Giáo án môn Tin học khối 11 - Bìa 12: Kiểu xâu

Giáo án môn Tin học khối 11 - Bìa 12: Kiểu xâu

I. MỤC TIÊU:

- Biết xâu là một dãy các kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều); biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu.

- Sử dụng một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.

- Cài đặt một số chương trình đơn giản sử dụng xâu.

II. PHÂN TIẾT:

 - Tiết 28: mục 1, 2.

 - Tiết 31: mục 3.

 - Tiết 32 : Luyện tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

TIẾT 28

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ :

C. Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 11 - Bìa 12: Kiểu xâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§12 KIỂU XÂU
I. MỤC TIÊU:
- Biết xâu là một dãy các kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều); biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu.
- Sử dụng một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.
- Cài đặt một số chương trình đơn giản sử dụng xâu.
II. PHÂN TIẾT:
	- Tiết 28: mục 1, 2.
	- Tiết 31: mục 3.
	- Tiết 32 : Luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
TIẾT 28
A. Ổn định lớp:
B. Bài cũ : 
C. Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về kiểu xâu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Dẫn dắt vào kiểu xâu.
H2: Gọi HS cho ví dụ một xâu kí tự? Sau đó phát vấn:
- Xâu có mấy kí tự?
- Kí tự ‘y’ có phải là phần tử của xâu ?
Lưu ý:
- Xâu ‘ ‘ có 1 kí tự là dấu cách.
- Xâu ‘’ là xâu rỗng.
- Có thể xem xâu là mảng một chiều mà mỗi phần tử là một kí tự do vậy tham chiếu đến phần tử của xâu như tham chiếu đến phần tử của xâu.
- Nghe, hiểu.
- HS cho ví dụ và trả lời phát vấn của GV: 
‘Nguyen Van Bao’
+ Xâu có 14 kí tự (độ dài của xâu bằng 14).
+ Kí tự ‘y’là phần tử thứ 4 của xâu.
Hoạt động 2 : Cách khai báo biến kiểu xâu trong Pascal.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Nêu các khai báo kiểu xâu trong Pascal và giải thích.
H2: Gọi HS cho một số ví dụ về khai báo biến kiểu xâu.
- Nghe, ghi, biết.
- HS cho ví dụ:
1) var Hoten : string[35];
2) var Diachi : string[100];
1. Khai báo
Trong Pascal, khai báo biến kiểu xâu như sau:
Var : string[độâ dài lớn nhất của xâu];
Trong đó độ dài lớn nhất của xâu không vượt quá 255.
Lưu ý: 
Khi khai báo: Var : string; thì ngầm định xâu có độ dài 255.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các phép toán xử lí xâu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Giải thích các phép toán xử lí xâu kết hơp ví dụ. 
H2: Cho câu hỏi bài tập phát vấn HS.
VD1: So sánh các cặp xâu sau:
‘ Hoa lan ’ và ‘ Hoa hong có gai ’
‘Lop 11’ và ‘Lop 11A’
‘HA NOI’ và ‘ha noi’
VD2: s1 := ‘ Mua xuan da den ’;
 và s2 := ‘ Tram hoa dua no ‘
Cho biết giá trị của các hàm , thủ tục sau:length(s1); pos (‘xuan’, s1); copy(s2,3,5); delete(s2,7,3); insert(s1,s2,13);
- Theo dõi SGK và nghe hiểu.
- HS áp dụng và lên bảng ghi kết quả.
2.Các thao tác xử lý xâu
 xem SGK
D.Củng cố và dặn dò:
- Nắm kiểu dữ liệu xâu ,biết cách khai báo biến kiểu xâu và biết các thao tác xử lí xâu trong Pascal.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài thực hành số 4.
§12 KIỂU XÂU
TIẾT 31
A. Ổn định lớp:
B. Bài cũ : Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, thế nào là xâu? Nêu cách khai báo biến xâu và tham chiếu đến phần tử của xâu.
C. Bài mới:
Hoạt động : Tìm hiểu một số ví dụ về kiểu xâu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Cho HS tìm hiểu ví dụ 1:
+ Cho ví dụ cụ thể của bài toán.
+ Xác định dữ liệu vào và dữ liệu ra.
H2: Chiếu chương trình ví dụ 1 và giải thích (có phát vấn HS) cho học sinh thấy được cách khai báo, cách nhập, xuất một xâu và cách sử dụng hàm length(s)
H3: Chạy chương trình và lưu ý học sinh phân biệt độ dài tối đa của xâu là 255 và độ dài thực sự của xâu.
H4: Cho HS tìm hiểu ví dụ 2:
+ Cho ví dụ cụ thể của bài toán.
+ Xác định input và output.
H5: Chiếu chương trình ví dụ 2 và gọi HS giải thích chương trình về : cách tham chiếu đến từng phần tử của xâu, kí tự cuối trong xâu s sẽ có chỉ số bằng giá trị của hàm length(s).
H6: Chạy chương trình.
Phương pháp tương tự ví dụ 2:
- Ví dụ 3 củng cố lại việc tham chiếu mỗi kí tự trong một xâu thông qua vị trí của nó.
- Ví dụ 4: cung cấp một trường hợp xử lí xâu đơn giản dùng phép ghép xâu và hàm length(s) tính độ dài thực sự của xâu.Trong ví dụ này một xâu mới được tạo từ xâu rỗng, qua mỗi bước ghép thêm một kí tự khác dấu cách.
- Ví dụ 5: như ví dụ 4 cũng tạo một xâu mới từ xâu rỗng bằng cách ghép một số kí tự lấy từ xâu ban đầu nhưng khác là chỉ cần “nhặt ra” để ghép vào xâu mới.
- Cho ví dụ.
- Dữ liệu vào và ra là kiểu dữ liệu xâu.
- Trả lời theo phát vấn của GV:
+var a,b :string;
+ readln(a); readln(b); write(a); write(a);
+ length(a); length(b);
- Theo dõi và hiểu chương trình.
- Cho ví dụ.
- Input: hai xâu; Output: ‘Trùng nhau’ hay ‘Khác nhau’
- HS giải thích: dùng vòng lặp for –do; tham chiếu a[1] và b[x] với x = length(b).
- Theo dõi và hiểu chương trình.
D.Củng cố và dặn dò:
- Nắm cách khai báo biến xâu , biết cách tham chiếu đến từng phần tử của xâu, phép toán ghép xâu.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tập 10 sgk trang 80 .
TIẾT 32 	LUYỆN TẬP
A. Ổn định lớp:
B. Bài cũ : 
C. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập 10/SGK/80
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Cho HS tìm hiểu ví dụ 1:
+ Cho ví dụ cụ thể của bài toán.
+ Xác định Input và Output.
GV giải thích thêm.
H2 : Chia nhóm hoạt động viết chương trình ra giấy (trong vòng 8 phút) với gợi ý xem ví dụ 5.
H3 : Gọi đại diệân nhóm lên gõ chương trình.
H4 : Gọi các nhóm còn lại nhận xét , giải thích thêm và chạy chương trình.
- Cho ví dụ.
- Input: một xâu; Output: số các chữ số có trong xâu.
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm lên gõ chương trình.
- Nhận xét, theo dõi và hiểu chương trình.
program Dem_so;
var 	S : string;
 	i , dem : byte;
begin
 write(‘Nhap vao xau S: ‘);
 readln(S);
 dem := 0 ;
 for i = 1 to length(S) do
 if (‘0’<=S[i]) and (S[i]<= ‘9’) then dem := dem + 1;
 writeln(‘Ket qua : ’ ,dem );
 readln
end.
Hoạt động 2 : Bài tập: Nhập từ bàn phím xâu S và thông báo ra màn hình số lần xuất hiện của chữ cái tiếng Anh ‘A’ hay ‘a’ trong xâu S (không phân biệt chữ hoa hay chữ thường)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Cho HS tìm hiểu ví dụ 1:
+ Cho ví dụ cụ thể của bài toán.
+ Xác định Input và Output.
GV giải thích thêm.
H2 : Chia nhóm hoạt động viết chương trình ra giấy (trong vòng 8 phút),.
H3 : Gọi đại diệân nhóm lên gõ chương trình.
H4 : Gọi các nhóm còn lại nhận xét , giải thích thêm và chạy chương trình.
- Cho ví dụ.
- Input: một xâu; Output: số lần xuất hiên của chữ cái A hay a.
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm lên gõ chương trình.
- Nhận xét, theo dõi và hiểu chương trình.
program Dem_chu;
var 	S : string;
 	i , dem : byte;
begin
 write(‘Nhap vao xau S: ‘ );
 readln(S)
 dem := 0 ;
 for i = 1 to length(S) do
 if (S[i] = ‘K’) or (S[i]= ‘k’) then 
 dem := dem + 1;
writeln(‘Ket qua : ’ ,dem );
readln
end. 
D.Củng cố và dặn dò:
- Nắm cách khai báo biến xâu , biết cách tham chiếu đến từng phần tử của xâu và sử dụng các phép so sánh để xử lí.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tập và thực hành số 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTH_28,31,32.doc