Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 61 đến tiết 67

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 61 đến tiết 67

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Hiểu và cảm thụ cảnh này: NT xây dựng kịch của Sếch-xpia; ND ca ngợi TY trong sáng bất chấp mọi trở ngại của đôi nam nữ TN thời đại Phục hưng

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ: Hiểu biết của em về đoạn trích vở kịch “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1424Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 61 đến tiết 67", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61 ( ĐV)
Tình yêu và thù hận
( Trích “ Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) 
 ( Sếch- xpia )
 Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu và cảm thụ cảnh này: NT xây dựng kịch của Sếch-xpia; ND ca ngợi TY trong sáng bất chấp mọi trở ngại của đôi nam nữ TN thời đại Phục hưng 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Hiểu biết của em về đoạn trích vở kịch “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1:HDHS tìm hiểu khái quát về tác giả và thời đại Phục hưng
?Nhận xét về cuộc đời TG?
? S thành công ở TL nào? Kể tên một số TP tiêu biểu? 
? Thời đại PH xuất hiện vào TG nào?Đặc điểm? ý nghiã của nó?
*HĐ2:HDHS tóm tắt vở kịch
? Hãy tóm tắt ngắn gọn vở kịch? 
*HĐ3:HDHS đọc- hiểu
*Cho HS đọc theo vai.
*B1: GV giới thiệu hoàn cảnh tạo ra cuộc gặp gỡ giữa R và G
*B2: HDHS tìm hiểu diễn biến hai giai đoạn của cảnh gặp gỡ
? Xác định diễn biến hai giai đoạn của cảnh gặp gỡ
? Nhận xét về sáu lời thoại đầu tiên ?
? Nhận xét về mười lời thoại cuối ? 
*HĐ4:GV củng cố bài học,
I.Tiểudẫn:
 1.Sếch-xpiavà thời đại Phục hưng 
 a.Sếch- xpia: nhà soạn kịch thiên tài nước Anh thời Phục hưng
 * Cuộc đời: vất vả kiếm sống từ rất sớm, có nghị lực vươn lên và trở thành thiên tài 
 * SNST: thành công ở TL kịch, đặc biệt bi kịch 
 b.Thời đại Phục hưng 
 - TG: TK XV- XVI
 - Đặc điểm: đề cao CN nhân văn
 - ý nghĩa của thời đại Phục hưng đối với tiến trình phát triển của LS: bước ngoặt vĩ đại 
 2.Vở kịch “ Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
 - TG ST: TK 16
 - Kết cấu: năm hồi, 
 - Tóm tắt ND: 
 + Dòng họ Môn –ta-ghiu >< Ca-piu-lét
 + Rô-mê-ô và Giu-li-ét yêu nhau say đắm bất chấp hận thù giữa hai dòng họ .
 + Kết thúc là hai cái chết của đôi tình nhân.
II.Đoc- hiểu:
 1.Hoàn cảnh tạo ra cuộc gặp gỡ giữa R và G 
 - Lễ hội hoá trang của gia đình Ca-piu-lét ( Thời kì Phục hưng) . R cải trang vào cùng các bạn của mình
 -> Đây là một hoàn cảnh đặc biệt vì R đã đến nhà của dòng họ thù địch. Nơi đó mối nguy hiểm đang chờ anh và cái chết có thể xảy ra.
 - Thế nhưng nơi tràn ngập sự đe doạ ấy là nơi anh gặp người con gái tuyệt sắc “ nàng lộng lẫy trên gò má của nàng Đêm”, “ khác nào viên ngọc quý óng ánh” . Và chỉ trong giây phút, R cảm thấy nghi ngờ trái tim mình “ tim ta tới nay đã yêu ai chưa nhỉ?” Vẻ đẹp ấy đã đánh thức trong lòng anh TY mãnh liệt. 
- Sau buổi dạ hội R đã không về nhà mà vượt tường của nhà C để vào gặp gỡ và tình tự với G . 
 2. Diễn biến hai giai đoạn của cảnh gặp gỡ: 
 a. Sáu lời thoại đầu tiên: 
 - Hai người nói về nhau, nhắc đến tên nhau, nhưng chưa phải là nói với nhau. 
-> thực chất đó là những lời độc thoại nội tâm nhưng được thốt lên thành tiếng, nói khe khẽ, nói một mình, chỉ để mình nghe. Lúc này R nhìn rõ G ở cửa sổ trên cao ; G coi như không nhìn thấy R khuất trong bóng tối dưới lùm cây. Lời thoại của cả hai NV đều thốt lên thành tiếng , khe khẽ, nhưng đủ để cho khán giả nghe . R nghe rõ ~ lời của G , còn G phải giả định là không nghe thấy tiếng nói của R.
 b. Mười lời thoại cuối: 
 - Cuộc đối thoại giữa R và G . Lúc này R đã lên tiếng để G biết là anh đang nghe G nói. Còn G thì biết có người đang nghe mình thổ lộ. Khi biết đó là R, G đã nói lên nhưng điều băn khoan của mình 
 - > Qua các lời thoại cho thấy rõ tâm trạng của hai NV và tình yêu đắm say mà họ dành cho nhau.
 *Củng cố: 
 - Về tác giả S.
 - Về vở bi kịch R và G
 - Về đoạn trích: diễn biến hai giai đoạn 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những vấn đề cơ bản của bài học
 - Tóm tắt ngắn gọn vở kịch
 - Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của hai NV.
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV Ngữ văn 11 nâng cao
 - SGV lớp 11 chương trình PT
 - Học tốt văn 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 62(ĐV)
Tình yêu và thù hận
( Trích “ Rô-mê-ô và Giu-li-ét”) 
 ( Sếch- xpia )
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:Như tiết 61
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”? Cho biết ý nghĩa của vở kịch?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS tìm hiểu tâm trạng của R và G
*B1: tìm hiểu tâm trạng R
- Cho HS đọc lời thoại 1
? Lời thoại 1 thể hiện tâm trạng gì của R? 
? Hãy chứng minh mạch suy nghĩ của R diễn ra theo trật tự hợp lí và mối liên tưởng ss phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ?
( GV PT) 
*Cho HS tìm hiểu các lời thoại tiếp theo của R 
? ở các lời thoại sau, tâm trạng R ntn? 
? Qua tâm trạng của R, cho thấy R là ngưòi ntn? 
*B2: HDHS tìm hiểu diễn biến tâm trạng của G
? Qua các lời thoại 2, 4 6 em thấy tâm trạng của G ntn?
? Khi biết có người ngh được nỗi lòng thầm kín của mình, tâm trạng G ntn? 
? Khi biết đó là R, G có tâm trạng gì? 
? Qua những lời nói của R và thái độ của chàng, G có tâm trạng ntn? 
? Qua diễn biến tâm trạng đó của G em thấy G là người ntn? 
*B3: Cho HS rút ra ý nghĩa đoạn trích .
*HĐ2: GV tổng kết bài học
? Nêu khái quát về ND và NT của đoạn trích?
*HĐ3: HDHS làm BT nâng cao
*HĐ4: GV củng cố bài học
3.Tâm trạng của R và G
 a.Tâm trạng của R
 * Say đắm vì vẻ đẹp của G ( Lời thoại 1): 
 + Thấy G xuất hiện, R choáng ngợp trước nhan sắc tuyệt vời của nàng, R s.sánh người đẹp với chị Hằng; ss người đẹp với mặt trời mọc lúc rạng đông khiến mặt trăng thành héo hon nhợt nhạt.
 + Từ h/ả bao quát của G, TG để cho mạch suy nghĩ của R tập trung vào đôi mắt đẹp của nàng một cách khéo léo . R so sánh đôi mắt nàng như hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời -> đậm chất thơ.
 + R đặt ra mấy giả định “ Sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia ư? Đôi mắt nàng lên thay cho sao ư? “ 
 + Một cách hết sức tự nhiên, giả định thứ nhất hướng mạch suy nghĩ của R chuyển sang ca ngợi đôi gò má rực rỡ của nàng luc snào không biết dẫn đến ý cuối cùng. “ Kìa nàng tì má lên bàn tay”...
 -> Lời thoại đầu tiên đã thể hiện tâm trạng say đắm của R trước nhan sắc người đẹp . Mạch suy nghĩ của chàng diễn ra theo trật tự hợp lí và mối liên tưởng so sánh của chàng phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ. Tuy đây là lời độc thoại , NV nói 1 mình, chỉ để cho mình nghe, nhưng dưới ngòi bút NT của Sếch- xpia, trong độc thoại dường như vẫn có đối thoại , đảm bảo tính sinh động của vở kịch . R lúc thì như nói với G , lúc thì như đang đối thoại với chính mình 
 * ở các lời thoại sau: 
 - Mong muốn được nghe G nói và được trò chuyện với nàng, say đắm trước vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa của G ( 2) 
 - Tâm trạng băn khoăn của R khi biết nỗi lòng G ( lời thoại 5) 
 - Thái độ dứt khoát, kiên quyết khi trả lời G, sẵn sàng hi sinh vì TY ( 7, 9, 11) -> Thể hiện TY say đắm không chút đắn đo 
 - Niềm tin vào sức mạnh của TY mãnh liệt, chân thành ( 13)
 - Lời cầu xin khẩn khoản -> tâm trạng say đắm vì yêu
 => Tâm trạng R cho biết TY của anh rất m.liệt, anh sẵn sàng vượt qua thù hận để yêu G. R bằng mọi cách thuyết phục G tin vào TY và sự kiên quyết của mình 
b.Diễn biến tâm trạng của G:
 - Tâm trạng say đắm mãnh liệt : thể hiện qua ~ lời trực tiếp thổ lộ TY không chút che giấu, ngượng ngùng. ( 4, 6) 
 - Sự chín chắn trong suy nghĩ: cảm nhận được mối tình của mình sẽ vấp phải trở ngại 
 - Hết sức ngạc nhiên và lo sợ khi biết có người nghe được nỗi lòng của mình. Khi biết đó là R, lo lắng cho tính mạng của chàng
 - Băn khoăn, nghi ngờ : không biết có phải là R thực không ( hay ai đó đóng giả R) . Và nếu là R thì có đảm bảo đó là TY thật sự không hay chỉ là TY chợt đến khi R nghe được nỗi lòng thầm kín của nàng? 
 - Tin tưởng R yêu mình ( qua lời nói và thái độ của R)và cũng băn khoăn – không biết liệu R có vượt được mối hận thù giữa hai dòng họ hay không 
 - Tế nhị chấp nhận TY của R khi ~ lời đáp của R đã giải toả nỗi băn khoăn của nàng “ Em chẳng..” 
 -> Tâm trạng G thể hiện rõ nàng yêu R ( rất mãnh liệt) nhưng không biết R có yêu mình không ( băn khoăn) ; nàng sẵn sàng vượt qua mối hận thù giữa hai dòng họ ( quyết tâm) , nhưng không biết R có sẵn sàng vượt qua như thế không? Vì vậy khi trực tiếp nói với R thì G không thổ lộ tình cảm như R, nàng kín đáo và tế nhị hơn khi chỉ có một mình.
 3. ý nghĩa đoạn trích:
 - Ca ngợi TY trong trắng bất chấp mọi trở ngại 
 - Trong cảnh này không có x.đột giữa TY của đôi nam nữ với mối hận thù giữa 2 gia đình mà chỉ là TY trong sáng của họ diễn ra trên cái nền của mối thù hận ấy.
 - Đây là một TY dũng cảm bất chấp thù hận , vượt lên trên mối hận thù lâu đời kia.-> R và G trở thành ~ hình tượng đẹp của VH thời đại Phục hưng ở Tây Âu và phản ánh thời đại ấy. 
III.Tổng kết:
 - ND: TY trong sáng bất chấp mọi trở ngại của đôi nam nữ thanh niên thưòi Phục hưng 
 -NT : NT XD kịch: qua diễn biến hai giai đoạn của cuộc gặp gỡ. Qua diễn biến tâm trạng của hai NV. 
IV Bài tập nâng cao:
 - Cảm nghĩ: phải lấy từ dẫn chứng và các lời thoại trong VB
 - Nêu được ý nghĩa TY của họ. ( dựa vào phần tiểu dẫn, bám vào VB) 
V.Củng cố: 
 - Liên hệ với TY đẹp khác mà em biết.
 - Liên hệ thực tế cuộc sống 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm các vấn đề cơ bản của bài học
 - Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của mình về vở kịch và đoạn trích đã học
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV Ngữ văn 11 nâng cao
 - SGV lớp 11 chương trình PT
 - Học tốt văn 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 63
Đọc kịch bản văn học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu một số đặc điểm của kịch bản VH
 - Biết vận dụng kiến thức để đọc kịch bản VH
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của kịch bản văn học
? Đặc điểm của kịch bản văn học thể hiện ở những yếu tố nào? 
? Thế nào là hành động kịch, xung đột kịch, bố cục của kịch? Cho VD? 
? Vì sao lời thoại trong kịch lại hướng tới người xem ? Cho VD?
? Tác dụng của lời thoại đó? 
? Lời thoại mang tính hành động thể hiện ntn? Cho VD? 
*HĐ2:HDHS tìm hiểu cách đọc kịch bản 
? Cách đọc kịch bản ntn để có hiệu quả? 
*HĐ3:HDHS luyện tập
- BT1: Cho HS xem lại đoạn trích và trả lời, VG bổ sung.
- BT2:Cho HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở SGK.
*HĐ4: GV củng cố bài học
I.Đặc điểm của kịch bản văn học
 1.Hành động, xung đột và bố cục của kịch
- Hành động kịch: SGK
 - Xung đột kịch: SGK 
 - Bố cục của kịch: chia hồi, phân cảnh, phân lớp 
 2.Lời thoại hướng tới người xem:
 - Lời thoại trong kịch: lời đối đáp, lời độc thoại 
 - Đặc điểm: 
 + Là lời thoại giao lưu đa tuyến, đa chức năng . 
 + Lời thoại mô phỏng hình thức hội thoại 
 - Tác dụng: biểu hiện tính cách, hành động NV, trần thuật, cung cáp thông tin về c.s NV , về cốt truyện, vè NV khác, về xung đột của các NV
 3.Lời thoại mang tính hành động 
 - Hành động thực tế và hành động nội tâm 
 - Vào ~ thời điểm căng thẳng nhất -> có tính triết lí, ý vị thâm trầm.
II.Cách đọc kịch bản VH
 1. Chủ yếu đọc lời thoại của các NV : phân biệt lời đối thoại, lời độc thoại 
 2. Đọc kịch bản phải nhận ra xung đột giữa các NV ..
 3.Có thể phân vai, đọc diễn cảm 
*Luyện tập 
 1.Đoạn trích “ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” có hai cảnh: cảnh CTĐ chưa bị đốt và bị đốt . 
 Cảnh và lớp phân biệt nhau ở chỗ: mỗi cảnh có một KG, bối cảnh cố định; Mỗi lớp gồm có một số NV hoạt động trên sân khấu.
 2. Đoạn trích có hai cảnh: bên ngoài hầm mộ và bên trong hầm mộ
 - Biến cố, xung đột trong đoạn trích: R tưởng G đã chết-> bẩy hầm mộ để vào cùng chết với nàng. Pa-rít ngăn cản vì hiểu lầm, R đã giết chết P . Vị trí của chúng là ở cuối vở kịch
 - Tính chất hành động trong NN của các NV: qua lời P ta hiểu được hành động của R.
 - Lời đối thoại: Lời R nói với P, người trông coi hầm mộ
 - Lời độc thoại: lời R nói với G...
*Củng cố: 
 - Đặc điểm của kịch bản văn học
 - Cách đọc kịch bản VH
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những vấn đề cơ bản của bài học
 - Đọc lại đoạn trích “ Tình yêu và thù hận” để hiểu hơn về đặc điểm của kịch .
 - Chuẩn bị phần ôn tập về LV
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 Nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 64 (LV )
Ôn tập về làm văn
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm được nội dung cơ bản của phần LV trong SGK Ngữ văn 11 Nâng cao tập một
 - Biết vận dụng các nội dung này vào việc viết bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1:HDHS ônlại nội dung phần LV đã học ở chương trình 11
- GV HD HS lần lượt trả lời các câu hỏi ở SGK.
- GV HDHS cách viết đoạn văn PT
- Yêu cầu HS phân biệt được sự giống và khác nhau. GV bổ sung.
- HDHS cách viết đoạn văn SS
? Khi PT đề lập dàn ý cần chú ý những điểm nào ? 
*HĐ2: GV HD HS trả lời kiểu câu hỏi trắc nghiệm 
*HĐ3:HDHS làm quen với kiểu đề tự luận 
*HĐ4:GV củng cố bài học
I.Ôn lại nội dung phần LV đã học
 1.Các kiểu bài LV:
 - NL XH, NLVH: các vấn đề mới là thao tác PT, thao tác SS
 - Các VB ứng dụng: phỏng vấn, bản tin
 2.Thao tác lập luận phân tích ( tr 70, 71)
 - Khái niệm
 - Vai trò tác dụng
 - Một số cách PT thường gặp
 - Cách viết một đoạn văn PT
 + Viết câu chủ đề ( mở đầu) 
 + Các câu tiếp theo triển khai ý câu chủ đề
 + Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, phân tích và tổng hợp
3.Những điểm giống và khác nhau của việc PT một vấn đề XH với PT VH:
 - PT một vấn đề XH: cần hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của vấn đề. Biết chia tách vẫn đề ra để soi xét, tìm hiểu sau đó tổng hợp khái quát lại.
 - PT một bài thơ: cần bám vào đặc điểm TL- từ ngữ, hình ảnh, ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh....
 - PT một TP văn xuôi: Cần bám vào chi tiết, NV ( NN, hành động, mối quan hệ với các NV khác..) cốt tr, tình huống, KG, TG...
 4. Thao tác lập luận so sánh;
- Khái niệm
 - Vai trò tác dụng
 - Phân loại và cấp độ SS
 - Cách viết một đoạn văn SS
 + Phải dựa trên cùng một tiêu chí khi SS
 + Chỉ ra được những điểm giống và khác nhau
 5.Những điểm cần chú ý khi PT đề, lập dàn ý
 - PT đề: cần xác địng đúng 3 yêu cầu: TL, ND. TL . Trong đó ND là quan trọng nhất
 - LDY: cần tìm được các luận điểm phù hợp. Từ các luận điểm tìm lí lẽ và dẫn chứng 
 6. Phỏng vấn:
 - Mục đích, nội dung, yêu cầu và những điểm lưu ý
II.Kiểu câu hỏi trắc nghiệm 
 Dòng nào sau đây nói đúng nhất về thao tác lập luận phân tích?
 A. Phân tích chỉ hướng về cái nhỏ lẻ, chi tiết.
 B. Phân tích luôn quan tâm đến cái chung.
 C. Phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp, khái quát
 D. Phân tích không cần đa dạng, toàn diện.
III.Kiểu đề tự luận:
 1. Viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy) nêu suy nghĩa của anh (chị) về vấn đề sau: Cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng? 
 2.Phân tích bài thơ “ Tiến sĩ giấy” của NK 
* Củng cố:
 - Thao tác PT, SS
 - Ccáh viết đoạn văn PT, SS
 - Cách PT đề, lập dàn ý
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những kiến thức cơ bản
 - Tham khảo thêm tài liệu về câu hỏi trắc nghiệm
 - Tập làm bài PT thơ hoặc NV
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV ngữ văn 11 nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 65 
Ôn tập về văn học
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm vững những tri thức cơ bản về mỗi TG, TP 
 -Hệ thống hoá những tri thức ấy trên hai phương diện LS VH và TL 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Diễn biến tâm trạng của R nà G? ý nghĩa của đoạn trích “ TY và thù hận”?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*PP ôn tập: HS lập đề cương về các vấn đề đã nêu trong SGK , đến lớp thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV. 
*HĐ1: Phần VH trung đại
? Nêu các giai đoạn và đặc điểm từng giai đoạn của VHVN từ TK X- hết TK XIX?
? Phần VH TĐ em đã học các TL nào? Kể tên các TP theo các TL? 
? Cho biết đặc điểm thơ văn của NĐC ( ND - NT)? 
? Giá trị của TP “ Văn tế NSCG” là gì?
? Chỉ ra sự giống và khác nhau của các bài thơ: “Tự tình”, “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, “ Bài ca ngất ngưởng” 
? Đặc điểm TL và ND chính của các bài thơ: “ Câu cá mùa thu”, “ Khóc Dương Khuê” , “ Thương vợ”, “Bài ca phong cảnh HS” .
? Đặc điểm TL, nội dung chính, sự giống nhau trong 2 bài thơ: “Tiến sĩ giấy”, “ Vịnh khoa thi hương” 
? Cho biết đặc điểm của thể loại kí? 
? Tư tưởng của tuồng “ Sơn Hậu” ? 
*HĐ2: Phần VH hiện đại 
? Nêu đặc điểm và thành tựu của VH HĐ? 
? Đặc điểm của hai khuyng hướng chính của VHHĐ?
? ND và NT của các TP? 
? Các bài đọc thêm: ND, NT, TL của từng TP? 
*HĐ3: Phần VH nước ngoài 
*HĐ4: Phần LLVH 
I.Văn học Việt Nam:
 1.Văn học trung đại:
 a.Bài khái quát VHVN từ thế kỉ X- hết TK XIX
 - Các giai đoạn:
 - Đặc điểm từng giai đoạn 
 b. Các tác phẩm:
 * Về TL: SGK
 * Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng TP:
 - Nguyễn Đình Chiểu, Truyện “ Lục Vân Tiên”, “ Văn tế NSCG” , “ Chạy giặc” 
 + Tinh thần vì dân thương dân, nhiệt tình đấu tranh cho đạo đức -> đạo đức trở thành tình cảm yêu ghét phân minh
 + “ Văn tế NSCG” là một kiệt tác....khắc hoạ hình tượng người nông dân đẹp một cách hùng tráng. 
 - “Tự tình” ( HXH), “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” ( CBQ) , “ Bài ca ngất ngưởng” ( NCT)
 + Khác: Nội dung mỗi bài thơ khác nhau và mỗi TG thể hiện theo một cách riêng 
 + Giống nhau: Đều công khai kh.định cá tính độc đáo của mình ; đều thể hiện sự bức bối của LS muốn tung phá cái khuôn khổ chật hẹp tù túng và giả dối của chế độ PK trong thời kì suy thoái. 
 - “ Câu cá mùa thu”, “ Khóc Dương Khuê” , ( NK) “ Thương vợ” ( TTX) , “Bài ca phong cảnh HS” ( CMT) :
 + TL: đều là ~ bài thơ trữ tình 
 + ND: Viết về tình bạn, tình cảm gia đình, tình
 yêu thiên nhiên 
 - “Tiến sĩ giấy”,( NK) “ Vịnh khoa ...” ( TX) :
 + TL: thơ trào phúng 
 + ND: p.phán XH đương thời ( chế độ khoa cử)
 + Điểm giống nhau: đều thể hiện lòng yêu nước và đạo lí làm người của ~ nhà nho chân chính.
- Các bài kí: nét đặc sắc- sự xuất hiện cái tôi cá nhân của người viết và sử dụng bút pháp tả thực.
- Tuồng “ Sơn Hậu” : đề cập tư tưởng trung hiếu qua 2 hình tượng mẹ con Đổng Mẫu 
2.VH thời kì từ đầu TK XX đến CM tháng Tám 1945 
 1.Bài khái quát :
 - Đặc điểm VH thời kì này
 - Thành tựu
 - Hai khuynh hướng chính: LM, HT
 2.Các TP cụ thể
 - “Hai đứa trẻ” ( TL) : đặc điểm TL, ND?
 - “ Chữ người tử tù” ( NT): nét NT chủ yếu được dùng trong TP? 
 - “ Đời thừa”, “ Chí Phèo” ( NC) : ND- NT- giá trị từng TP
 - “ Hạnh phúc của một tang gia” ( VTP) : bút pháp đặc sắc ? 
 - Các bài đọc thêm: “Tinh thần thể dục” ( N.C.Hoan), “ Vi hành” ( NAQ) , “ Cha con nghĩa nặng” ( Hồ Biểu Chánh) , “ Nghệ thuật băm thịt gà” ( Ngô Tất Tố) : nắm nét ND chính , TL, NT đặc sắc của từng TP. 
II.VH nước ngoài: 
 - “ Rô-mê-ô và Giu-li-ét” ( Sếch- xpia) 
III.Lí luận VH
 - Đặc điểm của thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch bản VH 
E.Hướng dẫn học ở nhà: 
 - Nắm vững những tri thức cơ bản về mỗi TG, TP 
 - G.Tài liệu tham khảo
 - SGV ngữ văn 11 nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
T66-67: Bài KTHK

Tài liệu đính kèm:

  • docT61-67.doc