A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS:
- Hiểu được Kiều: một thiếu nữ tài sắc, trong trắng đã bị XHPK xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã, buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Nhưng trong hoàn cảnh đầy tủi nhục ấy Kiều vẫn ý thức sâu sắc về phẩm giá con người, tự thương thân tủi phận.
- Nắm được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong diễn tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích
B. PHƯƠNG PHÁP:
Kết hợp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
NỖI THƯƠNG MÌNH (TRÍCH TRUYỆN KIỀU) NGUYỄN DU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : GIÚP HS: - Hiểu được Kiều: một thiếu nữ tài sắc, trong trắng đã bị XHPK xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã, buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Nhưng trong hoàn cảnh đầy tủi nhục ấy Kiều vẫn ý thức sâu sắc về phẩm giá con người, tự thương thân tủi phận. - Nắm được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả trong diễn tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích B. PHƯƠNG PHÁP: Kết hợp phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của Thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: Tìm hiểu chung HS đọc đoạn trích - xác định vị trí đoạn trích trong TP. Chia bố cục – tìm ý chính từng phần. Khái quát nội dung đoạn trích? Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích * Tìm hiểu cảnh sống của kiều ở lầu xanh: HS thảo luận nhóm (3’) - Trong bốn câu đầu c/s lầu xanh được miêu tả bằng những từ ngữ, h/a nào? - Giúp em hiểu gì về c/s của Kiều lúc này? Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung GV gợi ý, uốn nắn, chốt ý chung * Tìm hiểu tâm trạng và thái độ của kiều trước c/s lầu xanh: phát vấn - Câu thơ 5,6 giúp em hiểu gì về thái độ của Kiều trước c/s đó? Tác dụng của các h/động “giật mình, mình tự thương mình xót xa”, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, thái độ? - Đọc các câu thơ từ 7 -> 10 em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Tất cả nói lên được cảm xúc gì của Kiều về thân phận, về giá trị nhân phẩm của chính Kiều? - Trong các câu thơ tiếp theo, em còn hiểu được thái độ ntn của Kiều trước c/s lầu xanh? - Và cuộc sống lầu xanh hiện lên ntn, qua những h/a nào? - Thử lý giải tại sao Kiều có thái độ đó? Và thái độ đó của Kiều giúp em thấy được nét đẹp gì ở Kiều? - Vậy “nỗi thương mình” của kiều có ý nghĩa mới mẻ ntn đối với VHTĐ? - Cảm nhận của em về hai câu thơ “cảnh nào bao giờ”? Hoạt động 3: Củng cố bài học - Tóm lại em có nhận xét gì về thành công nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích giảng? I. ĐỌC ĐOẠN TRÍCH: 1/ Đọc đoạn trích: tìm hiểu 1 số chú giải/107,108. 2/ Vị trí đoạn trích: Trích từ câu 1229 -> 1248 trong tác phẩm Truyện Kiều. Đây là đoạn thơ tả tình cảnh trớ trêu, tâm trạng và thái độ của Kiều khi phải tiếp khách ở nhà chứa của tú bà. II. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH: 1. Cảnh sống của Kiều ở lầu xanh: Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa tống ngọc tối tìm trường khanh. -> Kiều phải làm kĩ nữ tiếp khách làng chơi triền miên ngày tháng. Đây quả là một tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều: bị chà đạp, vùi dập thân xác, nhân phẩm. 2. Tâm trạng và thái độ của Kiều trước cuộc sống lầu xanh : Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh Giật mình / mình lại thương mình / xót xa + Kg,tg: tàn canh – đêm khuya tĩnh lặng – con người tỉnh táo, sống thật với lòng mình. + Hình thức tiểu đối, nhịp thơ bất thường, điệp từ mình (3l) -> Nhấn mạnh sự cô độc, tự thương tự đau cho thân phận của chính Kiều. Khi sao phong gấm >< Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường QK: êm đềm HP >< Thực tại: chà đạp phũ phàng. -> Hình thức tiểu đối, điệp từ sao và cách dùng cụm từ đan xen, hình ảnh so sánh, hỏi dồn dập càng nhấn mạnh, khắc sâu thân phận bị chà đạp, vùi dập phũ phàng. => Kiều tự ý thức rõ về nỗi đau thay dổi số phận, thay đổi giá trị con người – càng đau xót, tủi nhục ê chề. - Thái độ của kiều : Mặc người mưa Sở mây Tần Riêng mình nào biết có xuân là gì -> Kiều tự tách mình ra khỏi c/s lầu xanh – tự thấy cô độc, thương tiếc thân phận – c/s không ý nghĩa, không niềm vui. Vui là vui gượng kẻo là Ai tri âm đó mặn mà với ai -> Cố làm ra vui vẻ để vừa lòng khách, gắng gượng qua ngày. - Cuộc sống thanh lâu: có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt - vẻ đẹp nên thơ bốn mùa cầm, kì, thi, họa - thú vui tao nhã -> Chỉ là vỏ bọc che đậy c/s hành lạc nhơ nhớp ở chốn này. Sống trong chốn thanh lâu dập dìu, Kiều vẫn cô độc vì thiếu tri âm tri kỉ, vì thương tiếc thân phận phũ phàng – tự thương tự đau xót xa, tê tái. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” ->Hai câu thơ hay nhất, đúng nhất về sự hòa hợp giữa tâm cảnh và ngoại cảnh. III. TỔNG KẾT: GHI NHỚ/ 108 Nỗi đau của Kiều là nỗi đau của con người ý thức cao về thân phận và nhân phẩm bị chà đạp. Vùi dập. Đó là biểu hiện vẻ đẹp nhân cách ở Kiều . 4. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Đọc VB “ Lập luận trong văn nghị luận” và soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK.
Tài liệu đính kèm: