1 lên bảng.
hoten
tuoi
gioitinh
diachi
Lo Lan
18
Nữ
ML
Đào Tấn
19
Nam
SL
Dương thu
19
Nữ
TC
-Hỏi: Trên bảng có những thông tin gì?
-Hỏi: Bảng chứa thông tin của bao nhiêu đối tượng?
-Hỏi: Bảng trên dùng để làm gì?
-Yêu cầu: HS Lấy thêm một ví dụ tương tự.
-Trong ngôn ngữ lập trình đưa ra các quy tắc, cách xác định:
+Tên kiểu bản ghi.
+Tên các thuộc tính(trường).
+Kiểu dữ liệu của mỗi trường.
+Cách khai báo biến.
+Cách tham chiếu đến các trường.
2. Kiểu bản ghi
 a. Khai báo
-Các thông tin cần khai báo bao gồm: Tên kiểu bản ghi, tên các thuộc tính, kiểu dữ liệu của mỗi thuộc tính, kiểu bản ghi được định nghĩa:
type =record
 :;
 :;
 ...............................................;
 :;
end;
-Thuyết trình về khai báo biến kiểu bản ghi:
var
:;
-Giải thích: Ý nghĩa cấu trúc định nghĩa kiểu bản ghi và khai báo biến bản ghi
-Nêu ví dụ: Định nghĩa và khai báo biến kiểu bản ghi như sau:
Type hocsinh=record
 hoten:string[20];
 tuoi:integer;
 gioitinh:string[10];
 diachi:string;
 end;
Var hs1,hs2,hs3:hocsinh;
hay hs=array[1..3] of hocsinh;
-Hỏi: tên kiểu bản ghi, tên biến bản ghi là gì?
-Hỏi: Ta khai báo bao nhiêu bản ghi?
-Nêu định nghĩa dữ liệu kiểu bản ghi:
Dữ liệu kiểu bản ghi(record) dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
-Hỏi: Sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi và kiểu mảng một chiều?
-Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
-Quan sát ví dụ của giáo viên và trả lời các câu hỏi.
-Trả lời: Họ tên, tuổi, giới tính, quê quán.
-Trả lời: Bảng chứa thông tin của 3 đối tượng.
-Trả lời: Để mô tả các học sinh cần có các thông tin: Họ tên, tuổi, giới tính, quê quán.
-Làm theo yêu cầu của giáo viên.
-Chú ý nghe giảng và ghi chép
-Chú ý và ghi chép
-Chú ý và ghi chép
-Chú ý và ghi chép
-Chú ý theo dõi và ghi chép.
-Trả lời: tên kiểu bản ghi là “hocsinh”, tên biến bản ghi là “hs1,hs2,hs3”
-Trả lời: Khai báo 3 bản ghi là hs1,hs2, hs3.
-Chú ý theo dõi và ghi chép.
-Trả lời:
+Giống nhau: được ghép bởi nhiều phần tử.
+Khác nhau: Mảng một chiều là ghép nhiều phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Trong khi bản ghi là ghép nhiều phần tử có kiểu dữ liệu có thể khác nhau.
-Chú ý nghe giảng
*Hoạt động 2(20p): Tìm hiểu về cách sử dụng kiểu bản ghi trong ngôn ngữ Pascal.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu cấu trúc chung để tham chiếu đến từng trường của biến bản ghi.
Tên_biến_bản ghi.Tên_trường;
-Yêu cầu: Lấy một ví dụ minh họa.
2.Giới thiệu 2 cách gán giá trị cho biến bản ghi.
+Gán nguyên cả biến bản ghi (1)
+Gán lần lượt từng trường (2)
-Yêu cầu: Yêu cầu lấy ví dụ minh họa cho từng cách.
-Nêu chú ý: 2 biến hs và hs1 phải được khai báo cùng một kiểu bản ghi.
3.Nhập/xuất giá trị cho biến bản ghi.
- Diễn giải:Viết lệnh nhập hoặc xuất giá trị cho từng trường:
+Nhập: Readln(Tên_biến_bản ghi.Tên_trường);
+Xuất: Writeln(Tên_biến_bản ghi.Tên_trường);
-Yêu cầu: Học sinh viết lệnh nhập giá trị cho ba trường của biến bản ghi hs1 đã được khai báo ở trên.
-Yêu cầu: Học sinh viết lệnh in giá trị trường hoten của biến bản ghi hs1.
-Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
-Quan sát cấu trúc chung của tham chiếu đến từng trường của biến bản ghi.
-Lấy ví dụ:
 hs1.hoten:
 hs1.tuoi;
 hs1.gioitinh;
 hs1.diachi;
-Chú ý nghe giảng và ghi chép.
-Quan sát 2 cách và lấy ví dụ:
+Cách 1: hs:=hs1; 
+Cách 2: hs.hoten:= hs1.hoten; hs.tuoi :=hs1.tuoi; hs.gioitinh:=hs1.gioitinh; hs.diachi:=hs1.diachi;
-Chú ý nghe giảng
-Chú ý theo dõi dẫn dắt của giáo viên.
-Lấy ví dụ nhập:
 Readln( hs1.hoten);
 Readln( hs1.tuoi);
 Readln( hs1.gioitinh);
 Readln( hs1.diachi);
-Lấy ví dụ xuất:
Writeln( hs1.hoten);
-Chú ý nghe giảng
c. Củng cố, rèn luyện(3p)
Những nội dung đã học
-Cách tạo kiểu bản ghi, khai báo biến kiểu bản ghi.
-Tham chiếu đến từng trường của biến bản ghi.
-Nhập/xuất giá trị cho biến bản ghi.	
d. Câu hỏi và bài tập về nhà(2p)
	-Xem lại những kiến thức đã học
-Xem trước bài tập ví dụ trong sách giáo khoa trang 77 và bài tập trang 79.

Tài liệu đính kèm:

  • docBẢN GHI(HAO).doc