Giáo án môn Tin học 11 - Bài 19: Thư viện các chương trình con chuẩn

Giáo án môn Tin học 11 - Bài 19: Thư viện các chương trình con chuẩn

I. Mục tiêu: Qua bài này, giúp hs nắm được sơ lược về một số thư viện chương trình con chuẩn của Pascal, qua đó hs biết:

1. Về kiến thức:

 Mỗi NNLT đều có các thư viện chương trình con chuẩn để mở rộng khả năng ứng dụng.

 Mỗi thư viện có nhiều chương trình con chuẩn liên quan đến một loại công việc.

 Các NNLT đều cung cấp khả năng về quản lí, khai thác và điều khiển thiết bị vào, ra và thực hiện các thao tác đồ họa,

2. Về kĩ năng: bước đầu biết sử dụng các chương trình con chuẩn để làm phong phú cho các chương trình tự cài đặt.

3. Về tư duy: tập tư duy về sử dụng chương trình con trong lập trình có cấu trúc.

4. Về thái độ: cẩn thận, chính xác.

II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

1. Thực tiễn: Học sinh đã biết được khái niệm và cách dùng chương trình con trong lập trình.

2. Phương tiện: Máy chiếu Projector, máy vi tính, màn hình trắng.

III. Gợi ý phương pháp dạy học: Gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình.

IV. Tiến trình bài học và các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2988Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài 19: Thư viện các chương trình con chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: HỒ HỮU THẮNG 	Bài 19: THƯ VIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CON CHUẨN
Đơn vị: Trường THPT Ninh Hải	 Số tiết: 2 
Mục tiêu: Qua bài này, giúp hs nắm được sơ lược về một số thư viện chương trình con chuẩn của Pascal, qua đó hs biết:
Về kiến thức:
Mỗi NNLT đều có các thư viện chương trình con chuẩn để mở rộng khả năng ứng dụng.
Mỗi thư viện có nhiều chương trình con chuẩn liên quan đến một loại công việc.
Các NNLT đều cung cấp khả năng về quản lí, khai thác và điều khiển thiết bị vào, ra và thực hiện các thao tác đồ họa,
Về kĩ năng: bước đầu biết sử dụng các chương trình con chuẩn để làm phong phú cho các chương trình tự cài đặt.
Về tư duy: tập tư duy về sử dụng chương trình con trong lập trình có cấu trúc.
Về thái độ: cẩn thận, chính xác.
Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Thực tiễn: Học sinh đã biết được khái niệm và cách dùng chương trình con trong lập trình.
Phương tiện: Máy chiếu Projector, máy vi tính, màn hình trắng.
Gợi ý phương pháp dạy học: Gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình.
Tiến trình bài học và các hoạt động:
Các tình huống học tập: 
Tiến trình bài học: 
TIẾT 1
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức về chương trình con
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
 Nghe, hiểu nhiệm vụ.
Một hs lên bảng trình bày
Yêu cầu hs:
1. Nêu cách khai báo hàm và thủ tục trong Pascal?
2. Những điểm khác nhau giữa hàm và thủ tục?
3. Cách gọi hàm và thủ tục trong chương trình chính?
Gọi 1 hs lên bảng trình bày.
Bài mới:
Hoạt động 2: Sơ lược về thư viện chương trình con chuẩn
.Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Thảo luận theo nhóm tìm câu trả lời đúng.
Đại diện nhóm trả lời.
Nghe nhận xét và tự ghi chép.
Nêu các câu hỏi gợi vấn đề:
1. Thư viện là gì?
2. Muốn sử dụng thư viện, người dùng cần phải làm gì?
3. Thư viện chương trình con chuẩn là gì?
Cho hs thảo luận theo nhóm.
Nhận xét trả lời của hs.
Giúp hs biết vì sao mỗi NNLT đều cần có thư viện chương trình con chuẩn? Giới thiệu sơ lược các thư viện chương trình con chuẩn của NNLT Pascal: CRT, GRAPH, SYSTEM
Nêu cách khai báo các thư viện
Hoạt động 3: Thư viện CRT
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nghe và tự ghi chép
Giới thiệu sơ lược về thư viện CRT: CRT chứa các chương trình con làm các công việc liên quan đến việc quản lí, khai thác màn hình, bàn phím của máy tính.
Hoạt động 4: Vài ví dụ có sử dụng các chương trình con của CRT
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Xem và so sánh với các chương trình không sử dụng các thủ tục trên.
Phát biểu nhận xét
Trình chiếu cho hs xem chương trình có sử dụng các thủ tục của CRT như: clrscr, TextColor(color), GotoXY(x,y) Sound(x),
Hoạt động 5:Vài chương trình con thường dùng của CRT
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Theo dõi và tự ghi chép
Hs thử thêm một hoặc vài thủ tục của CRT vào một chương trình và cho chương trình chạy thử.(làm việc theo nhóm)
Cho hs xem mã của chương trình trên. Từ đó giáo viên giúp hs tìm hiểu về tác dụng, ý nghĩa, cách dùng (cách gọi) đối với vài thủ tục thường dùng của CRT như: clrscr, TextColor(color), GotoXY(x,y) Sound(x),
Lưu ý: Muốn sử dụng các chương trình con của CRT ta phải khai báo ở phần khai báo của chương trình.
Cú pháp: uses crt; 
Giúp hs rèn luyện thêm cách sử dụng các thủ tục của CRT (thao tác trên một chương trình cụ thể).
TIẾT 2
Hoạt động 6: Sơ lược về thư viện GRAPH
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nghe và tự ghi chép.
Giới thiệu với hs về thư viện GRAPH và khả năng đồ họa của Pascal.
Hoạt động 7: Thiết bị và chương trình hỗ trợ đồ họa
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Đọc mục 2a trong sgk tại chỗ.
Lắng nghe để hiểu rõ hơn nội dung mục 2a.
Nêu các câu hỏi thắc mắc (nếu có).
Cho hs tự nghiên cứu mục 2a sgk trang 111 và 112.
Giáo viên giúp hs hiểu rõ thêm về các chế độ làm việc của màn hình và cách mà hình ảnh đồ họa được xây dựng.
Hoạt động 8: Khởi tạo và kết thúc chế độ đồ họa
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Đọc mục 2b sau đó nghe gv phân tích để nắm nội dung mục 2b.
Nêu câu hỏi thắc mắc (nếu có)
Để sử dụng được các hàm thủ tục của GRAPH ngoài việc phải khai báo thư viện GRAPH( giống với CRT) ta còn phải khởi tạo chế độ đồ họa bằng cách gọi thủ tục sau:
Procedure InitGraph(var drive, mode: integer ; path: string);
Ví dụ: m :=0
InitGraph(m,n,’c:\TP\BGI’);
Để kết thúc chế độ đồ họa và trở về chế độ văn bản ta gọi thủ tục sau:
CloseGraph;
Hoạt động 9: Các thủ tục vẽ điểm và đường thẳng
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nghe, hiểu, tự ghi chép.
Theo dõi kết quả của chương trình vẽ đoạn thẳng.
Nghe gv hướng dẫn cách dùng thủ tục Line, sau đó tự thay Line bằng LineTo và cho chạy thử để xem kết quả.
Giới thiệu với hs 4 thủ tục thường dùng sau:
Procedure SetColor(color : word);
Procedure PutPixel(x,y: integer; color: word);
Procedure Line(x1,y1,x2,y2 : integer);
Procedure LineTo(x,y : integer);
Chạy thử một chương trình vẽ đoạn thẳng từ hai điểm cho trước để minh họa.
Phân tích chương trình trên giúp hs biết cách dùng thủ tục Line(x1,y1,x2,y2).
Yêu cầu hs thử thay Line bằng LineTo
Hoạt động 10: Một số thủ tục vẽ hình đơn giản
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Theo dõi, nghiên cứu sgk.
Nêu các thắc mắc (nếu có).
Chạy chương trình vẽ 3 đường tròn đồng tâm.
Từ chương trình trên, gv giới thiệu với hs các thủ tục vẽ một số hình đơn giản.
Cho hs nghiên cứu mục 2d,e trong sgk trang 113 và 114.
Hoạt động 11: Một số thư viện khác
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Nghe, hiểu.
Giới thiệu với hs các thư viện system, Dos, Printer.
Hướng dẫn hs cách khai báo cùng lúc nhiều thư viện.
Củng cố: 
Yêu cầu hs nêu một số hàm, thủ tục thường dùng của thư viện CRT, GRAPH.
Lưu ý cho hs : Muốn dùng các hàm, thủ tục của các thư viện thì ta phải khai báo, và cách khai báo các thư viện.
Bài tập về nhà: 
Thử chạy lại các chương trình đã chạy trên lớp. 
Chuẩn bị các ví dụ trong “bài tập và thực hành số 8”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 19.doc