Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lưu biệt khi xuất dương

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lưu biệt khi xuất dương

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn.

- Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả.

II- CHUẨN BỊ DẠY VÀ HỌC:

Thuyết trình, thảo luận, đối thoại,.

SGK, SGV, bảng đen, thiết kế bài học

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 10281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lưu biệt khi xuất dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY 
 Tiết 73
 Ngày soạn : 1/1/2010
 Tuần 20. 
Phân môn : Đọc văn
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Phan Bội Châu
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn.
- Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả.
II- CHUẨN BỊ DẠY VÀ HỌC:
Thuyết trình, thảo luận, đối thoại,...
SGK, SGV, bảng đen, thiết kế bài học
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
@Hoạt động 1: Gới thiệu bài mới
Mục tiêu : 
Tạo tâm thế cho bài học và thu hút HS chú ý
Cách thức tiến hành :
GV cho HS xem tranh và ảnh về Phan Bội Châu
Thuyết giảng về giai thoịa Cụ Phan ra đời và tư thế vào đời lập thân
Nhấn mạnh :
Đây là con người có tinh thần và ý chí cao đẹp , hết lòng vì tổ quốc dân tộc 
Nhà chí sĩ hoạt động CM lỗi lạc của dân tộc ta
Người mở ra con đường cứu nước đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ
Kết luận :
Người sinh ra trong buổi nứoc nhà đen tối. Người cất tiếng khóc đầu tiên dã là người nước mất nhà tan
 Nhà thơ sinh thời không định lấy văn chương làm phương thức để nổi tiếng 
 “ Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch
 Lập thân tối hạ thị nhất văn chương”
Nhưng trong quá trình hoạt động CM người đã dùng thơ văn để tuyên truyền cổ động CM và nghiểm nhiên thành nhà thơ lỗi lạc thế kỉ đầu XX
- Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử...Trong đó có 1 bài thơ viết khi giã từ các đồng chí len đường sang Nhật tìm phương cứu nước vào năm 1905 .
@ Hoạt động 2: I. TÌM HIỂU CHUNG:
Mục tiêu :
- Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Phan Bội Châu
Cách thức tiến hành :
- GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 3.
- GV yêu cầu HS: Em hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC?
Nhấn mạnh :
Quê quán
Cuộc đời
Lập thân giúp đời
Tác phẩm chính
Kết luận :
1/ Tác giả:
- Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, anh Nghệ An, đậu giải nguyên năm 1990.
- Trước năm 1905, ông hoạt động cách mạng trong nước, 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ông lập hội Duy Tân, phong trào Dông Du, Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1952 bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất.
- PBC vừa là một lãnh tụ cách mạng, vừa là nhà văn lớn. Thơ văn của ông là lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước, là vũ khí tuyên truyền vận động cách mạng sắc bén.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử... 
2/ Bài thơ: a) Hoàn cảnh sáng tác:
Mục tiêu :
Hướng dẫn HS hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
Cách thức tiến hành:
- GV gọi HS dựa vào SGK phát biểu: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- GV: Bài thơ thể hiện thái độ gì của người ra đi trong buổi chia tay?
Nhấn mạnh :
Nêu rõ hoàn cảnh ra đời bài thơ , trong không khí khẩn trương của buổi lên đường . Sự ra đi bí mật , trong buổi cơm ngày tết , tại đây ngườ đọc bài thơ chia tay và hứa hẹn ngày về mang theo chân lí cứu nước cứu dân thoát khỏi lập than.
Kết luận :
 a) Hoàn cảnh sáng tác: 
Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. 
b) Bố cục:
Mục tiêu :
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục bài thơ
Cách thức tiến hành :
- GV gọi HS : dựa vào văn bản SGK hãy chia bố cục bài thơ 
Nhấn mạnh : 
Chia theo ý của bài thơ hay chia theo thể loại bài thơ
Kết luận : b) bố cục :
 Đề - thực – luận – kết
c) Chủ đề :
Mục tiêu :
Nêu chủ đề bài thơ
Cách thức tiến hành
: GV gọi HS rút ra chủ đề bao trùm bài thơ
Nhấn mạnh :
Tư tởng – ý chí cao đẹp của người Chí sĩ CM
Kết luận : c) Chủ đề:
Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC.
@ Hoạt động 3: II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
 @Bwocs 1: @Đọc bài 
Mục tiêu :
Đọc và cảm thụ văn bản: chữ Hán và Dịch thơ
Cách thức tiến hành :
- GV hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc
Nhấn mạnh :
Cách đọc giọng đọc: khí thé mạnh mẽ- trầm tự tin bản lĩnh – ưu buồn - dứt khaót
Kết luận :
HS đọc bài – GV đọc mẫu
 @ BƯỚC 2: @ hiểu bài :
Mục tiêu 
GV hướng dẫn phân tích bài thơ theo bố cục
Cách thức tiến hành :
GV nêu phương pháp tiếp cận bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm thảo luận, và chốt ý.
Nhấn mạnh : 
Phân tích theo mạch thơ : Đề - thực – luận – kết
Kết luận :
1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai: 
Mục tiêu :
Làm rõ tuyên ngôn về chí làm trai
Cách thức tiến hành 
GV gọi HS đọc hai câu đề và chỉ ra đâu lf quan niệm chí làm tải, giải thích : Lạ , càn khôn , chuyển dời ..các từ này có nhiệm vụ gì trong câu và khái quát về chí làm trai theo PBC ?
 C1: PBC đã đưa ra quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc của con người trong vũ trũ như thế nào ở hai câu thơ đầu? Chú ý nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ.
GV liên hệ với quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công trứ, Cao Bá Quát.
Nhận mạnh : 
Chí làmg trai trong XHPK - quan niệm tích cực
Kết luận : Quan niệm làm trai 
“Làm trai phải ở trên đời ® điều kỳ lạ, việc lạ ® sự nghiệp phi thường
 Há để càn khôn tự chuyển dời.”
Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến:
đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường để lưu danh thiên cổ.
chí làm trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương ® tư tưởng tiến bộ của PBC.
- Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ :
Sống không tầm thường, không thụ động ® sống tích cực.
Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao.
Þ Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2 ® ý tưởng táo bạo bạo, một quyết tâm cao và niềm tự hào của đông nam nhi
2) Hai câu thực :
Mục tiêu :
Gỉai thích tư thế , trách nhiệm cá nhân và tự tin vao chính mình trong cõi đời
Cách thức tiến hành :
 C2: Ở hai câu thực, nhân vật trữ tình (tác giả) đã thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân bằng những biện pháp tu từ nào? Giá trị của những biện pháp tu từ đó? Lưu ý thêm phần nguyên tác so với phần dịch thơ xem có gì khác biệt?
Nhấn mạnh :
Bản lính ý thức đầy tự tin của PBC : Tu – Hữu ngã
Kết luận :
2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
 Sau này muôn thuở, há không ai?”
- Dịch nghĩa: Trong cuộc đời trăm năm phải có ta. Chẳng lẽ nghìn năm sau trong lịch sử dân tộc không có ai để lại tên tuổi hay sao?
- Nguyên tắc: “hữu ngã” ® “có ta”, bản dịch: “tớ” ® sự trẻ trung, hóm hỉnh ® thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước. 
- Câu hỏi tu từ ® niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình.
- Nghệ thuật bình đối : “bách niên” >< “thiên tải” ® sự tương phản giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của lịch sử ® khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó.
Þ Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi “ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước.
3) Hai câu luận :
Mục tiêu:
Bàn luận lẽ vinh nhục ở đời
Cách thức tiến hành :
C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế nào? Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ. Nhận xét câu 6 trong phần dịch so với nguyên tác.
Nhấn mạnh :
 Nhân cáh hóa : sống và chết
Kết luận :
3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc:
“Non sông đã chết, sống thêm nhục,
 Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”
- Thủ pháp nhân hóa: “non sông đã chết” ® giang sơn nữ một sinh mệnh có hồn. Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ ® PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân.
- Theo PBC, buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh thì cũng trở nên vô nghĩa. Ông đặt sự nghiệp giải phóng lên hàng đầu, kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và kêu gọi từ bỏ lối học cũ ® Tư tưởng mới mẻ này xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước của PBC.
Þ Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn ® thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
4) Hai câu kết:
Mục tiêu : khát vọng hành động và tư thế của người ra đi
Cách thức tiến hành :
C4: Hai câu cuối thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ như thế nào? Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8
Nhấn mạnh :
 hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8
Kết luận :
4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường:
"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
 Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”
- Không gian : biển Đông rộng lớn có thể sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng của mình.
- Lối nói nhân hóa: “sóng bạc tiễn ra khơi” ® trách nhiệm đè nặng trên vai nhưng tâm hồn thanh thản, thả sức cho ước mà bay cao, bay xa.
- Hình tượng thơ: vừa kì vĩ ; vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng bạc cùng cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của PBC.
Þ Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn laolàm nên nghiệp lớn.
Gợi ý cho HS tổng kết về hai giá trị của bài thơ.
@ Hoạt động 
@ Hoạt động 4: III. TỔNG KẾT:
Bước 1: Nghệ thuật
Mục tiêu : 
Thể thơ thất ngôn bát cú luật 
mang một giọng điệu rất riêng
Cách thức tiến hành :
gọi HS đọc lại văn bản và tóm tắt nghệ thật
Nhấn mạnh :
- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . .
Kết luận :
1/ Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn PBC. 
- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.
- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . .
Bước 2: Nội dung :
Mục tiêu : 
Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao
Cách thức tiến hành :
Goi HS phát biểu và tổng kết các nội dung học được trong phần phân tích trên
Nhấn mạnh :
được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC.
Kết luận :
2/ Nội dung:
- Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC.
- “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .
@ Hoạt động 5: Giáo dục – tích hợp
Mục tiêu :
GV có thể tích hợp
Giáo dục HS tình thần phấn đấu học tạp phụng sự non sông
Cách thức tiến hành:
Thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến : 5 phút
Nhấn mạnh :Tinh thần ý chí kiên định – nhân cách cao đẹp .Học tập lòng yêu nước và quyết tâm xây dựng ĐN 
@ Hoạt động 6: Củng cố
Mục tiêu :
giúp HS hệ thống bài
Cách thức tiến hành ;
Củng cố kiến thức nội dung và nghệ thuật
Đọc lại bài thơ
Nhấn nạng :
 Nội dung bài thơ
Ngệ thuật xây dựng bài thơ
Kết luận :
Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sị CM PBC trong bài thơ
@ Hoạt động 7 : Dặn dò:
Mục tiêu :
Hướng dẫn HS học bài cũ và soạn bài mới
Cách thức tiến hành :
- nêu câu hỏi HS soạn bài ở nhà
Nhấn mạnh :
Đọc bài Hầu trời và soạn bài
Kết luận :
- Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sị CM PBC trong bài thơ
. - Bài mới: Đọc và soạn bài “Hầu trời” của Tản Đà theo câu hỏi trong SGK trang 12
HS theo dõi và cảm nhận 
Cá nhân tự tích lũy lấy tri thức về PBC
Theo dõi , lắng nghe và cảm nhận
Ghi nhớ 
HS đọc SGK và theo dõi trong SGK 
Cá nhân phát biểu 
HS theo dõi bổ sung và Ghi nhận tri thức 
Có thể gạch chân vào SGK 
Theo dõi , lắng nghe và cảm nhận – Ghi nhơ tri thức
 HS trình bày , cá nhân theo dõi lắng nghe và ghi nhận
HS dựa vào Văn bản để chia bố cục theo yêu cầu GV
Cá nhân theo dõi và ghi nhận
HS suy luận nội dung bài thơ và phát biểu chủ đề
Cá nhân lắng nghe và theo dõi 
Cùng phát biểu . xây dựng chủ đề
Tự ghi bài
HS đọc văn bản 
 Chú ý giọng đọc
 Rèn luyện đoc
Cá nhân đọc thầm
HS chú ý câu hỏi , suy nghĩ và trả lời 
Cá nhân theo dõi , bổ sung
Lắng nghe và tự ghi
HS chú ý câu hỏi - họi ý nhóm và phát biểu cách hiểu
Cá nhân theo doic , lắng nghe , bổ sung 
Theo doĩ . lắng nghe 
 HS Tự ghi
HS suy nghĩ và trả lời theo cách hiểu
Cá nhân theo dõi , lắng nghe và tự ghi
HS suy nghĩ và trả lời 
Chú ý lắng nghe và theo dõi , bổ sung 
Tự ghi bài
HS đọc lại bài
Tóm tắt lại phần nghệ thuật bài
Tự ghi nhớ kiến thức
HS chú ý nội dung bài
Theo doic bài học, Tổng hợp nội dung chính
Tự ghi nhận
Lắng nghe . tự rút ra bài học cho bản thân
Tự hệ thống lại bài
Rút ra nội dung cần ghi nhớ
Đọc ghi nhớ
Lắng mghe . theo dõi và thực hiện ở nhà
Về nhà soạn bài 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 73 van 11 co ban soan theo mau moi tinh bentre.doc