Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 22: Bài tập

Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 22: Bài tập

I. MỤC TIÊU:

 Kĩ năng:

- Khai báo biến mảng, cách tham chiếu đến 1 phần tử của mảng

- Cài đặt được thuật toán một số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một chiều

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị giáo án giảng dạy.

- Phòng máy, máy chiếu đa năng, cài đặt đầy đủ Turbo Pascal.

2. Học sinh:

Sách giáo khoa, bài tập.

III. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1. Hoạt động 1: Rèn luyện kĩ năng khai báo biến mảng

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1876Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Tiết 22: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 
(Tiết PPCT: 22)
	Ngày soạn: ......................................
	Ngày đăng ký giáo án: ...................
Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
I. Mục tiêu:
 Kĩ năng:
- Khai báo biến mảng, cách tham chiếu đến 1 phần tử của mảng
- Cài đặt được thuật toán một số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một chiều
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án giảng dạy.
- Phòng máy, máy chiếu đa năng, cài đặt đầy đủ Turbo Pascal.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, bài tập.
III. Tổ chức dạy và học:
1. Hoạt động 1: Rèn luyện kĩ năng khai báo biến mảng 
a. Mục tiêu; 
Rèn luyện kĩ năng khai báo biến mảng bằng cả 2 cách trực tiếp và gián tiếp
b. Nội dung:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 1: Khai báo một biến mảng 1 chiều gồm 100 phần tử có giá trị kiểu Integer
- Y/c HS lên thực hiện khai báo theo cách trực tiếp
- Gọi HS khác nhận xét
- Y/c HS khác lên khai báo bằng cách gián tiếp
- Gọi HS khác nhận xét
GV chuẩn hóa lại bài làm
Bài tập 2: Khai báo bảng các số nguyên có kích thước 10x10
- Gọi HS lên khai báo bằng cách trực tiếp
 HS nhận xét
- Gọi HS khai báo bằng cách gián tiếp
HS khác nhận xét
GV chuẩn hóa lại lời giải
Đọc đề, suy nghĩ để thực hiện
Var A: array[1..100] of integer;
Type KA=array[1..10] of integer;
Var A: KA;
Quan sát đề, thực hiện
Var A: array[1..10,1..10] of integer;
Type KA=array[1..10,1..10] of integer;
Var A: KA;
2. Hoạt động 2: Cài đặt được thuật toán một số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một chiều
 a) Mục tiêu:
Cài đặt được thuật toán một số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một chiều
b) Nội dung:
Bài tập: Lập chương trình nhập vào mảng một chiều gồm N số nguyên (N<=100) rồi đếm xem trong mảng có bao nhiêu phần tử âm
c) Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Y/c HS xác định Input và Output của bài toán.
- Ta đã biết cụ thể số lượng phần tử của mảng hay chưa?
- Chương trình sẽ sử dụng những biến nào?
- Nêu ý tưởng bài toán?
Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng làm 4 công việc sau:
+ Khai báo cho chương trình
+ Nhập số phần tử cho mảng
+ Nhập giá trị các phần tử trong mảng
+ Đếm số phần tử < 0 trong mảng
- Gọi đại diện các nhóm lên thực hiện 
- Các nhóm khác nhận xét
- GV chuẩn hóa lại chương trình, chạy thử
Chương trình:
program Bai_tap;
Uses crt;
Const Nmax=100;
Var a:array[1..Nmax] of integer;
 N,i,d: integer;
Begin
 clrscr;
 d:=0;
 Write('Nhap so phan tu N: '); 
 Readln(N);
 for i:=1 to n do readln(a[i]);
 for i:=1 to n do
 If a[i] < 0 then d:=d+1;
 Writeln('So phan tu co gia tri am la: ',d:4);
Readln
End.
Xác định Input, Output của bài toán
I: Mảng 1 chiều các số nguyên
O: Số phần tử có giá trị < 0
- Chưa biết, chỉ biết tối đa là 100 phần tử
Suy nghĩ, trả lời
+ Biến mảng 1 chiều gồm N phần tử (N<=100)
+ Biến N: số phần tử của mảng mỗi lần nhập vào
+ Biến đếm i: dùng để để duyệt các phần tử trong mảng
+ Biến d: dùng để đếm số phần tử âm trong mảng
- Duyệt lần lượt các phần tử trong mảng và kiểm tra nếu a[i]<0 thì đếm
- HS thực hiện
 IV. Củng cố: 
- Cách khai báo và sử dụng mảng
- Lập chương trình giải một số bài toán đơn giản có sử dụng kiểu dữ liệu mảng
-1

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap (22).doc