I. Mục đích – Yêu cầu
- Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic.
- Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Bảng phụ (chú thích)
III. Nội dung
1. Ổn định lớp: Sĩ số: Vắng: (cp/kp).
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Viết cấu trúc chung của một chương trình TP đơn giản và giải thích?.
Trả lời: gồm 3 phần chính
[
[
< thân="" chương="" trình="">
- Khai báo tên chương trình được bắt đầu bằng từ khoá program (phần này có thể có hoặc không).
Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn Mục đích – Yêu cầu - Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic. - Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. - Bảng phụ (chú thích) III. Nội dung 1. ổn định lớp: Sĩ số: Vắng: (cp/kp). 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Viết cấu trúc chung của một chương trình TP đơn giản và giải thích?. Trả lời: gồm 3 phần chính [ ] [ ] - Khai báo tên chương trình được bắt đầu bằng từ khoá program (phần này có thể có hoặc không). - Phần khai báo: + Khai báo thư viện + Khai báo hằng + Khai báo biến - Phần thân chương trình ( bắt buộc phải có). 3. Triển khai bài mới Giờ trước các em đã được làm quen với TP, một ngôn ngữ lập trình được coi là ngôn ngữ lập trình phổ thông, để hiểu rõ hơn về TP, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một trong những thành phần hết sức quan trọng của TP đó là một số kiểu dữ liệu chuẩn. Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh Thời gian Gv: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có một số kiểu dữ liệu chuẩn cho biết phạm vi, giá trị lưu trữ, dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ và các phép toán có thể xác định trên các kiểu dữ liệu đó. TP là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ thông vì vậy kiểu dữ liệu cũng là một trong những thành phần không thể thiếu được, vậy kiểu dữ liệu là gì?. * Các khái niêm cơ bản - Dữ liệu là những gì được máy tính sử lý. - Kiểu dữ liệu dùng để xác định tất cả những giá trị mà một biến có thể nhận được, trên đó xác định một số phép toán được dùng. GV: Tp là ngôn ngữ lập trình có nhiều kiểu dữ liệu mà mỗi kiểu dữ liệu lại có những quy tắc khá chặt chẽ, một số kiểu dữ liệu chỉ có trong TP mà không có trong những ngôn ngữ lập trình khác như (Word, Byte). - Trong một chương trình có thể có rất nhiều biến, mỗi biến trong chương trình phải được kết hợp với một và chỉ một kiểu dữ liệu. - Kiểu dữ liệu xác định thuộc tính của đối tượng và là cơ sở để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. GV: chúng ta sẽ đi tìm hiểu chúng. GV: Treo bảng thể hiện các kiểu dữ liệu thường dùng và giải thích cho Hs. Vẽ ví dụ bằng trục toạ độ lên bảng cho HS dễ quan sát (áp dụng cho tất cả các trường hợp). 1. Kiểu số nguyên - TP thường dùng 4 kiểu số nguyên sau: a. Kiểu Byte - Mỗi giá trị được lưu trữ trong 1 byte. - Giá trị của biến kiểu Byte nằm trong phạm vi 0 đến 255. b. Kiểu Integer - Mỗi giá trị lưu trữ trong 2 byte bộ nhớ. - Giá trị của biến kiểu Integer nằm trong khoảng từ -32768 đến 32 767. c. Kiểu Word - Mỗi giá trị lưu trữ trong 2 byte bộ nhớ. - Giá trị của biến kiểu Word nằm trong khoảng từ 0 đến 65535.. Gv: Theo em một biến được khai báo bằng kiểu Byte thì phạm vi biểu diễn giá trị của nó có đặc điểm gì?. HS: Chỉ biểu diễn được những số nguyên dương. GV: Liệu những số nguyên âm thì biểu diễn như thế nào?. d. Kiểu Longint - Mỗi giá trị lưu trữ trong 4 byte bộ nhớ. - Giá trị của biến kiểu Longint nằm trong khoảng từ 0 đến 2mũ 31 trừ 1. 2.Kiểu số thực - Tp thường dùng các kiểu dữ liệu thực sau để khai báo: Real, và Double. - Kiểu số thực có 2 loại là: + Loại có dấu chấm tĩnh: là loại dấu chấm thập phân: Ví dụ: 2.3, 0.45 + Loại dấu chấm động: có cấu tạo gồm hai phần: Phần định trị là phần bên trái chữ E Phần bên phải chữ E là phần luỹ thừa cơ số 10. VD: 2E+3 - Trong đó: 2 gọi là phần định trị, +3 là phần luỹ thừa cơ số 10. GV: Trong thực tế gặp rất nhiều những con số mà giá trị của nó lại là những số thập phân, vậy muốn biểu diễn được chúng Tp cung cấp một dữ liệu mới. GV: chỉ dẫn trên bảng phụ. a. Kiểu Real - Mỗi giá trị có phạm vi lưu trữ trong 6 byte. - Giá trị của biến kiểu Real trong phạm vi từ 1E-39 đến 1E+38. Với phần định trị có thể lên tới 11 con số có nghĩa. GV: Lấy 5 ví dụ xác định cho các em hai phần biểu diễn của một số thập phân. 5E+12 tức là 5 nhân 10 mũ 12 5E-5 tức là 5 nhân 10 mũ trừ 5 b. Kiểu Double - Mỗi giá trị lưu trữ trong phạm vi 8 byte. - Mỗi biến kiểu Double có thể nhận các giá trị trong khoảng từ 5.0E-324 đến 1.7E308. Chú ý: - Kết qủa tràn xẩy ra khi thực hiện các phép toán số học có sự tham gia của các số thực quá lớn khiến cho chương trình bị dừng và hệ thống thông báo lỗi. Nhưng nếu kết quả tính toán quá bé, nó lại làm tròn lên là 0. - Có một số hàm không áp dụng được đối với kiểu Real ví dụ: Pred(đối số), - Các biến kiểu số thực không được dùng làm chỉ số cho mảng. - Không được dùng để định nghĩa kiểu cơ sở của tập hợp. - Các biến số thực không được phép dùng làm biến điều khiển trong các vòng lặp. - Không có kiểu miền con đối với số thực. GV: Lấy ví dụ cho phần một số hàm không dùng được cho kiểu số thực: ví dụ: không có hàm Pred(x), succ(x) với x là một biến kiểu vô hướng đếm được. 3. Kiểu kí tự (Char). - Kí tự là các kí tự của bảng mã ASCII. - Có tất cả 256 kí tự với các số hiệu từ 0 đến 255. - Số hiệu của các kí tự gọi là mã ASCII (mã thập phân) của kí tự. - Giữa các kí tự có quan hệ so sánh: Giả sử c1, c2 là hai kí tự bất kì thì: Ta nói c1<c2 nếu kí tự c1 đứng trứơc c2 hay có số hiệu nhỏ hơn c2 trong bảng mã ASCII. - Mỗi giá trị kiểu Char được lưu trữ trong một Byte bộ nhớ. - Biểu diễn các kí tự là đặt trong cặp dấu nháy đơn. - Trong ngôn ngữ lập trình thường quan tâm đến bộ mã ASCII chuẩn với 128 kí tự đầu. Gv: treo bảng phụ bảng mã ASCII và chỉ ra các ví dụ: ví dụ: kí tự 'A' có nghĩa là 65. 4. Kiểu Logic - Mỗi giá trị được lưu trữ trong phạm vi 1 byte. - Chỉ nhận một trong hai giá trị True hoặc False. - Kết quả thể hiện theo thứ tự False<True. GV: trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều sự kiện, sự việc mà chỉ có hai giá trị ví dụ như trời nắng và mưa, vui hoặc buồn, nam hay nữ..Với những dữ liệu như vậy TP cung cấp một kiểu dữ liệu biểu diễn chúng. 5. Kiểu miền con - Là kiểu dữ liệu có dạng: ..; Gv: Xác định xem liệu biến sau có đặc điểm gì?.( ví dụ biến tuổi ). Trong đó: , thường dùng là các hằng nguyên hoặc kí tự, nhỏ hơn . - Kiểu miền con xác định tập giá trị liên tiếp nhau từ đến . Tl : Biến này nhận giá trị trong một khoảng nào đó. Gv: Vậy làm thế nào để thể hiện thuận lợi nhất?. Vd: Xác định tập 10 giá trị nguyên đầu tiên?. Tl: 1..10 4. Củng cố và ra bài tập - Bài hồm nay chúng ta đã đi tìm hiểu một số kiểu dữ liệu chuẩn, phạm vi, miền giá trị - Bài tập về nhà: bài 3, bài 4, bài 5 (SGK – Tr 45) IV. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: