Giáo án Ngữ văn 11 tiết 125, 126: Đọc văn Tôi yêu em (Pu-Skin)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 125, 126: Đọc văn Tôi yêu em (Pu-Skin)

Tuần 32

 Đọc văn

 TÔI YÊU EM

PU-SKIN

TIẾT 125,126

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu chân thành, cao đẹp trong nhân vật trữ tình.

 - Nắm được những nghệ thuật cơ bản tạo nên nét đặc sắc của bài thơ, từ đó có một vài ý niệm về phong cách nghệ thuật thơ cổ điển của Pu-skin.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 125, 126: Đọc văn Tôi yêu em (Pu-Skin)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
 Đọc văn 
 TôI yêu em
Pu-skin
Tiết 125,126
Ngày soạn: 20/4/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình yêu chân thành, cao đẹp trong nhân vật trữ tình.
 - Nắm được những nghệ thuật cơ bản tạo nên nét đặc sắc của bài thơ, từ đó có một vài ý niệm về phong cách nghệ thuật thơ cổ điển của Pu-skin.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ.:
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
@ Hs làm việc với SGK
Cuộc đời vàSự nghiệp sáng tác của Pu-skin ?
Đặc điểm thơ Pu-skin ?
Nêu bố cục bài thơ ?
Đọc bốn câu thơ đầu
Tâm trạng nhân vật trữ tình
được thể hiện như thế nào?
Hs đọc câu 5 và 6
Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những từ ngữ nào?
Hs đọc câu 7 và 8
Em có suy nghĩ gì về lời cầu chúc này?
Hs làm việc theo nhóm
Thủ pháp nghệ thuật chính
trong bài thơ?
I/ Tiểu dẫn.
Tác giả:
Pu-skin (1799-1837)
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vich Pu-skin sinh trưởng trong một gia đình quý tộc lâu đời ở 
Mát-xcơ-va.
Pu-skin sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước ngợi ca tự do,
Phản đối chế độ Nga hoàng thối nát.
1820-1826 vì những bài thơ tiến bộ Pu-skin bị Nga hoàng đày đi phương nam rồi phương bắc.
1827 hạn đi đày được giảm, Pu-skin được trở về kinh đô.
1837 Pu-skin bị sát hại trong một cuộc đấu súng giữa ông với Đăng-téc, một tên người pháp sống
lưu vong (do chính quyền Nga hoàng chủ mưu). Năm đó ông mới ba mươi tám tuổi.
-Pu-skin viết nhiều thể loại:
+8000 bài thơ trữ tình
+Tiểu thuyết thơ ép-ghê-nhi-Ô- nhê-ghin
+Trường ca Ru-xlan và Li-út-mi-la...
+Truyện ngắn: Con đầm pích, cô tiểu thư nông dân
+Tiểu thuyết lịch sử: con gái viên đại uý
Nhiều vở kịch, truyện cổ tích bằng thơ.
“Mặt trời của thi ca Nga”
“Thơ Pu-skin có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A.Đô-brô-liu-bốp)
“Qua thơ Pu-skin, thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính diệu kì” [Gô-gôn (1819-1852)]
-Hai chủ đề cơ bản xuyên suốt dòng chảy thi ca Pu-skin là cảm hứng tự do và tình yêu:
“Ta sẽ mãi được nhân dân yêu mến
Vì thơ ta đã đánh thức những tình cảm tốt lành
Vì trong thế kỉ bạo tàn ta đã ca ngợi tự do
Và gợi từ tâm đối với kẻ sa cơ”
-Thơ Pu-skin là tiếng nói của tâm hồn Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị và chân thực.
2. Bố cục
Ba phần
+Phần một: bốn câu đầu
(Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình)
+Phần hai: câu 5 và câu 6
(Thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng)
+Phần ba: hai câu còn lại (Sự chân thành vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình)
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
-Ba tiếng “tôi yêu em” mở đầu như một tín hiệu thẩm mĩ, một mĩ từ đẹp nhất của loài người. 
-Giãi bày, chân thành, thừa nhận giản dị, đáng yêu
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau” (Tố Hữu)
-Chừng có thể: quá khứ
Ngọn lửa tình: ấp ủ, dai dẳng cháy đến nay.
-Câu 3 và 4: đột ngột chuyển mạch cảm xúc:
“Không để em phải bận lòng” “Hồn em phải gợn bóng u hoài”
Lí trí mách bảo, lệnh cho con tim phải ngừng yêu, tự dập tắt ngọn lửa tình yêu!
Mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc: nhân vật em được phần nào hé mở qua các từ “em bận lòng”, “hồn em gợn bóng u hoài”
2. Tâm trạng đau khổ của nhân vật trữ tình
“Âm thầm” “không hi vọng”
“Rụt rè” “hậm hực lòng ghen” 
Đủ mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu đơn phương 
Vô vọng một phía.
Đau khổ , ghen tuông , ích kỉ, nhưng lí trí đã chiến thắng, tôi không rơi vào trạng thái thấp hèn, ích kỉ của tình yêu thường tình!
3. Lời cầu chúc chân thành cao thượng 
Dâng hiến, chân thành, cao thượng, thể hiện tình yêu: tôi giữ lại mọi đau khổ, để cầu cho em:được người tình như tôi đã yêu em!
Không phải là sự so sánh hơn kém giữa tôi và người tình em đã chọn. Hàm ẩn trong đó là lời nhắn nhủ cao thượng: “Đâu hơn em lấy, đâu bằng đợi anh”. Yêu say đắm, chân thành và đau khổ, nhưng đủ tỉnh táo để vĩnh biệt một tình yêu đơn phương không thành.
“Hết rồi tình đã vỡ tan
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em
Những lời chua xót thốt lên
Anh nghe lời đáp của em hết rồi”
 (Không đề-Pu-skin)
Tôn vinh phẩm giá con người, dẫu tình yêu không thành, nhưng vẫn để lại dấu ấn đẹp ! đó chính là tâm hồn trong sáng của Pu-skin!
III. Củng cố
 điệp từ “tôi yêu em”, hình ảnh ngọn lửa, mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc, dâng hiến...
& Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài sau:
 Đọc thêm: bài thơ số 28
Bài thơ số 28
Ta-go
A. Mục tiêu bài học 
Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu và nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
B. Phương tiện thực hiện
+Sách GK, sách GV
+Tuyển tập thơ Ta-go
+Giáo án lên lớp cá nhân
C.Cách thức tiến hành
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình lên lớp
1.Kiểm tra bài cũ:
Tình cảm cao thượng của nhân vật trữ tình trong bài thơ tôi yêu em?
2. giới thỉệu bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
 I. Tìm hiểu chung
@ Hs làm việc với Sgk
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941), nhà văn, nhà văn hoá lớn của ấn Độ
Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Bà La Môn nổi tiếng tại thành phố Can-cút-ta, bang Ben-gan. Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:
+ 52 tập thơ
+ 42 vở kịch
+ 12 bộ tiểu thuyết
+ Hàng ttăm truyện ngắn, hàng nghìn ca khúc và 
Tranh vẽ.
Nhân dân ấn Độ tôn vinh ông là “thánh sư”
+1913, Ta-go là người châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học với tập “Thơ Dâng”
Gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh.
Nêu xuất xứ của bài thơ?
*Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn, thơ ông thường không có đầu đề.
Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902) 
Nêu bố cục bài thơ?
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Bố cục
Ba đoạn
Đoạn một: 6 câu đầu. Từ đầu đến ... “không biết gì tất cả về anh”
(Tình yêu là sự hiểu biết hoà điệu giữa hai tâm hồn con người)
Đoạn hai: tiếp đó đến câu 12 “em có biét gì về biên giới của nó đâu”
(Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận)
Đoạn ba: còn lại
(Những nghịch lí để diễn tả sự đa dạng phong phú của tình yêu và cuộc đời)
Hs đọc Sgk
Hình ảnh mở đầu bài thơ là đôi mắt, ý nghĩa của chi tiết nghệ thụât này?
2. Tình yêu là sự hoà điệu của tâm hồn hai người
-Đôi mắt:
+Sự biểu đạt của tâm hồn
+Đôi mắt em băn khuăn dò hỏi, khao khát được hiểu thấu người mình yêu!
+So sánh: đôi mắt “như trăng kia muốn lặn sâu vào biển cả”. Trăng hiểu biển, biển hiểu trăng, tâm hồn muốn tìm hiểu tâm hồn.
+Anh hiểu em và anh giãi bày:
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
Anh không dấu em một điều gì”
Chân thành và mãnh liệt, em hướng về anh, anh hiểu em, cùng hướng về nhau, tình yêu đòi hỏi sự hoà điệu của hai tâm hồn, nếu không:
“Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Anh là anh, em vẫn cứ là em”
 (Xa cách- Xuân Diệu)
Hs khổ thơ tiếp theo
Cấu trúc của đoạn thơ này có gì đặc biệt?
3.Tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện
+Giả định không thực: anh là.. anh là...
+Kiểu câu thơ sóng đôi
Tự nguyện hiến dâng, dịu dàng âu yếm. 
Anh là viên ngọc, là đoá hoa, quàng vào cổ, đặt lên mái tóc em!
Câu thơ tiếp xuất hiện nghịch lí gì?
+ Đời anh là trái tim
+Tình yêu không thể dựa trên nền tảng vật chất!
+ Trái tim: vừa cụ thể, vừa trìu tượng, vừa nhỏ be, vừa lớn lao...dẫu em có cả vương quốc trái tim tình yêu của anh, em cũng không thể nào hiểu hết được nó! Tình yêu không thể hiểu bằng quan sát, phân tích, chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu!
Hs đọc khổ thơ cuối
Đoạn thơ có cấu trúc giống đoạn hai ở chỗ nào?
4. Tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống 
-Cấu trúc sóng đôi: Anh là A, là B, là C
-Trái tim tình yêu với những cung bậc cảm xúc tưởng chừng như đối lập nhau: niềm vui/ nỗi khổ đau; tính triết lí: tình yêu chẳng dễ tỏ bày, chẳng dễ phản ánh và bộc lộ trọn vẹn
@ Suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ này?
III. Củng cố
+Tình yêu đòi hỏi sự hiểu biết, tự nguyện hiến dâng ở cả hai phía
+Tình yêu là thế giới của sự vô bờ, thiêng liêng và nhiều bí ẩn
+Tình yêu chính là cuộc sống, tình yêu tạo sự hướng thiện, làm đẹp tâm hồn con người, là cơ sở để loài người tồn tai và phát triển.
& Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài sau:
 Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt 

Tài liệu đính kèm:

  • doc125,126 Toi yeu em.doc