Giáo án Ngữ văn Lớp 11 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Năm học 2021-2022

I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆNTHỰC HIỆN

1. Chủ đề gồm các bài:

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Bản tin

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

2. Thời gian thực hiện: 7 tiết

3. Hình thức

- Tổ chức dạy học trong lớp.

- Ở nhà thực hành, nghiên cứu.

II. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

– Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.

– Nhận biết được 3 thể loại cơ bản của ngôn ngữ báo chí, các yêu cầu cơ bản của các thể loại này.

– Phân biệt được phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đăng tải trên báo

 

doc 287 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55,56,57,58,59,60,61
Ngày soạn: 3/1/2022
Chủ đề tích hợp: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Thời gian thực hiện: 7 tiết
I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆNTHỰC HIỆN
1. Chủ đề gồm các bài:
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Bản tin
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
2. Thời gian thực hiện: 7 tiết
3. Hình thức
- Tổ chức dạy học trong lớp.
- Ở nhà thực hành, nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
– Hiểu được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của văn bản báo chí và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
– Nhận biết được 3 thể loại cơ bản của ngôn ngữ báo chí, các yêu cầu cơ bản của các thể loại này.
– Phân biệt được phong cách ngôn ngữ báo chí với các phong cách ngôn ngữ khác đăng tải trên báo
2. Về năng lực, phẩm chất
STT 
MỤC TIÊU
MÃ HÓA
NĂNG LỰC RIÊNG: ngôn ngữ (đọc – nói – nghe –viết)
1
Năng lực thu thập các tri thức liên quan đến phong cách ngôn ngữ báo chí, bản tin, phỏng vẫn và trả lời phỏng vấn.
Đ1
2
Nhận biết phong cách ngôn ngữ báo chí.
Đ2
3
Phân tích được những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí, đặc điểm của bản tin.
Đ3
4
Phân biệt được các phong cách chức năng ngôn ngữ.
Đ4
5
Học sinh biết khai thác các văn bản báo chí dưới dạng viết (báo in, báo mạng, tranh ảnh) hay dạng nói (báo phát thanh, báo truyền hình).
Đ5
6
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
N1
7
 + Biết cách sử dụng các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí (từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ) để viết một bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn.
V1
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
8
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
9
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: YÊU NƯỚC, TRÁCH NHIỆM
10
Có ý thức quan tâm theo dõi tin tức báo chí để có những hiểu biết xã hội và thái độ sống đúng đắn tích cực.
TN
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, giấy A4 ,
 2. Học liệu: SGK, hình ảnh, bảng phụ; Phiếu học tập,..
2.1. Đối với giáo viên:
– Đọc chuẩn kiến thức kỹ năng, SGK, SBT, SGV, sách tài liệu.
– Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”  năm 2014
–  Sưu tầm dẫn chứng cụ thể minh họa, tham khảo tài liệu liên quan đến bài giảng để liên hệ mở rộng kiến thức cho HS
– Phiếu học tập A4, bút dạ, băng đĩa
– Máy chiếu, Máy soi
2.2. Chuẩn bị của HS
( Phần này yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà)
Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng viết (báo in, báo mạng, tranh ảnh) hay dạng nói (báo phát thanh, báo truyền hình) có nội dung phê phán lối sống vô cảm hoặc ca ngợi những tấm lòng nhân ái sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
 +Đọc văn bản, tập trả lời các câu hỏi ở phần luyện tập
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Mô tả khái quát quy trình tiến hành dạy – học theo chủ đề:
Tiến trình thực hiện
 Nội dung
Thời gian – Hình thức
Bước 1: Giao dự án
Sưu tầm tư liệu minh họa cho bài học
Trước một tuần – Tại nhà
Bước 2: Tiến hành dạy – học chủ đề
1. Hoạt động khởi động (10 phút)
2.  Hoạt động hình thành kiến thức mới 
(3 tiết)
3.  Hoạt động thực hành (1 tiết)
4.   Hoạt động ứng dụng (2 tiết)
5.   Hoạt động bổ sung (1 tiết)
Trên lớp
Trên lớp
Tại nhà
Tại nhà
Bước 3:
Luyện tập
2 tiết – Trên lớp
2. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
* Bước 1: Giao dự án thực hiện (Thời gian trước một tuần tổ chức hoạt động trên lớp)
(1) Giáo viên: SGK, SBT, SGV, Các phiếu học tập, băng đĩa, máy vi tính trình chiếu
Học sinh: Đọc, soạn bài trước ở nhà, chuẩn bị chu đáo các vấn đề đã được giao
– Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí
– Đọc và tìm hiểu:
+ Một số thể loại văn bản báo chí
+ Phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
* Bước 2: Tiến trình dạy – học chủ đề
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
- GV nêu nhiệm vụ: Đọc 2 văn bản báo chí sau và cho biết ý nghĩa và vai trò của báo chí đối với sự phát triển của xã hội ?
Văn bản 1:
CHẤN ĐỘNG CLIP NGƯỜI GIÚP VIỆC BẠO HÀNH TRẺ EM
 Một video clip ghi lại cảnh người giúp việc bạo hành trẻ em đang gây phẫn nộ rất lớn cho cộng đồng mạng.
Theo báo Dân trí, camera của 1 gia đình tại Quảng Nam đã ghi lại cảnh người vú nuôi giúp việc cho gia đình này hành hạ và đánh đập con gái 2 tuổi của họ.
Theo đó, ngày 24/9, bé N.K.L (29 tháng tuổi) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng li bì, lơ mơ, sưng nề và xây xước ở vùng mặt và lưng, xung huyết vùng mắt. Hiện người vú nuôi độc ác này đang bị giam giữ trong tù và chờ ngày ra tòa vào giữa tháng 12 tới đây.
Clip này vừa được một thành viên đăng tải trên trang mạng xã hội và đã nhận được  nhiều chia sẻ, bình luận của cộng đồng mạng. Mọi người đều rất bức xúc trước hành động của người giúp việc này khi hành hạ một đứa trẻ 2 tuổi dã man như vậy.
Theo Hoàng Hải, Báo Dantri.com.vn ngày 1 – 10 – 2014.
 TRAO HƠN 52 TRIỆU ĐẦU NĂM MỚI CHO BÉ BỊ SUY TỦY 3 DÒNG HIẾM GẶP
 PV Dân trí đã đến Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế để trao quà nhân ái tuần 4 tháng 1/2015 tới mẹ con chị Nguyễn Thị Tỉnh – bé Võ Thị Kiều Oanh (trú huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Bé Kiều Oanh là nhân vật trong bài “Bé 7 tuổi nguy kịch trước bệnh suy tủy 3 dòng hiếm gặp”. Những ngày tết vừa rồi, bé và mẹ cũng không được về quê đón tết cùng gia đình chòm xóm do bệnh của Oanh vẫn đang nặng. Hai mẹ con thui thủi ăn tết tại bệnh viện trong nỗi nhớ xa nhà giữa thuốc men và những người bệnh như mình ở xung quanh.
Thấy lại chúng tôi, bé Oanh rất vui mừng. Sắc diện bé bên ngoài hồng hào và khỏe mạnh không như ngày báo vào gặp để viết bài. Được sự chăm sóc tận tình của các y bác sĩ Khoa Nhi Tổng hợp 2, và tấm lòng thơm thảo của bạn đọc trong, ngoài nước hay điện thoại hỏi thăm cũng như gửi về nhà chị Tỉnh hơn 10 triệu đồng, hai mẹ con đã đỡ đần phần nào tiền thuốc, sữa, thức ăn bồi dưỡng.
Trao quà nhân ái tuần 4 tháng 1 với số tiền 52.450.000đ từ Quỹ Nhân ái báo Dân trí do bạn đọc hỗ trợ, TS.BS Trần Kiêm Hảo, PGĐ Trung tâm Nhi khoa đã gửi lời cảm ơn đến báo vì những việc làm ý nghĩa, giúp đỡ rất tốt cho người bệnh nghèo khó điều trị tại đây nhiều năm qua.
Theo Đại Dương, báo Dantri.com.vn, ngày 1 – 3 – 2015.
- HS phát biểu ý kiến
- GV lí giải và dẫn dắt vào bài: Báo chí là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội. Báo chí không chỉ cung cấp thông tin thời sự mà còn phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo. Thông qua báo chí nhiều vấn đề tiêu cực trong cuộc sống được phát hiện đề cập và lên án nhưng cũng có rất nhiều hình ảnh đẹp về lối sống nhân ái sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn được ca ngợi và nêu gương sáng. Thông qua đó báo chí đã góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
- GV yêu cầu HS điền bảng KWL (chỉ viết cột K và cột W): 
K
(Điều đã biết)
W
(Điều muốn biết)
L
(Điều học được)
Một số thể loại báo chí: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm 
- Vai trò, chức năng của ngôn ngữ báo chí.
- Phân biệt được các thể loại báo chí.
- Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của PCNN báo chí.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới 
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
d. Tổ chức thực hiện và sản phẩm cần đạt của HĐ
A. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Hoạt động của GV – HS
Dự kiến sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm
+ Nhóm 1, 4 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại bản tin.
GV đưa ra bản tin yêu cầu đại diện nhóm đọc bản tin
? Hãy cho biết 1 bản tin cần có những yêu cầu gì về nội dung cơ bản?
Xác định nội dung cơ bản đó trong bản tin sưu tầm được?
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 4/12/2013 đã đưa tin: “Trưa ngày 4/12/2013, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ TP.HCM ra Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam hiệp (TP. Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao ra “hôi của” mặc cho lái xe khóc lóc van xin”
+ Nhóm 2, 5 sưu tầm ở nhà những văn bản báo chí thuộc thể loại phóng sự
GV trình chiếu phóng sự yêu cầu đại diện nhóm đọc phóng sự.
Hãy cho biết 1 phóng sự có đặc điểm gì khác so với 1 bản tin ?
Xác định nội dung cơ bản đó trong phóng sự sưu tầm được ?
“Chiếc vòng tử tế” – chiến dịch lan tỏa những hành động đẹp
“Chiếc vòng tử tế” là một hoạt động nằm trong chiến dịch “Tử tế là” – do Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường chủ trì phát động nhằm hướng mọi người suy nghĩ về giá trị của sự tử tế và thực hành giá trị đó trong đời sống. “Chiếc vòng tử tế” là tên gọi của 100 chiếc vòng đặc biệt trong chiến dịch được trao cho những người có uy tín trong cộng đồng như bà Tôn Nữ Thị Ninh, MC Diễm Quỳnh, ca sĩ Thái Thùy Linh, hot girl Chi Pu Mỗi chủ nhân của 100 chiếc vòng cam kết sẽ thực hiện một điều tử tế trong vòng bốn ngày từ ngày nhận vòng, đồng thời chia sẻ lại câu chuyện rồi chuyển giao chiếc vòng cho một người khác.
Luật chơi của chiếc vòng tử tế là trong vòng 4 ngày sau khi nhận được chiếc vòng, bạn phải làm 1 điều tử tế và chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook. Sau đó bạn tặng lại chiếc vòng cho 1 người khác, người cam kết sẽ làm những việc như trên. Cứ như thế, chiếc vòng tử tế sẽ được truyền từ người này sang người khác.
Trong ngày đầu phát động chiến dịch, 100 “chiếc vòng tử tế” được đánh số từ 1 đến 100 đã được trao cho những chủ nhân đầu tiên ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tính tới thời điểm này, đã có rất nhiều việc tốt được thực hiện với những câu chuyện thật sự “tử tế” được chia sẻ trên cộng đồng mạng.
Đó là chia sẻ của anh Hoàng Đức Minh, Giám đốc Tổ chức Hành động vì tương lai và cũng là một trong những người đứng đầu dự án “chiếc vòng tử tế”, khởi xướng chiến dịch này. Anh bày tỏ: “Chúng tôi muốn mọi người suy nghĩ về giá trị sống tử tế, từ đó cố gắng thúc đẩy họ hành động theo giá trị sống tử tế mà họ tự định nghĩa và cuối cùng là làm cho xã hội tử tế hơn. Tên của chiến dịch này xuất phát từ việc Tử tế được hiểu theo những cách khác nhau, tùy từng người, thúc đẩy người ta suy nghĩ về sự tử tế, chứ không đưa ra định nghĩa chính xác về nó.”
Đó là những hành động nhỏ thường ngày như vứt rác đúng chỗ, không vượt đèn đỏ, dắt một cụ già, em nhỏ qua đường, dừng xe nhặt hộ đồ bị rơi khi người đi trước không thể vòng lại, Đó cũng có thể là hành động lớn hơn như kêu gọi bảo vệ môi trường, thành lập tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, ... ay 
Áo em sơ ý cỏ găm đầy 
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói 
Ai biết lòng anh có đổi thay
(Hoa cỏ may – Xuân Quỳnh)
B. ÔN TẬP LÀM VĂN
1. Ôn tập – luyện tập các phương thức biểu đạt
a. Ôn tập các phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, hành chính công cụ ở các phương diện
- Khái niệm
-Đặc trưng
b. Luyện tập các phương thức biểu đạt
Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn bản sau và chỉ ra phương thức biểu đạt nào là phương thức chính?
-Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu 
Trái tim lầm chỗ để trên đầu 
Nỏ thần vô ý trao tay giặc 
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu... 
(Tâm sự - Tố Hữu)
-Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận  marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì  sales không đồng ý cho tôi đi.”
            Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
            Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”  Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
2. Ôn tập- Luyện tập các thao tác lập luận
a. Ôn tập các thao tác lập luận: So sánh, bác bỏ, bình luận, phân tích
- Khái niệm
-Cách lập luận
b. Luyện tập các thao tác lập luận
Xác định các thao tác lập luận trong các đoạn văn bản dưới đây và chỉ ra thao tác lập luận chính của đoạn?
-Nhiều người cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền bạc quả thật có sức mạnh lớn lao. Nhưng tiền bạc không phải là vạn năng.
Nó có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ.
Nó có thể mua được châu ngọc, nhưng không mua được sắc đẹp
Nó có thể mua được giấy bút, nhưng không mua được ý thơ
Nó có thể mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình
Nó có thể mua được thức ăn, nhưng không mua được sự ngon miệng
Nó có thể mua được trò chơi, nhưng không mua được niềm vui
Nó có thể mua được xu nịnh, nhưng không mua được lòng trung thành
Nó có thể mua được cánh hẩu, nhưng không mua được tình bạn
Nó có thể mua được sự phục tùng, nhưng không mua được lòng kính trọng
Nó có thể mua được quyền thế, nhưng không mua được trí tuệ
Nó có thể mua được thể xác, nhưng không mua được tình yêu
Nó có thể mua được vũ khí, nhưng không mua được hòa bình.
(Theo Thác-cơ-rê, dẫn theo Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 17)
-“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời.(Lê Trí Viễn)
-Tục ngữ là lý lẽ. Lý lẽ thì muôn hình vạn trạng, có thể tìm thấy cách nói ngắn gọn tương đương ở dạng tục ngữ. Để nói “lòng dạ con người thay đổi khôn lường”, chúng ta có câu ca dao-tục ngữ “Mai mưa, trưa nắng, chiều nồm/ Trời còn thay đổi huống mồm thế gian”. Có hàng loạt tục ngữ nói về quan hệ nhân quả. Bình luận về một con người bạc ác, hay hãm hại người khác, chúng ta nói Nó hay hại người, tất có người hại nó. Câu này là lập luận dựa trên lý lẽ về thuyết nhân quả “gieo gió thì gặt bão”, “sinh sự thì sự sinh”. Một gia đình trước kia giàu có, quyền cao chức trọng nhưng ăn ở với mọi người không ra gì, hống hách, kiêu bạc sau đó đời con cháu bị sa sút, trở nên nghèo hèn, người ta có thể bình luận “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước mà”. Có hàng loạt những lời ngợi khen chê trách, ban thưởng hay trừng phạt, khuyến khích hay can ngăn cũng đều dùng tới lý lẽ về quan hệ nhân quả “có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, “hay đi đêm tất có ngày gặp ma”, “giậu đổ bìm leo mà !”
Tục ngữ  phản ánh nhận thức con người về quy luật xã hội và tự nhiên, quy luật về những mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng. Chúng là lý lẽ, triết lý của một cộng đồng xã hội, của một dân tộc. Vì vậy tục ngữ là kho tàng lý lẽ về mọi phương diện của cuộc đời người sống trong trời đất.
C. ÔN TẬP VĂN HỌC
1. Ôn tập kiến thức về :
- Khái quát văn học 1930-1945
- Tác giả- tác phẩm tiêu biểu của bộ phận – xu hướng văn học
+Văn học lãng mạn: Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng Giang- Huy Cận, Đây thôn vĩ dạ _ Hàn Mặc Tử, Chữ Người tử tù – Nguyễn Tuân, Hai đứa trẻ -Thạch Lam.
+Văn học hiện thực phê phán: Chí Phèo – Nam Cao, Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
+Văn học cách mạng: Từ ấy – Tố Hữu, Chiều tối – Hồ Chí Minh.
2.Một số đề thường gặp
-Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyệnnghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn 
-Vì sao chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đêm nào cũng cố thức để được nhìn chuyên tàu đi qua,Thạch Lam muốn nói gì với người đọc?
Chất hiện thực và chất lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
-Phân tích nhân vật Huấn Cao
- Phân tích viên quản ngục
- Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù
- Cảm nhận của anh/ chị về ánh sáng và bóng tối trong Hai Đứa trẻ và Chữ người tưt tù.
- Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
- Phân tích các chân dung biếm họa trong “Hạnh phúc của một tang gia”
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo trong truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này.
- Phân tích bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao
- Đọc Chí Phèo của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: “Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”, lại có ý kiến khẳng định: “Bi kịch của Chí Phèo, hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người.”
- Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết:
“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua”
Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên?
-Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện Chí Phèo
- Từ cách nhìn của Thị Nở đối với nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo– Nam Cao), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã liên hệ đến thiên chức của người nghệ sĩ. Và ông đã quả quyết rằng : Nhà văn như Thị Nở.
Anh/ chị hãy bàn về quan niệm trên và chứng minh rằng với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã làm tròn thiên chức của một nhà văn.
- Phân tích những mâu thuẫn trong đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn trong đoạn trích
- Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Cảm nhận của anh, chị về sự tương đồng và nét độc đáo của hai nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) và Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu Trùng đài – trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng).”
- Cảm nhận về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận về niềm khát khao tận hưởng sự sống trong bài thơ Vội vàng có ý kiến cho rằng đó là cái tôi vị kỷ, có ý kiến cho rằng đó là cái tôi tích cực khao khát tận hưởng cuộc sống. Bằng hiểu biết về vội vang, anh/ chi bình luận ý kiến trên?
- Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ 'Vội vàng’ của Xuân Diệu
- Nhạc tính trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
--Cảm nhận bài thơ
- vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ
- Không gian nghệ thuật trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
- Phân tích cái tôi trữ tình trong  bài thơ “Tràng Giang” – Huy Cận
-: Bàn về bài Tràng giang của Huy Cận, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã khẳng định:“Bài thơ đã bộc lộ kín đáo mà thấm thía tình quê hương đất nước”.(Văn 11, NXB Giáo dục, Hà Nội 1997, tr. 238)
-Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đất nước qua bài thơĐây thôn Vĩ Dạ
- Thời gian và tâm sự của tác giả trong Đây thôn Vĩ Dạ
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối
- Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối ( Mộ) - Hồ Chí Minh
-  Đọc Nhật kí trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trưng Thông viết:
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.Cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong bài thơ đã học của Bác: Chiều tối. Từ chất thép, chất tình đó, anh (chị) hiểu được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh.
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong hai bài thơ Tràng giang (Huy Cận) và Chiều tối (Hồ Chí Minh)
- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.
- Em hãy phân tích khổ 1 bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu để nhận thấy sự mãnh liệt trong tâm hồn người thanh niên khi được Đảng dẫn đường, đồng thời phân tích những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn thơ?
- Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau :
“ Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi,
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là  em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
(Từ ấy – Tố Hữu)
-Hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong hai bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).
D. ÔN TẬP VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC
1. Ôn tập một số thể loại văn học: Thơ, truyện, kịch.
- Khái niệm
- Yêu cầu đọc văn bản thơ, truyện, kịch.
2. Luyện tập: Vận dụng các bước đọc thơ, truyện , kịch vào các văn bản đã học để đọc hiểu
IV HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
*HS về nhà cần nắm vững hệ thống các kiến thức về: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
*Hoàn thành các bài tập.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_cong_van_5512_hoc_ki_2_nam_hoc_2021_2.doc