Đề cương ôn tập môn Ngữ văn khối lớp 11 học kì I

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn khối lớp 11 học kì I

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI LỚP 11

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010

PHẦN I. LÍ THUYẾT:

1. Nêu những tác phẩm tiêu biểu, nội dung thơ, văn và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

2. Nêu quan điểm sáng tác, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao

3. Thế nào là ngữ cảnh, nêu các nhân tố của ngữ cảnh.

4. Nêu định nghĩa ngôn ngữ báo chí, các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2004Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn khối lớp 11 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG
TRƯỜNG THPT ĐẠ TÔNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI LỚP 11
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010
PHẦN I. LÍ THUYẾT:
1. Nêu những tác phẩm tiêu biểu, nội dung thơ, văn và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
2. Nêu quan điểm sáng tác, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao
3. Thế nào là ngữ cảnh, nêu các nhân tố của ngữ cảnh. 
4. Nêu định nghĩa ngôn ngữ báo chí, các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN
I/ Nghị luận xã hội
Câu 1: Qua bài “ Chiếu cầu hiền” em hãy phát bieur vai trò của người hiền tài đối với một đất nước ( viết thành một bài văn ngắn không quá 200 từ)
Câu 2: Từ đoạn trích “ vĩnh biệt cửu trùng đài”, theo em ta nên xử lí mối quan hệ giữa khát vọng nghệ thuật và lợi ích của nhân dân như thế nào? ( viết thành một bài văn ngắn không quá 200 từ)
Câu 3: Thanh niên với nhiệm vụ giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Câu 4. Suy nghĩ của em về câu nói “ tình thương là hạnh phúc của con người” 
II/ Nghị luận văn học
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về bức tranh phố huyện trong tác phẩm “ hai đứa trẻ” của Thạch Lam
Câu 2: Hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “ chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Câu 3: Hãy phân tích niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng và nêu cảm nhận của em về bộ mặt xã hội thượng lưu đương thời
Câu 4: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
Câu 5: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
ĐÁP ÁN
I. LÍ THUYẾT:
Câu 1: Học sinh học theo phần tiểu dẫn SGK. Cần trình bày được những nét cơ bản sau:
- Họ, tên ( năm sinh, năm mất), xuất thân, quê quán của tác giả
- Quá trình hoạt động văn học, cách mạng ( nêu ngắn gọn một vài nét)
- Các tác phẩm chính ( một vài tác phẩm)
- Phong cách nghệ thuật nêu khái quát
Câu 2: 
a. Những tác phẩm tiêu biểu
Trước khi thực dân pháp xâm lược: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu
Sau khi thực dân Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp
b. Nội dung thơ văn: hai nội dung chính:
- Nêu cao lí tưởng, đạo đức nhân nghĩa
- Thấm đượm tình yêu thương nhân dân
c. Nghệ thuật: 
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mang đậm tính chất trữ tình, đạo đức gắn với tinh thần yêu nước
- Ngôn ngữ, hình tượng thơ mang đậm sắc thái Nam Bộ: mộc mạc, bình dị, khoáng đạt mà hồn nhiên
Câu 3: 
Quan điểm sáng tác: 
Sáng tác của Nam Cao đi theo xu hướng hiện thực với những quan điểm sâu sắc, tiến bộ
Trước CMT8, Nam Cao quan niệm: tư tưởng nhân đạo là một tất yếu, với một tác phẩm có giá trị. Bên cạnh đó ông còn quan niệm: cẩu thả trong văn chương là “ bất lương, đê tiện” 
Sau CMT8, ông hòa mình vào cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Oâng gác lại những ước mơ, hoài bão của mình để dùng ngòi bút phục vụ kháng chiến, quan niệm : sống đã rồi hãy viết, góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn
Các đề tài chính: 
+ Trước CMT8: hai đề tài:
Người trí thức nghèo : giăng sáng, đời thừa
Người nông dân nghèo: chí Phèo, Lão Hạc
+ Sau CMT8: ông hướng ngòi bút của mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Tác phẩm tiêu biểu: đôi mắt, nhật kí ở rừng, Kí sự biên giới
Phong cách nghệ thuật của Nam Cao: là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo
Oâng có tài miêu tả tâm lí nhân vật
Oâng thường đảo lộn không gian và thời gian trong tác phẩm tạo nên kiểu kết cấu tâm lí vừa phóng túng linh hoạt, vừa linh hoạt vừa nhất quán chặt chẽ.
Oâng thường quan tâm tới những sự kiện nhỏ nhặt để từ đó đặt ra những vấn đề có tính triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật
Oâng là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, yêu thương.
Câu 4: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói
Các nhân tố của ngữ cảnh: nhân vật giao tiếp, bối cảnh giao tiếp rộng và hẹp, hiện thực được nói tới, văn cảnh.
Câu 5: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội
+ Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: 3 đặc trưng
Tính thông tin, thời sự
Tính ngắn gọn
Tính sinh động, hấp dẫn
II. TẬP LÀM VĂN
A/ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
Câu 1. 
a/ MB: Giới thiệu vấn đề
b/ TB: cần có các ý cơ bản sau:
Người hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
Một đất nước hùng mạnh phải biết trọng dụng nhân tài. Xem người hiền tài là “ rường cột” của đất nước ( như vua Quang Trung”
Liên hệ, mở rộng: muốn cống hiến cho đất nước, mỗi học sinh cần nỗ lực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Có nhu thế mới thành người hiền tài, mới giúp ích được cho đất nước.
c/ Kết bài: khẳng định lại vai trò của hiền tài.
Câu 2: 
a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề
b/ Thân bài: cần có các ý cơ bản sau:
Người nghệ sĩ trước hết là một công dân, là một công dân trong cộng đồng. Vì vậy bản thân người nghệ sĩ cần có trách nhiệm với đất nước với xã hội.
Nếu như những dự định, những khát khao nghệ thuật của nghệ sĩ không đi ngược lợi ích cộng đồng thì người nghệ sĩ nên theo đuổi. Nhưng nếu dự định ước mong của người nghệ sĩ đi ngược với quyền lợi của nhân dân thì phải biết tôn trọng lợi ích của nhân dân.
Liên hệ mở rộng: bài học cảnh tỉnh mà tác giả mà Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm qua nhân vật Vũ Như Tô là bài học sâu sắc. Nghệ thuật phải gắn liền với lợi ích của nhân dân thì nghệ thuật mới có sức sống lâu bền. Nếu đất nước giàu mạnh hôm nay thì điểm tô cho đất nước là không sai trái. Nhưng nếu nhân dân đói khổ mà lại lấy công sức của nhân dân điểm tô cho đất nước là tội lỗi.
c/ KB: khẳng định lại việc “ cần xử lí hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của nhân dân và quan điểm nghệ thuật thuần túy”
Câu 3: 
a/ MB: Giới thiệu vấn đề
b/ TB: cần có các ý cơ bản sau:
Oâ nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề nghiêm trọng đối với các nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển
Oâ nhiễm môi trường gây nhiều tác hại cho cuộc sống con người: bệnh tật tăng lên, mùa màng thất bát, thiên tai xảy ra liên miên. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn minh nhân loại
Oâ nhiễm môi trường diễn ra ở mọi nơi ảnh hưởng đến mọi nguồn lực thiên nhiên như đất, nước, không khí
Giảm thiểu o nhiễm môi trường là vấn đề bức thiết của mỗi công dân, mỗi đất nước và cả nhân loại
Để giảm ô nhiễm môi trường cần tuyên truyền tác hại của ô nhiễm môi trường với cộng đồng dân cư, không chặt phá rừng bừa bãi, hạn chế sử dụng chế phẩm có nguồn gốc nilon.
c/ KB: Khẳng định tác hại của ô nhiễm môi trường và nêu cao yêu cầu phải giảm thiểu nó.
Câu 4:
a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề
b/ Thân bài: cần có các ý cơ bản sau:
Giải thích vì sao nói “ tình thương là hạnh phúc của con người” : tình thương là tình cảm cao quý trong xã hội loài người. Nó khiến cho mọi người gần nhau hơn, biết sống vì nhau 
Khẳng định tình thương là ngọn nguồn hạnh phúc. Xóa tan mọi oán thù
Liên hệ mở rộng: bản thân chúng ta là những con người đang sống trong xã hội cần phải bồi dưỡng cho mình thứ tình cảm cao quý: tình thương. Cụ thể: thương yêu người thân, bạn bè, đến thương yêu đồng loại để xã hội tốt đẹp hơn
c/ KB: Khẳng định tính chính xác, khẳng định lại giá trị của câu nói. 
B/ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
Câu 1: 
a/ Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
b/Thân bài:cần cĩ những ý cơ bản sau:
- Bức tranh phố huyện được miêu tả qua hai yếu tố: cảnh vật và con người
- Cảnh vật: được miêu tả qua bức tranh liên hồn: Phố huyện chiều tàn, vào đêm và phố huyện lúc đem khuya.
*Phố huyện lúc chiều tàn:
+ Tiếng trống thu không, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây đỏ hồng như ngọn than sắp tàn.
+ Chiều,chiều rồi. Một chiều êm ả như ru. Văng vẳng tiếng ếch nhái, muỗi đã bắt đầu vo ve.
+ Đặc biệt là hình ảnh phiên chợ tàn của vùng quê nghèo =>Cảnh phố huyện yên tĩnh, buồn lặng, xác xơ, gợi nỗi buồn thấm thía cho người đọc.
*Phố huyện lúc vào đêm:
+ Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoang thoảng gió mát. Đường phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối.
+ Những nguồn sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn nơi cửa hàng chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, ngọn đèn trong cửa hàng chị em Liên mà ánh sáng chỉ là “khe, hột”
Bóng tối len lỏi bao trùm cả phố huyện tạo cảm giác tối tăm, nghèo nàn của phố huyện.
*Phố huyện lúc về khuya:
+ Tiếng cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối.
+ Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại.
+Sự xuất hiện của đoàn tàu sang trọng khác xa phố huyện nghèo nàn.
+ Bằng các thủ pháp so sánh, đối lập tác giả đã làm nổi bật bức tranh phố huyện. Từ đĩ ta cảm nhận về một phố huyện nghèo nàn, xác xơ, tiêu điều. Bóng tối như cái nền của tác phẩm, nó báo hiệu những mảnh đời buồn tẻ, đáng thương, mịt mù, tăm tối.
* Những mảnh đời ở phố huyện.
- Con người phố huyện là những con người tội nghiệp, bé nhỏ với cuộc sống quẩn quanh
- Những đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được còn sót lại.
- Hàng nước chị Tí nghèo nàn, ế ẩm. Với một câu nói như một tiếng thở dài ngao ngán “ Ối dào sớm với muộn mà có ăn thua gì”.
- Gánh phở của bác Siêu : gánh ra rồi lại tủi ngủi gánh về ->Là thứ quà xa xỉ tại phố huyện này.
- Gia đình bác Xẩm: Với một vẻ nhếch nhát, tàn tạ với tiếng đàn ế khách điểm vào đêm. 
- Bà cụ Thi :Tiếng cười khanh khách, man rợ lẫn vào đêm tối như một bóng ma ->Tạo nên sự ghê rợn, thê lương,ï tàn tạ của một kiếp người. 
- Chị em Liên: một thời sống ở Hà Nội tươi sáng, sang trọng nay phải sống lay lắt, tăm tối với gian hàng ít ỏi, vụn vặt.
-> Cuộc sống trôi theo nhịp độ bất di,bất dịch từ ngày này sang ngày khác. Kiếp sống con người nhỏ nhoi, vô vị. Bức tranh phố huyện chính là hình ảnh xã hội nước ta những năm trước cách mạng tháng Tám.
 - Thạch Lam tràn đầy thương xĩt với những kiếp người nhỏ bế, cơ cực. Đó là sự đồng cảm, chia sẻ của tác giả với những kiếp sống lay lắt, bết tắc, mỏi mòn.Là người thông minh, tính
c/ Kết bài: Khẳng định lại giá trị của bức tranh phố huyện (hiện thực cuộc sống, tình cảm của tác giả). Khẳng định giá trị của truyện ngắn và tài năng của tác giả.
Câu 2: 
a/ Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
b/Thân bài:cần cĩ những ý cơ bản sau:
Huấn Cao là một hình ảnh đẹp về tài hoa, khí phách và thiên lương của con người mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm.
 * Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ: 
 - Người tỉnh Sơn khen: “tài viết chữ nhanh và đẹp”
 - Quản ngục: “chữ ông Huấn Cao đẹp và vuông lắmcó được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”
-> Tài thư pháp làm mọi người mến mộ.
* Vẻ đẹp của cái tâm cao cả:
 - Trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. 
 - Cố ý khinh bạc viên quản ngục.
 - “Nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Cả đời mới viết hai bộ tứ bình, một bức trung đường cho ba người bạn thân.” 
-> Ông ý thức rõ giá trị tài năng của mình, sống trọng nghĩa khinh lợi.
 - Khi biết rõ tấm lòng viên quản ngục: “Ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài  thiếu chút nửa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” , bằng lòng cho chữ, khuyên quản ngục 
-> Coi quản ngục như bậc tri âm tri kỉ.
=> Nhân cách chính trực, thiên lương bừng sáng chốn lao tù.
 * Vẻ đẹp khí phách phi thường:
 - Văn võ song toàn, người cầm đầu bọn phiến loạn chống lại triều đình, tài bẽ khóa vượt ngục
 - Vào ngục: ra lệnh cho các đồng chí lạnh lùng dỗ gông -> thái độ coi thường tất thảy, kể cả quyền uy.
 - Trước thái độ biệt nhỡn của quản ngục: “thản nhiên nhận coi đó là việc làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”
 - Trả lời quản ngục: “ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một diều là ngươi đừng đặt chân vào đây” - cố ý làm ra khinh bạc đến điều. 
 - “ Đến cảnh chết chém ông còn không sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này” 
-> Ông giống như một vị khách tự do trong chốn lao tù nghiệt ngã: ngạo nghễ kiên cường, ung dung tự tại, ngang tàng.
- Bằng các biện pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật bằng các chi tiết chọn lọc, đặt nhân vật vào các tình huống độc đáo. Nguyễn Tuân đã khắc họa một Huấn cao với vẻ đẹp vẹn toàn: tâm – tài – khí phách. 
- Hình tượng Huấn cao là hình tượng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác. Hình tượng Huấn Cao còn là hình tượng chứa d975ng những suy nghĩ, quan niệm của Nguyễn tuân với nghệ thuật và đất nước: cái tài, cái đẹp gắn liền với cái tâm và thiện.. Huấn cao chứa đựng tấm lòng yêu nước thamà kín của tác giả.
c/ Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị hình tượng Huấn Cao
- Khẳng đinh sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc.
Câu 3: 
a/ Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
b/Thân bài:cần cĩ những ý cơ bản sau:
Trước cái chết của cụ Cố Tổ, đám con cháu trong gia đình không buồn mà trái lại rất vui vì có niềm hạnh phúc riêng.
* Cụ cố Hồng: 50 tuổi được gọi là cụ cố và được diễn trò già yếu trước con mắt của hàng nghìn người.
- Cụ mơ màng đến lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo để cho thiên hạ phải chỉ trỏ “ Uùi chà, con giai đã lớn đã già thế kia kìa”.
-> Cụ chỉ mong thỏa mãn mong muốn của mình, không hề đau xót, tiếc thương cha : người con bất hiếu.
* Oâng Văn Minh thì sung sướng bởi chắc chắn sẽ được chia một phần kha khá và “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viễn vông nữa”.
* Oâng Phán mọc sừng thì hả hê vì đã được cụ cố Hồng hứa chia cho vài nghìn đồng bởi giá trị của đôi sừng hươu trên đầu.-> Thực dụng, giả tạo - không còn nhân cách.
=> Những niềm vui, niềm hạnh phúc quái gở, tàn nhẫn.
- Tuy vui nhưng biểu hiện của đám con cháu lại rất bối rối
+ Cụ Cố Hồng gắt 1782 câu “biết rồi khổ lắm nói mãi”
+ Oâng Văn Minh thì “đăm đăm, chiêu chiêu”
+ Bà Văn Minh : sốt ruột 
+ Cậu tú Tân thì điên ngươi lên
+ Cô Tuyết thì trên mặt lại có cái buồn lãng mạn
=> Tất cả mọi người trong gia đình đều bối rối nhưng việc bối rối không phải là buồn đau mà đều muốn thỏa mãn ước nguyện của mình.Nỗi đau xót khi tình cảm gia đình, tình người bị đồng tiền che lấp, lu mờ.
ĩBằng nghệ thuật xây dựng thành công tình huống đối lập, ngòi bút đặc tả chân dung biếm họa, thủ pháp phóng đại như thật, nghệ thuật trào phúng gây cười độc đáo.Vũ Trọng Phụng đã lột tả chân tướng giả dối lố bịch của những hạng người mang danh là văn minh thượng lưu.Đồng thời tác giả lên án đồng tiềnm lối sống Âu hóa làm lu mờ mọi giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
c/ Kết bài: 
Khẳng định nét đặc sắc của đoạn trính
Khẳng định giá trị tác phẩm và tài năng của Vũ Trọng Phụng.
Câu 4:
a/ Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
b/Thân bài:cần cĩ những ý cơ bản sau:
* lai lịch:
- Sinh ra bên cạnh lò gạch bỏ không, không cha, không mẹ, đi ở từ nhà này đến nhà khác.
- Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến. 
- Có ước mơ đẹp, bình dị: có gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải  khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”
- Bị bà ba gọi lên xoa bóp  Chí thấy nhục.
- Chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến nhẫn tâm đẩy Chí vào tù
=> Chí vốn là là người nông dân hiền lành, lương thiện có ý thức về nhân phẩm 
* Sự tha hóa của Chí.
- Sau 7, 8 năm đi ở tù -> nhà tù thực dân đã biến một người nông dân khỏe mạnh, lương thiện, tự trọng thành con “quỹ dữ của làng Vũ Đại” Chí hoàn toàn thay đổi.
- Nhân hình/ diện mạo: Cái đầu thì cạo trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mắt thì đen cơng cơng, hai mắt thì gườm gườm, cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ...mở miệng ra là chửi.
-> Hình dạng thay đổi dữ tợn, gớm ghiếc như tên lưu manh.
- Nhân tính: 
- Chí triền miên trong cơn say, có lẽ chưa bao giờ hắn tỉnh để nhớ rằng có hắn ở trên đời 
- Hắn chỉ biết rạch mặt ăn vạ
- Mở miệng ra là chửi
- Tuy nhiên nhà tù mới chỉ làm Chí thay đổi về hình dáng, tính cách chứ chưa biến hắn thành “con quỹ dữ”, kẻ biến hắn thành “quỹ dữ” là Bá kiến, Bá Kiến dùng sự khôn ngoan, giả hoạt để xoa dịu lòng căm thù và biến Chí thành tay sai.
-> Quá trình tha hóa của Chí là quá trình có hệ thống, cuộc sống ngột ngạt, đói nghèo. Sự đè nén của bọn cường hào ác bá đã đẩy bao người lương thiện đến chỗ tha hóa. Đó là vấn đề nhức nhối trong xã hội nước ta những năm trước cách mạng. 
c/ Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Dù có trở thành quỹ dữ ngọn lửa lương tri vẫn âm ỉ cháy trong lòng chí. Được sự săn sóc và tình yêu của Thị Nở thức tỉnh, Chí đã sống lại ước mơ giản dị và đặc biệt khao khát được trở lại xã hội loài người.
- Sự khao khát được trở lại làm người của Chí đã bị từ chối bởi bà cô Thị Nở và chính xã hội đó. Xã hội đó đã không thừa nhận Chí là người – Bi kịch của Chí không được thừa nhận là người.
=> Chính xã hội đó đã giết chết một linh hồn đang hướng thiện.
- Không còn con đường nào khác Chí tìm đến bá kiến – xác định kẻ thù đã gây ra nỗi đau cho mình “tao muốn làm người lương thiện  chỉ có một cách biết không?...” Chí giết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình.
- Chí chết là vì: + Chí muốn kết liễu những cái ác -> Chỉ có cách đó Chí mới là người lương thiện.
+ Chí tự thấy mình không xứng đáng làm người, không thể là người lương thiện.
-> Yù thức nhân phẩm của con người hoàn toàn thức tỉnh.
=> Đây là hành động vùng lên của một con người bị áp bức đến mức đường cùng. Đây không phải là hành động lưu manh mà là sự đấu tranh để tồn tại và được làm người – mâu thuẩn xung đột hết sức gay gắt giữa người bị trị với kẻ thống trị. Hình ảnh Chí Phèo đòi quyền sống vừa có giá trị tố cáo hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc. Nam Cao muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của ngọn lửa lương tri trong tâm hồn những người nơng dân chân chất, thật thà.
c/ Kết bài: 
Khẳng định giái trị hình tượng nhân vật
Khẳng định sức sống lâu bền của tác giả, tác phẩm trong lịng bạn đọc.
Câu 5: 
a/ Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
b/Thân bài:cần cĩ những ý cơ bản sau:
Giá trị hiện thực:
Phản ánh cuộc sống tăm tối của người nơng dân trong xã hội cũ: bị áp, bức, bĩc lột, bị đè nén hết sức dã man (Chí Phèo, thị Nở)
Phản ánh quá trình tha hĩa của một bộ phận nơng dân khi bị đẩy đến bước đường cùng (Chí Phèo )
Phản ánh sự tàn nhẫn độc ác của giai cấp thống trị đương thời: bọn cường hào ác bá bĩc lột nhân dân. Nhà tù của chế độ thực dân làm biến đổi con người.
Giá trị nhân đạo:
Từ sự phản ánh trên tác phẩm gĩp phần tố cáo tội ác của chế độ thực dân, nửa phong kến đương thời đã đẩy biết bao con người vơ tội vào bước đường lầm lạc.
Tác phẩm lên tiếng bênh vực cho những số phận bất hạnh (Chí Phèo, Thị Nở)
Khẳng định bản chất tốt đẹp luơn sống mãi trong tâm hồn những người dân quê chân chất: quá trình thức tỉnh của Chí, sự đau xĩt cho nhân vật vì chỉ cĩ cái chết nhân vật mới được làm người lương thiện.
c/ Kết bài:
Khẳng định hai giá trị của tác phẩm
Khẳng định sức sống của tác phẩm.
Tổ Trưởng 	Nhĩm Trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HOC KI I MON NGU VAN KHOI 11.doc