Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 84: Nỗi thương mình

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 84: Nỗi thương mình

I/ Mục tiêu bài học

 Giúp Hs:

1. Kiến thức

 Nỗi thư¬ơng thân và sự ý thức cao về nhân phẩm của Kiều.

 Sử dụng các phép tu từ, hình thức đối xứng.

2. Kĩ năng

 Củng cố kĩ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình.

 Rèn luyện kĩ năng phân tích những câu thơ hay.

II/ Phương pháp, phương tiện

1. Phương pháp : Đọc-hiểu, gợi tìm, phát vấn, thuyết giảng, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

2. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1590Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 84: Nỗi thương mình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/ 3/2011	Ngày giảng: 17 /3/2011
Tiết 84- Đọc văn
NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I/ Mục tiêu bài học
 Giúp Hs:	
1. Kiến thức 
- Nỗi thương thân và sự ý thức cao về nhân phẩm của Kiều.
- Sử dụng các phép tu từ, hình thức đối xứng.
2. Kĩ năng 
- Củng cố kĩ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích những câu thơ hay.
II/ Phương pháp, phương tiện
Phương pháp : Đọc-hiểu, gợi tìm, phát vấn, thuyết giảng, kết hợp trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng
III/ Tiến trình dạy học
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5phút
 ? Đoạn trích miêu tả lí lẽ trao duyên của Thúy Kiều như thế nào
 ? Qua đó hiện lên nhứng phẩm chất của nhân vật như thế nào
 3. Nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV và Hs
Yêu cầu cần đạt
 ? Em hãy trình bày sơ lược về vị trí đoạn trích
 ? Em có thể chia đoạn trích thành mấy phần để phân tích
? Theo em những hình ảnh nào miêu tả cuộc sống ở chốn lầu Xanh
? Nhận xét về dùng biện pháp nghệ thuật
 ? Qua đó thấy cảnh sống Lầu xanh được miêu tả như thế nào 
? Thái độ của tác giả đối với nhân vật ?
 ? Những lời thơ nào tỏ bày trực tiếp tâm trạng của Thúy Kiều
? Theo em những câu thơ này đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì
 ? Những biện pháp ấy biểu hiện tâm trạng gì của nhân vật
? Câu thơ nào cho thấy sự đối lập trong cuộc sống của Kiều? Nhưng biện pháp nghệ thuật được sử dụng ?
 ? Câu thơ “Riêng mình nào biết có xuân là gì” cho thấy cảm nhận và tâm trạng của Kiều về cuộc sống hiện tại ra sao
 ? Cảnh sống ở Lầu xanh được miêu tả như thế nào
 ? Em hiểu câu thơ này như thế nào
 Củng cố: ?Theo em Thúy Kiều có những mối trăn trở như vậy có ý nghĩa như thế nào
 Trong tái ngộ: Kim Trọng nói: 
 Như nàng lấy hiếu làm trinh
 Bụi nào cho đục được mình ấy vay
 Đoạn này góp phần lý giải câu nói ấy như thế nào
I.Tìm hiểu chung
 1. Vị trí đoạn trích
- Thuộc phần 2 : Gia biến và lưu lạc.
- Từ câu1229-1248 miêu tả cảnh sống ô nhục của Kiều ở lầu xanh.
 2. Bố cục: 3 phần.
- 4 câu đầu: hoàn cảnh sống của Thúy Kiều.
- 8 câu tiếp: tâm trạng của Thúy Kiều.
- 8 câu cuối: khái quát nỗi niềm tâm trạng của Thúy Kiều bằng cảnh vật.
 II.Đọc - hiểu văn bản 
1. Hoàn cảnh sống của Kiều
 - Cảnh sinh hoạt ở chốn lầu xanh: 
 + bướm lả ong lơi,
 + lá gió cành chim, 
 + say đầy tháng, trận cười suốt đêm, 
 +Tống Ngọc, Trường Khanh.
Bút pháp ẩn dụ tượng trưng ước lệ, phép đối xứng.
 cảnh sống với thân phận một kĩ nữ lầu xanh nhục nhã ê chề trong Cuộc sống ồn ào, nhộn nhịp -> chân dung cao đẹp của nhân vật. 
" Thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả với nhân vật.
2. Tâm trạng của Thúy Kiều 
 * Lời bày tỏ trực tiếp nỗi lòng mình.
 Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh-> khuya, vắng lặng, cô liêu
 Giật mình/ mình lại thương mình/ xót xa.
- Nhịp cắt 3/3, 2/4/2, điệp từ “mình” 
-> Sự cô đơn trơ trọi xót xa ,tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử về phẩm giá, nhân cách và quyền sống của bản thân.
- Khi sao phong gấm rủ là >< Giờ sao tan tác ...
" quá khứ êm đềm, hạnh phúc, trong trắng > đau tiếc thương thân mình xót vì bị vùi dập phũ phàng, tủi nhục ê chề và nỗi đau về sự thay thân đổi phận.
- Các cặp tiểu đối sáng tạo: dày gió/ dạn xương, bướm chán/ ong chường, mưa Sở/ mây Tần.
Nào biết có xuân
" Cuộc sống hiện tại tủi nhục, ê chề.
 ]Tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân mình . Vô cảm, không biết đén tình yêu và hạnh phúc.
3. Nỗi cô đơn, đau khổ đến tuyệt đỉnh của Kiều
- Cuộc sống ở Lầu xanh
 Vẻ ngoài > < Thực chất
tao nhã, đủ cả nhơ nhớp, tủi nhục.
“cầm, kì, thi, tửu”, 
đủ lệ “phong, hoa,
tuyết, nguyệt”.
 -> Cảnh đẹp,song lạnh lẽo, con người thờ ơ gượng gạo với tất cả cảnh vật xung quanh.
- Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
à tả cảnh ngụ tình . Tâm trạng: gượng gạo, buồn đau, tủi hổ, chán chường, bẽ bàng. Ý thức nhân phẩm của một tâm hồn cao thượng, trong trắng.
=>Nhà văn đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ. đề cao nhân cách của thúy Kiều
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Khai thác triệt để các hình thức đối xứng.
- Sử dụng ước lệ, điệp từ, v.v.
2. Ý nghĩa văn bản 
Nỗi xót xa, đau đớn của Kiều khi sống ở lầu xanh và sự ý thức cao về nhân phẩm của nàng. 
Dặn dò
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Nêu những biện pháp nghệ thuật diễn tả hoàn cảnh và thân phận của Kiều trong đoạn trích. 
- Soạn bài mới : phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 84 NỖI THƯƠNG MÌNH.doc