Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 46 đến tiết 80

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 46 đến tiết 80

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận

 - Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc VH

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 15 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1495Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 46 đến tiết 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76(LV )
Thao tác lập luận bác bỏ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm được yêu cầu và cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận 
 - Biết bác bỏ một ý kiến sai, thiếu chính xác về xã hội hoặc VH
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: Phần mở đầu, GV nêu câu hỏi để HS nhận biết vai trò của LLBB trong đời sống .
? Cho biết trong thực tế em có thường gặp các ý kiến mà mình thấy sai trái hoặc ko tán thành không? Nêu VD? Gặp tr. hợp ấy thái độ của em ntn? 
*HĐ2: HDHS tìm hiểu phần ND chính.
*B1: Tìm hiểu khái niệm 
? Thế nào là TT LL bác bỏ? 
*B2: Tìm hiểu yêu cầu
? Muốn bác bỏ một ý kiến sai cần phải tuân thủ những yêu cầu nào? 
*B3: Tìm hiểu cách sử dụng TT LL BB 
- GV nêu lại LĐ và tính chất chúng của LĐ sau đó nêu một số LĐ sai thường gặp 
- Cho HS chỉ ra các LĐ sai mà SGK nêu ra. 
( GV gợi ý cho HS) 
- Từ việc nhận thức được chỗ sai mà nêu ra các cách bác bỏ LĐ 
? Nêu các cách bác bỏ LĐ? 
*Về bác bỏ LC: Trước hết GV nhắc lại cho HS ôn LC là gì , 
yêu cầu của LC sau đó nêu một số LC sai thường gặp 
- Cho HS chỉ ra các LC sai mà SGK nêu ra. 
? Nêu cách bác bỏ LC? 
* Về cách bác bỏ lập luận : các bước tiến hành như trên.
.
*GV lưu ý cho HS
*HĐ3: HDHS luyện tập
*HĐ4:GV củng cố bài học 
I.Phần mở đầu:
 - Tròn cuộc sống thường gặp ý kiến sai, lúc đó, trong suy nghĩ cần tiến hành bác bỏ để có được nhận thức đúng cho mình ( đúng về lôgíc, sự thật, thái độ, tư tưởng) . Đối với các vấn đề có ý nghĩa trong đời sống cần viết bài bác bỏ.
II.Phần nội dung chính:
 1.Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ
 - Bác bỏ một ý kiến là chứng minh ý kiến đó là sai ( không đúng sự thật, trái lôgíc, là quy kết quá đáng hoặc nêu chưa đúng bản chất của sự việc..) 
 2.Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:
 - Muốn bác bỏ một ý kiến sai, cần: 
 + Trước hết phải chỉ ra chỗ sai . Muốn chỉ ra chỗ sai có sức thuyết phục phải tuyệt đối tôn trọng sự thật, tôn trọng ý kiến đối phương , không tôn trọng, bịa đặt...
 + Từ thực tế đó mà phát hiện ra chỗ sai trong LĐ, LC hoặc cách lập luận...
 3. Cách sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
 a.Bác bỏ luận điểm: 
 - Luận điểm và tính chất chung của LĐ: 
 - Một số LĐ sai thường gặp: nói trái sự thật, nói cực đoan, phiến diện. Tuy nhiên có LĐ có mặt sai chứ không phải sai hoàn tòan. ( VD: SGK) 
 - Các LĐ sai mà SGK dẫn ra:
 + LĐ mà Nguyễn Bách Khoa nêu là sai hoàn toàn. 
 + Ngô Đức Kế cho rằng “ Truyện Kiều” là một dâm thư cũng là sai hoàn toàn. 
 + Phạm Quỳnh cho rằng “ Tuyện Kiều” là quốc hoa của VN thì không sai , nhưng vì ông hco rằng : một nước không thể không có quốc hoa, “ TK” là quốc hoa của ta – tức đưa “ TK” lên địa vị quốc hoa t.biểu nhất thì là phiến diện. Đó là cái sai do phiến diện cực đoan. 
 - Các cách bác bỏ LĐ: 
 + Dùng thực tế để bác bỏ
 + Dùng phép suy luận để bác bỏ ( VD SGK) 
 b. Bác bỏ luận cứ: 
 - Luận cứ và yêu cầu của LC: LC là ~ lí lẽ và DC để làm rõ LĐ. yêu cầu LC: xác đáng, đầy đủ, đúng sự thật
 - Một số LC sai thường gặp : lí lẽ sai, dẫn chứng sai, sai do cố tình xuyên tạc 
 - Các LC sai mà SGK nêu ra: Sai do cố tình xuyên tạc
 - Cách bác bỏ LC: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng. 
 c.Bác bỏ cách lập luận:
 - Lập luận và yêu cầu chung của lập luận 
 - Các cách LL sai thường gặp: suy luận sai, quy nạp thiếu chính xác, PT thiếu thuyết phục 
 - Cách LL sai mà SGK nêu ra: suy luận sai ( Cách lập luận phiến diện) 
 - Thao tác bác bỏ LL: vạch ra sự mâu thuẫn ...
 * Lưu ý: 
 - Trong thực tế các cách bác bỏ trên liên kết với nhau 
 - M.đích của bác bỏ là bảo vệ ch.lí, xác nhận sự thật. 
 - Bác bỏ là một phương pháp không thể thiếu trên con đường đi tìm chân lí, tranh đấu cho chân lí.
III.Luyện tập
 Bài 1: - Đây là LĐ sai do lập luận sai -> Phương pháp bác bỏ ở đây là bác bỏ cách lập luận 
 - Lập luận của cô vũ nữ chỉ suy luận một chiều, thiếu toàn diện, bỏ sót mặt thứ hai, do đó kết luận rút ra cũng sai. 
 - Cách bác bỏ ở đây là lật ngược lại, phơi bày các khía cạnh mà cô vũ nữ không nhìn ra.
 Bài 2: HS tham khảo và làm.
IV.Củng cố:
 - Thao tác LL bác bỏ: khái niệm, yêu cầu, cách sử dụng.
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 77 (ĐV)
Đọc thơ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
- Hiểu được đặc điểm của thơ và biết cách đọc VB thơ phù hợp với đ.điểm của thể loại 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của thơ
? Nhìn bên ngoài VB thơ có đặc điểm gì? 
)GV gợi ý HS trả lời và chốt lại ở các vẻ đẹp)
? Nhìn sâu hơn vào bên trong lời thơ khác lời nói hằng ngày ntn? Cho VD? 
- GV lấy thêm VD và PT.
? Tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trong thơ nảy sinh trực tiếp từ những sự kiện ntn? Cho VD?
? NN thơ có đặc điểm gì? Cho VD? 
*HĐ2: HDHS tìm hiểu cách đọc thơ 
? Cho biết những yêu cầu về cách đọc VB thơ? 
*HĐ3: HD HS luyện tập 
Cho HS lần lượt tìm các sự kiện trong các bài thơ đã cho. 
? Phân biệt ý thơ và tứ thơ? 
( GV giảng và lấy VD để HS hiểu ) 
? Nêu đặc điểm của lời thơ? Từ đó rút ra bài học gì về cách đọc thơ?
*HĐ4: GV củng cố bài học
I.Đặc điểm của thơ:
 1.Nhìn bên ngoài thơ là một hình thức cấu tạo NN đặc biệt :
 - Vẻ đẹp hội hoạ: Long lanh đáy nước in trời
 - Vẻ đẹp của âm nhạc:
 Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng...-> tạo nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của VB thơ, 
 2.Về thực chất thơ là tiếng nói tâm hồn :
 - Thơ là tiếng lòng là lời nói bên trong . Lời thơ là lời độc thoại, là lời mình nói với mình . Nhà thơ viết ra để lời thơ trở thành lời nói bên trong của người khác.
 + Ôi bác Hồ ơi những xế chiều
 Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu
 + Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn...
 + Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
 Giật mình mình lại thương mình xót xa 
 3.Tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trong thơ nảy sinh trực tiếp từ những sự kiện nhất định
 - Tư tưởng tình cảm của thơ có cội nguồn sâu xa trong XH. Song để cho tư tưởng, t.cảm ấy có thể nảy sinh cần có các “sự kiện trực tiếp”, như tiếng gà gáy canh khuya trg thơ HXH, đồ chơi tiến sĩ giấy trong thơ NK 
 + Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
 Oán hận trông ra khắp mọi chòm
 + Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
 4.Ngôn ngữ thơ chủ yếu là NN của NVTT, là NN hình ảnh, biểu tượng.
 - ý thơ không được thông báo trực tiếp, mà chỉ được biểu đạt qua hình ảnh, biểu tượng buộc người đọc cảm nhận và rút ra ý nghĩa 
 + Qua việc “ Hầu Trời” TĐ muốn thể hiện cái tôi của mình,kh.định tài năng, sự bất mãn trước thời cuộc. 
II.Cách đọc thơ: 
 1.Đọc thành tiếng, có khi ngâm nga
 2. Người đọc phaỉ cảm nhận, suy đoán phân tích để tìm cái ý ngoài lời 
 3.Biết vận dụng ngữ cảnh để hiểu bài thơ 
 4. Tuỳ thuộc đặc điểm riêng của từng bài thơ để có cách đọc phù hợp 
 5. Thơ hay cần đọc đi đọc lại nhiều lần. 
 *Luyện tập: Bài 1: 
 - Sự kiện trong bài “ Tự tình” là : tiếng trống canh khuya báo hiệu TG trôi qua và cuộc đời trơ trọi ; trong “ Chạy giặc” là tiếng súng của TDP; trong “ Tiến sĩ giấy” là việc phát hiện TS giả trong đồ chơi; trong “ Thương vơ”: chính là sự nhận thức về người vợ tần tảo trong “ Câu cá mùa thu” : sự kiện ngắm cảnh làm thơ, nghĩ việc đời.
 Bài 2: 
 - ý nghĩa bài thơ là điều mà nhà thơ muốn biểu đạt 
 - Tứ thơ là hình thức đặc biệt để biểu đạt ý nghĩa: Tứ thơ có thể là một h/ả( h/ả mài gươm báu dưới trăng trong bài “ Nỗi lòng” - ĐD); có thể là h/ả t.phản đối lập hay song hành như ở nhiều cặp đôi trong thơ ĐL; có thể là h/ả xuyên suốt toàn bài : h/ả tiến sĩ giấy , cuộc hầu trời của TĐ -> Người đọc phải dựa vào tứ mà nhận ra ý nghĩa biểu đạt của VB
 Bài 3: 
 Lời thơ thường không trực tiếp thông báo ý nghĩa mà nhà thơ muốn biểu đạt . 
 VD: Thân em vừa trắng...
 Bài 4: 
 Sự phân biệt NVTT với TG có tác dụng giúp người đọc tránh sự ngộ nhận, đồng nhất NVTT với nhà thơ. 
 NVTT là sản phẩm của sáng tạo NT, được biểu hiện 
khác với TG trong đời thực 
 *Củng cố: 
 - Một số đặc điểm thơ
 - Cách đọc VB thơ
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Tìm hiếu đặc điểm và cách đọc VB thơ ở một bài thơ cụ thể 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 nâng cao 
 - SGV 11 nâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 78(TV )
Nghĩa của câu
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được k/ n “ nghĩa sự việc”, “ nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu 
 - Biết vận dụng sự hiểu biết về nghĩa của câu vào việc PT và tạo lập câu 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu bài 
- Cho HS tìm hiểu ngữ liệu SGK và nhận xét 
? Thái độ , sự đánh giá của người nói ở 3 câu có gì khác nhau? 
? Có thể chia nghĩa của câu ra làm mấy loại? đặc điểm của từng loại? 
*HĐ2:HDHS tìm hiểu một số loại nghĩa tình thái q.trọng.
 - Cho HS đọc ví dụ SGK. và nhận xét
? VD (2), (3), ( 4), (5) SGK chỉ sv ntn? 
? VD (6,7,8) SGK chỉ sv ntn? 
? VD (9) SGK chỉ sv ntn? 
(GV lưu ý và lấy VD.)
*HDHS tìm hiểu loại nghĩa tình thái thứ hai.
? Thế nào là NTT hướng về người đối thoại? 
- Cho HD tìm hiểu VD SGK và trả lời câu hỏi 
? Phương tiện biểu đạt của loại nghĩa TT này?
 ( GV lưu ý và PT VD ở SGK) 
*HĐ3: HDHS luyện tập 
- Lần lượt cho HS đọc các BT và HD HS làm. 
- GV gọi một số HS trình bày ý kiến của mình, các HS khác nhận xét và bổ sung
 - GV nhận xét bổ sung .
Bài 3: GV đưa ra một câu làm mẫu và yêu cầu HS làm tiếp các câu khác.
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét và sửa chữa.
*HĐ4: GV củng cố bài học, dặn dò tiết sau.
I.Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
 1.Tìm hiểu ngữ liệu: 
 - Phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng -> giá cao 
 - Chỉ phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng -> giá thấp 
 - Phải trả những nghìn rưỡi phơ-răng ... đấy -> giá cao + cần lưu tâm
 2.Nhận xét: 
 - Có thể chia nghĩa câu ra làm hai: 
 + Nghĩa sự việc: phản ánh sự tình 
 + Nghĩa tình thái: thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hay người đối thoại 
II. Một số loại nghĩa tình thái quan trọng 
 1.Nghĩa tình thái hướng về sự việc
 a. Nghĩa TT chỉ sv đã xảy ra hay chưa xảy ra
 VD: - (2) Hắn vẫn phải doạ nạt...-> sự việc đã xảy ra 
 - (3) Hắn nhặt một hòn gạch..-> sv mới chỉ là dự định
 - (4) Nếu làm con cháu... -> giả thiết 
 (5) Giá nhà con...-> giả thiết + ao ước 
 b.Nghĩa TT chỉ khả năng xảy ra của sv 
 VD : ( 6,7,8) - chắc chắn, hình như, may ra....-> Các từ này đều chỉ khả năng xảy ra của sự việc .
 c.Nghĩa TT chỉ sv được nhận thức như là một đạo lí 
 - VD: ( 9) Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài được -> “ không thể” chỉ một nghĩa vụ, nói rộng ra là 1 sự việc được nhận thức như là 1 đạo lí .
 - Có trường hợp dùng một cách biểu thị để chỉ cả 2 nghĩa tình thái : VD SGK 
 + VD khác: Có lẽ tôi sẽ cần đến cuốn sách ấy-> vừa có nghĩa tình thái chỉ khả năng xảy ra của sự việc vừa có nghĩa tình thái chỉ sự việc chưa xảy  ... i làm không đúng với yêu cầu của một bài văn NLVH ( sa vào phát biểu cảm nghĩ...) , hoặc chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện thì không cho quá 5 điểm.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Soạn bài “ Vội vàng” 
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 nâng cao
 - Rèn luyện kĩ năng văn 11.
H.Kiến thức bổ sung
Bài Làm Văn số 3- 11I-K
Họ tên: Lớp:
 Điểm
 Lời phê của cô giáo
 Đề ra: 
 Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo ( sau khi gặp Thị Nở và tỉnh rượu) trong tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao.
Tiết 81(ĐV )
Vội vàng
( Xuân Diệu )
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái tôi hiện đại cùng với một quan niệm mới về thời gian, tuổi trẻ và HP
 - Nhận ra được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc trong tổ chức VB của bài thơ, cùng ~ sáng tạo mới lạ trong hình thức thể hiện 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn
- GV giới thiệu vài nét về tác giả
- Giới thiệu phong cách thơ XD đặc biệt nhấn mạnh ~ nét có liên quan đến bài này 
- Tạo tâm thế cho HS bằng ~ hình ảnh phù hợp .
*HĐ2: HDHS đọc- hiểu
- Dành TG cho HS đọc diễn cảm, uốn nắn các em đọc đúng tình điệu cảm xúc của thi phẩm 
 - HDHS tìm bố cục bài thơ và cách PT. 
- HDHS tìm hiểu 4 câu đầu 
? ND của 4 câu thơ đầu? nhận xét ? 
? Cảm xúc của nhà thơ ở 13 câu tiếp là gì ? Chỉ ra và PT tác dụng của các biện pháp NT được dùng ở đoạn thơ này?
( GV gợi ý có hai nét cảm xúc trái ngược nhau) 
 *HDHS tìm hiểu nhận thức và quan niệm của nhà thơ về trần gian, TG và tuổi trẻ.
- GV đọc từ câu 14 đến câu 28 
? Nhận thức và quan niệm của TG về HP trần gian, thời gian và tuổi trẻ được thể hiện ntn trong đoạn thơ? Hãy nhận xét về quan niệm đó?
? Quan niệm đó của nhà thơ xuất phát từ đâu? 
? Nhận xét về cách thức trình bày và các BP NT đã được sử dụng? 
( GV giảng)
*HĐ3:GV củng cố bài học. 
I.Tiểu dẫn:
 1.Tác giả: 
 - XD là nhà thơ lớn của nền VHVN hiện đại . Hồn thơ XD khát khao giao cảm mãnh liệt với đời- cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thực và trần thế nhất.
 2. Tập thơ “ Thơ thơ” : SGK
 3. Bài thơ: Có hai nét tiêu biểu:
+ Một tâm hồn yêu đời yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt nhưng vẫn không tránh khỏi những băn khoăn trước cuộc đời thực lúc bấy giờ
+ Một quan niệm nhân sinh đầy mới mẻ ít thấy trong thơ ca truyền thống
II.Đọc- hiểu : 
 1. Cảm xúc của nhà thơ ở 30 câu đầu
 a. 4 câu đầu: Ước muốn của nhà thơ
 - Muốn tắt nắng, muốn buộc gió ->BP trùng điệp (Điệp kiểu câu) – lời bộc bạch trực tiếp nói lên niềm ao ước chân thành- được níu giữ thời gian và ~ điều kì diệụ của cs không để nó trôi đi.
 b. 13 câu tiếp : Cảm xúc của nhà thơ trước TN và cs 
- Niềm say mê ngây ngất trước trước cảnh sắc trần gian: “Của ong bướm, của yến anh...”; “Này đây hoa, lá, ánh sáng..” -> BP điệp cú, điệp ngữ, điệp từ được dùng rất linh hoạt, biến hoá chứ không đơn điệu, bức tranh TN: những ong bướm , hoa lá chim chóc bỗng như sống dậy ngây ngất si mê dưới ngòi bút XD, vừa gần gũi, thân quen vừa mượt mà đầy sức sống
-> Bức tranh đs con người lại càng đằm thắm và đáng yêu khi : mỗi buổi sớm.... Nhà thơ đã sáng tạo ra một h/ ả mới lạ độc đáo: Tháng giêng ngon - một h/ả rất đời thường rất con người nhưng qua cách cảm nhận của XD lại mang nét tình tứ , tràn ngập xuân tình-> mới lạ, thơ mộng và hấp dẫn lạ lùng.
 - Nỗi buồn, băn khoăn, nhớ tiếc trước cuộc đời thực : sung sướng- nhưng vội vàng..-> câu thơ bị tách làm hai như một nhát cắt thể hiện tâm trạng có sự chuyển đổi phức tạp. Ko chờ...-> nhớ tiếc MX ngay giữa MX? 
 c.Từ câu 14- câu 30: Nhận thức và quan niệm của TG về HP trần gian, thời gian và tuổi trẻ: 
 - Trần thế như một thiên đường ngay trên mặt đất, sẵn bày bao nguồn HP kì thú . ~ cảnh sắc ấy cũng chỉ thực sự thần tiên trong cái xuân thì của nó . Con người chỉ có thể tận hưởng được ~ nguồn HP ấy khi còn trẻ, trong khi tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. TG có thể cướp đi tất cả .->TG đưa ra một quan niệm mới về TG : theo QN cũ là TG tuần hoàn; còn XD là TG tuyến tính- nghĩa là TG được hình dung như như 1dòng chảy xuôi chiều, 1 đi không trở lại . Vì thế mỗi khoảng khắc trôi đi là mất đi vĩnh viễn . Vì vậy cảm nhận về TG của XD đầy tính mất mát , mỗi khoảng khắc trôi đi là một sự mất mát, là một phần vô cùng quý giá của tuổi trẻ mình đã mất đi vĩnh viễn. ( Mà xuân hết...) 
 - Cách cảm nhận về TG xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể . Mỗi khoảnh khắc trong đời cá thể đều vô cùng quý giá- vì khi đã mất đi là mất vĩnh viễn. QN ấy khiến con người biết quý từng giây phút của đời mình và biết làm cho mỗi khoảng khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “ vội vàng” -> thể hiện sự tích cực rất đáng trân trọng của tư tưởng XD.
 - Cách thức trình bày là “ chống đối” là “ tranh cãi” lại QN xưa, đồng thời bộc bạch QN của mình bằng 1 cảm xúc sôi nổi, cuồng nhiệt – nghĩa là bằng một ý thức triết học đã được thấm nhuần trong cảm xúc. Cách ngắt nhịp linh hoạt, cách sử dụng nhiều câu hỏi, câu cảm, thể hiện những đột biến trong cảm xúc.
 Dựng lên một bức tranh TN để nói lên nỗi lòng của mình, sự đối lập giữa hai thức tranh thơ là sự đối lập giữa hai tâm trạng: yêu đời >< băn khoăn
*Củng cố: - Cảm xúc, quan niệm của XD trong phần đầu bài thơ. 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng phần đầu bài thơ
 - Tập PT đoạn thơ.
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 81(ĐV )
Vội vàng
( Xuân Diệu )
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS: Như tiết 81.
.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
II.Đoc- hiểu:
 2. Cảm xúc của nhà thơ ở 9 câu cuối 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng phần đầu bài thơ
 - Tập PT đoạn thơ.
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Gv gọi Hs đọc SGK, lưu ý về tác giả
Hỏi: Những nét chính của bài thơ?
GV hướng dẫn Hs đọc theo 3 đoạn của văn bản
Hỏi: Diễn biến tâm trạng của thi nhân thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Hỏi: Vì sao Xuân Diệu đặt tên cho bài thơ là " Vội vàng"?
GV cho Hs trả lời sau đó Gv chốt lại
Hỏi: nét riêng trong tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu là gì?
Hỏi: Phân tích và chứng minh điều đó qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ, qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống?
Hỏi: Những cách tân trong nghệ thuật được thể hiện như thế nào?
Hỏi: vì sao XD có nỗi băn khoăn? 
Hỏi: Phân tích qua những câu thơ triết lí và qua bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ?
Hỏi: cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất đối với nhà thơ là gì?
Hỏi: Vì sao nhà thơ lại hối hả, vội vàng đến như vậy?
Hỏi: Nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh gì anh chị cho là mới mẻ, độc đáo nhất?
Hỏi: Em có nhận xét chung gì về bài thơ?
GV hướng dẫn Hs nắm những nội dung cơ bản 
Phân tích và chứng minh cuộc sống mà Xuân Diệu yêu tha thiết?
 I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả: Xuân Diệu là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Hồn thơ XD khát khao giao cảm mãnh liệt với đời- cuộc đờihiểu theo nghĩa chân thực và trần thế nhất.
2. Bài thơ: Có hai nét tiêu biểu:
+ Một tâm hồn yêu đời yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt nhưng vẫn không tránh khỏi những băn khoăn trước cuộc đời thực lúc bấy giờ
+ một quan niệm nhân sinh đầy mới mẻ ít thấy trong thơ ca truyền thống
II. Đọc - hiểu:
1. Đọc văn bản: 
2. Tìm hiểu:
a. Diễn biến tâm trạng của thi nhân:
- Trải qua 3 giai đoạn: từ chỗ yeu cuộc sống say mê, tha thiết( đ1)-> nỗi băn khoăn trước cuộc đời( đ2)-> tình yêu bùng lên cuồng nhiệt, hối hả(đ3)
Vì: Bản thân XD là một thi nhân đang yêu đời, ông đã mở lòng ra để đón cuộc sống mà ông yêu tha thiết, rạo rực; nhưng cuộc sống lúc ấy( mòn mỏi, tù túng của một người dân mất nứơc trước 45) lại không bù đắp được-> trong ông xuất hiện nỗi băn khoăn trước cuộc đời- chính nỗi băn khoăn đó lại bùng lên sự cuồng nhiệt, hối hả đén với cuộc sống-> sợ cuộc sống ấy sẽ không còn nữa
- Từ tâm trạng ấy đặt tên bài thơ là " Vội vàng" 
b. Tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu:
- Nét riêng: yêu cuộc sống trần thế xung quanh nhà thơ: những ông bướm hoa lá, yến anh, ánh sáng-> vẻ đẹp kì diệu của thi nhân, một tình yêu thiên nhiên say mê rạo rực => Nó thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ của nhà thơ như Hoài Thanh đã nhân xét " Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi khát vọng lên tiên, một giấc mộng rất xưa -> Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới"
+ Xuân Diệu yêu cuộc sống đó bằng tình yêu tha thiết, say đắm và thể hiện nó trong những ý tưởng táo bạo " tôi muốn tắt nắng" ,
* bằng những bức tranh thiên nhiên: những ong bướm , hoa lá chim chóc bỗng như sống dậy ngây ngất si mê dưới ngòi bút XD-> bức tranh thiên được nhà thơ gợi lên vừa gầngũi, thân quen vừa mượt mà đầy sức sống
* Bức tranh đời sống con người : lại càng đằm thắm và đáng yêu khi : mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa. Nhà thơ đã sáng tạo ra một hình ảnh mới lạ độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Đây là một hình ảnh rất đời thường rất con người, không có gì là nhục cảm.
c. Nỗi băn khoăn của XD trước cuộc đời
- Đang yêu đời đam mê như thế nhà thơ lại băn khoăn ngay
Thể hiện rõ nhất: Long tôi rộng nhưng -> Nà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng không được đời bù đắp-> Vì thế ông băn khoăn buồn chán cho thân phận của mình
- dựng lên một bức tranh thiên nhiên để nói lên nỗi lòng của mình
Sự đối lập giữa hai thức tranh thơ là sự đối lập giữa hai tâm trạng: yêu đời, băn khoăn
-> Qua đó hiện lên cái đẹp: TY mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc sống tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi tre, trong mùa xuân của cuộc đời.
d. Tình yêu cuộc sống lại bùng lên mãnh liệt
- Thể hiện cái lôgíc biện chứng của sự diễn biến, phát triển của tâm trạng thi nhân trong bài thơ: bản chất yêu đời tha thiết, nhưng băn khoăn trước cuộc sống hiện tại, nên lòng yêu đời ấylại bùng lên mãnh liệt như cao trào tình cảm
Cụ thể: 
+ Hình ảnh tươi mới đầy sức sống
+ Ngôn từ: động từ mạnh, tăng tiến dần
+ nhịp điệu: dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt
 + Hình ảnh sáng tạo mới mẻ, độc đáo
3. Đánh giá chung bài thơ: Quan niệm sống mơi mẻ: yêu cuộc sống trần thế xung quanh ta và tìm thấy biết bao điều hấp dẫn, biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Từ đó càng thêm yêu mùa xuân tuổi trẻ- Những cái đẹp nhất của cuộc sống- > quan niệm rất con người mang ý nghĩa tích cực, cógiá trị nhân văn sâu sắc
- Những cách tân: cảm hứng, ý tưởng, hình ảnh, nhịp điệu,ngôn từ
III. Ghi nhớ: SGK
IV.Luyện tập: 
Bài 1: cuộc sống mà XD yêu thiết tha, say đắm là cuộc sống trần thế xung quanh nhà thơ như ông đã miêu tả như trong đoạn đầu bài thơ: thiên nhiên thật đáng yêu qua những ong bướm, hoa lá, yến anh; cuộc đời thật đáng sống" Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa, tháng giêng ngon như một cặp môi gần' 
D. củng cố kiến thức:
e. hướng dẫn học ở nhà: Đọc kĩ tác phẩm, nắm những vấn đề cơ bản về nội dung và nghệ thuật, làm bài tập phần luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docT76-80.doc