Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn)

Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn)

Đề 1: Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam.

Hai đứa trẻ tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thúy. Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chắng có gì đặc biệt cả. Hai đứa trẻ chỉ là một mảng đời thường bình lặng của một phố huyện nghèo từ lúc chiều xuống cho tới đêm khuya, với hương vị màu sắc, âm thanh quen thuộc: tiếng trống thu không cất trên một chiếc chòi nhỏ, một ráng chiều ở phía chân trời, một mùi vị âm ẩm của đất, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve. những âm thanh của mấy người bé nhỏ, thưa thớt, một quán nước chè tươi, một gánh hàng phở, một cảnh vãn chợ chiều với vỏ nhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh, một đoàn tàu đêm lướt qua. và nỗi buồn mơ hồ với những khao khát đến tội nghiệp của Hai đứa trẻ.

Chuyện hầu như chỉ có thế.

Nhưng những hình ảnh tầm thường ấy, qua tấm lòng nhân hậu, qua ngòi bút tinh tế, giàu chất thơ của Thạch Lam lại như có linh hồn, lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm xao động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm, có khả năng đánh thức và khơi gợi biết bao tình cảm xót thương, day dứt, dịu dàng, nhân ái.

 

doc 16 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5192Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chuyên đề: Văn học lãng mạn và hiện thực phê phán 1930-1945 (phần văn) 
Đề 1: Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam. 
Hai đứa trẻ tuy chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng lại khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế, thâm thúy. Truyện dường như chẳng có gì: hầu như không có cốt truyện, chẳng có xung đột gay cấn, chắng có gì đặc biệt cả. Hai đứa trẻ chỉ là một mảng đời thường bình lặng của một phố huyện nghèo từ lúc chiều xuống cho tới đêm khuya, với hương vị màu sắc, âm thanh quen thuộc: tiếng trống thu không cất trên một chiếc chòi nhỏ, một ráng chiều ở phía chân trời, một mùi vị âm ẩm của đất, tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve... những âm thanh của mấy người bé nhỏ, thưa thớt, một quán nước chè tươi, một gánh hàng phở, một cảnh vãn chợ chiều với vỏ nhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh, một đoàn tàu đêm lướt qua... và nỗi buồn mơ hồ với những khao khát đến tội nghiệp của Hai đứa trẻ. 
Chuyện hầu như chỉ có thế. 
Nhưng những hình ảnh tầm thường ấy, qua tấm lòng nhân hậu, qua ngòi bút tinh tế, giàu chất thơ của Thạch Lam lại như có linh hồn, lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm xao động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm, có khả năng đánh thức và khơi gợi biết bao tình cảm xót thương, day dứt, dịu dàng, nhân ái. 
Đó là truyện của Hai đứa trẻ nhưng cũng là truyện của cả một phố huyện nghèo với những con người bé nhỏ thưa thớt, tội nghiệp đang âm thầm đi vào đêm tối. 
Ít có tác phẩm nào hình ảnh đêm tối lại được miêu tả đậm đặc, trở đi trở lại... như một ám ảnh không dứt như trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam: tác phẩm mở đầu bằng những dấu hiệu của một “ngày tàn” và kết thúc bằng một “đêm tịch mịch đầy bóng tối”, ở trong đó, màu đen, bóng tối bao trùm và ngự trị tất cả: đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Một tiếng trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi cũng chìm ngay vào bóng tối... Cả đoàn tàu từ Hà Nội mang ánh sáng lướt qua trong phút chốc rồi cũng “đi vào đêm tối”... 
Trong cái phông của một khung cảnh bóng tối dày đặc này, là những mảnh đời của những con người sống trong tăm tối. Họ là những con người bình thường, chỉ xuất hiện thoáng qua, hầu như chỉ như một cái bóng, từ hình ảnh mẹ con chị Tí với hàng nước tồi tàn đến một gia đình nhà xẩm sống lê la trên mặt đất, cho đến cả những con người không tên: một vài người bán hàng về muộn, những đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom nhặt nhạnh, tìm tòi... 
... Tất cả họ không được Thạch Lam miêu tả chi tiết: nguồn gốc, xuất thân, số phận... nhưng có lẽ nhờ thế mà số phận họ hiện lên càng thêm bé nhỏ, tội nghiệp, ai cũng sống một cách âm thầm, nhẫn nhục, lam lũ. Văn Thạch Lam là như thế: nhẹ về tả, thiên về gợi và biểu hiện đời sống bên trong: sống trong lặng lẽ, tăm tối nhưng giữa họ không thể thiếu vắng tình người. Qua những lời trao đổi và những cử chỉ thân mật giữa họ ta nhận ra được mối quan tâm, gắn bó. Và tất cả họ dường như đều hiền lành, nhân hậu qua ngọn bút nhân hậu của Thạch Lam. 
Nhưng giữa bấy nhiêu con người, nhà văn chỉ đi sâu vào thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ: Liên và An. Chúng chưa phải là loại cùng đinh nhất của xã hội nhưng là tiêu biểu cho những con nhà lành, đang rơi vào cảnh nghèo đói, bế tắc vì sa sút, thất nghiệp. 
Không phải ngẫu nhiên tác giả lấy Hai đứa trẻ để đặt tên cho truyện ngắn của mình. Hình ảnh tăm tối của phố huyện và những con người tăm tối không kém, sống ở đây hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của chị em Liên, đặc biệt là của Liên. Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp hình ảnh Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị” và “chị thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của “ngày tàn””. Thạch Lam không miêu tả tỉ mỉ đời sống vật chất của họ, nhà văn chủ yếu đi sâu thể hiện thế giới tinh thần của Liên với nỗi buồn man mác, mơ hồ của một cô bé không còn hoàn toàn trẻ con, nhưng cũng chưa phải là người lớn. Tác giả gọi “chị” là vì quả Liên là một người chỉ biết quan tâm săn sóc em bằng tình cảm trìu mến, dịu dàng, biết đảm đang tảo tần thay mẹ nhưng tâm hồn Liên thì vẫn còn là tâm hồn trẻ dại với những khao khát hồn nhiên, thơ ngây, bình dị. 
Ở đây, nhà văn đã nhập vào vai của “hai đứa trẻ”, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ và diễn tả cái thế giới tâm hồn trong sáng của chị em Liên: hình ảnh bóng tối và bức tranh phố huyện mà ta đã nói trên kia được cảm nhận chủ yếu từ nỗi niềm khao khát của hai đứa trẻ. Tâm hồn trẻ vốn ưa quan sát, sợ bóng tối và khát khao ánh sáng. Bức tranh phố huyện hiện ra chính là qua tâm trạng này: “Hai chị em gượng nhẹ (trên chiếc chõng sắp gãy) ngồi yên nhìn ra phố...” Liên trông thấy “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi” nhưng “chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó...”. Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra... Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo bà cụ Thi đi lẫn vào bóng tối... “Hai chị em đành ngồi yên trên chõng đưa mắt theo dõi những người về muộn từ từ đi trong đêm”... “Từ khi nhà Liên dọn về đây... đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố xung quanh”... Đêm tối đối với Liên “quen lắm, chị không sợ nó nữa”. “Không sợ nó nữa” nghĩa là đã từng sợ. Chỉ mất từ “không sợ nó nữa” mà gợi ra bao liên tưởng. Hẳn là Liên đã từng sợ cái bóng tối dày đặc đã từng bao vây những ngày đầu mới dọn về đây. Còn bây giờ Liên đã “quen lắm”. Sống mãi trong bóng tối rồi cũng thành quen, cũng như khổ mãi người ta cũng quen dần với nỗi khổ. Có một cái gì tội nghiệp, cam chịu qua hai từ “quen lắm” mà nhà văn dùng ở đây. Nhưng ngòi bút và tâm hồn của Thạch Lam không chỉ dừng ở đấy. Cam chịu nhưng cũng không hoàn toàn cam chịu, nhà văn đã đi sâu vào cái nỗi thèm khát ánh sánh trong chỗ sâu nhất của những tâm hồn trẻ dại. Ông dõi theo Liên và An ngước mắt lên nhìn vòm trời vạn ngôi sao lấp lánh để tìm sông Ngân hà và con vịt theo sau ông thần nông như trẻ thơ vẫn khao khát những điều kì diệu trong truyện cổ tích, nhưng vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, lại quá xa lạ làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát, hai em lại cúi nhìn về mặt đất, và quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn lay động của chị Tí... Nhà văn chăm chú theo dõi từ cử chỉ, ánh mắt của chúng và ghi nhận lại thế thôi. Nhưng chỉ cần thế, cũng đủ làm nao lòng người đọc. Sống mãi trong bóng tối, “quen lắm” với bóng tối, nhưng càng như thế, chúng càng khát khao hướng về ánh sáng, chúng theo dõi, tìm kiếm, chỉ mong ánh sáng đến từ mọi phía: từ “ngàn sao lấp lánh trên trời”, đếm từng hột sáng lọt qua phên nứa, chúng mơ tưởng tới ánh sáng của quá khứ, của những kỉ niệm về “Hà Nội xa xăm”, “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” đã lùi xa tít tắp; chúng mải mê đón chờ đoàn tàu từ Hà Nội về với “các toa đèn sáng trưng”; chúng còn nhìn theo cả cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mãi... 
Đó là thế giới của ao ước, dù chỉ là một ao ước nhỏ nhoi, dù chỉ như là một ảo ảnh. Không thấm đượm một tấm lòng nhân ái sâu xa, không hiểu lòng con trẻ, không có một tâm hồn nhạy cảm giàu chất thơ thì không thể diễn tả tinh tế đến thế nỗi thèm khát ánh sáng của những con người sống trong bóng tối. 
Đọc Hai đứa trẻ, ta có cảm giác như nhà văn chẳng hư cấu sáng tạo gì. Mọi chi tiết giản dị như đời sống thực. Cuộc sống cứ hiện lên trang viết như nó vốn như vậy. Nhưng sức mạnh của ngòi bút Thạch Lam là ở đấy. Từ những chuyện đời thường vốn phẳng lặng, tẻ nhạt và đơn điệu, nhà văn đã phát hiện ra một đời sống đang vận động, có bề sâu, trong đó ánh sáng tồn tại bên cạnh bóng tối, cái đẹp đẽ nằm ngay trong cái bình thường, cái khao khát ước mơ trong cái nhẫn nhục cam chịu, cái xôn xao biến động trong cái bình lặng hàng ngày, cái tăm tối trước mắt và những kỷ niệm sáng tươi... 
Nét độc đáo trong bút pháp Thạch Lam là ở chỗ: nhà văn đã sử dụng nghệ thuật tương phản một cách hầu như tự nhiên, không chút tô vẽ, cường điệu, và nhờ thế, bức tranh phố huyện trở nên phong phú, chân thật, gợi cảm. 
Đọc Hai đứa trẻ ta bị ám ảnh day dứt không thôi trước đêm tối bao trùm phố huyện và xót xa thương cảm trước cuộc đời hiu quạnh cam chịu của những con người sống nơi đây. Nhưng Hai đứa trẻ cũng thu hút ta bởi cái hương vị man mác của đồng quê vào một “chiều mùa hạ êm như ru” và “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”... Nó làm sống lại cả một thời quá vãng, nó đánh thức tình cảm quê hương đậm đà, và làm giàu tâm hồn ta bởi những tình cảm “êm mát và sâu kín”.
 Đề 2: Phân tích tâm trạng chị em Liên đêm đêm cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam. 
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn thường được nhắc tới nhiều nhất của Thạch Lam. Hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua một phố huyện nghèo thời trước đã được Thạch Lam miêu tả rất khéo léo, đã nổi lên thành một hình ảnh đầy ý nghĩa, bộc lộ chủ đề của tác phẩm. 
Trước hết, bối cảnh cho chuyến tàu đêm xuất hiện là cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, đáng thương nơi phố huyện. Thạch Lam đã chọn được thời điểm để làm nổi bật những tính chất ấy. Truyện bắt đầu từ tiếng trống thu không dội xuống phố huyện, từng tiếng, từng tiếng mỏi mòn, giữa lúc trên bầu trời, ánh ngày đang dần nhường chỗ cho bóng hoàng hôn, phương tây đỏ rực lên như lửa báo hiệu một ngày đang tắt. Đêm tối sẽ đem tới cho phố huyện những gì? Chỉ có bóng tối, sự im lặng, mà tiếng ếch nhái ngoài đồng, tiếng muỗi kêu trong nhà, lại khiến cho nó càng trở nên vắng lặng, hoang vu, buồn bã hơn. Thế ra, giữa thế kỷ hai mươi, thế kỷ của những đô thị đầy ấp ánh sáng, vẫn có những miền đất, nhiều miền đất, sống trong sự tăm tối của cuộc sống hàng trăm, hàng ngàn năm về trước như vậy đấy. 
Phiên chợ chiều đã vãn, những ồn ào tấp nập của buổi chợ đã tan đi, để lại phố huyện với thực chất của nó: cái nghèo nàn, cái tiêu điều xơ xác. Những đứa trẻ con lom khom tìm kiếm trên cái nền chợ xơ xác ấy, giữa những rác rưởi mà phiên chợ bỏ lại, mong tìm được chút gì đỡ cho cuộc sống. Thật là một chi tiết đầy ý nghĩa và rất gợi cảm về cái nghèo. 
Rồi đêm xuống. Cuộc sống có xôn xao động đậy được chút nào chăng? Quả cũng có xôn xao một chút đấy, nhưng không vì thế mà vẻ nghèo, vẻ buồn của cuộc sống lại bớt đi. Bắt đầu là ngôi hàng nước của con chị Tí, với chiếc võng con, vài ba cái bát, một điếu hút thuốc lào... bày ra rồi lại thu vào vì vắng khách. Tiếp đến là gánh phở có ngọn lửa bập bùng của bác Siêu, cũng vắng khách vì đó là thứ quá xa xỉ (phở mà trở thành xa xí phẩm, thật là một nhận xét hóm hỉnh và đầy xót xa của Thạch Lam!). 
Chính giữa cảnh tiêu điều như vậy của phố huyện, Thạch Lam đã miêu tả tâm trạng khắc khoải chờ đợi chuyến tàu của hai chị em cô b ... vẫn giữ nguyên chất lưu manh của kẻ lang thang đầu đường xó chợ. Từ ngôn ngữ cho đến cử chỉ, hắn luôn luôn văng tục, không chịu học hành mà chỉ dùng thủ thuật bắt chước, che đậy, giả dối để đối phó trong mọi tình huống. Có thể nói, tính cách lưu manh xuyên suốt con người Xuân Tóc Đỏ từ khi là một cậu bé lang thang ở đầu đường xó chợ cho đến lúc trở thành “anh hùng cứu quốc”. 
Tuy nhiên, tính cách của Xuân cũng có những thay đổi nhất định. Y nhanh chóng thích hợp với hoàn cảnh mới và hoàn cảnh cũng làm cho y thay đổi. Khi còn là kẻ hạ lưu, hắn bộc lộ tính ti tiện, yếu đuối. Nhưng khi đã có vị trí trong xã hội, Xuân bắt đầu xem thường mọi người, “Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo làm bộ làm tịch bao nhiêu thì lại được thiên hạ kính trọng bấy nhiêu”, Xuân Tóc Đỏ có lúc như kết hợp giữa tính cách của một kẻ hạ lưu pha lẫn với lối sống thượng lưu, ngôn từ hạ đẳng lại xen với kiểu cách học đòi của bọn người thượng lưu. Và đến lúc kết thúc tác phẩm, tính khinh người của Xuân Tóc Đỏ càng lộ rõ và càng trở nên lố bịch. Hắn đã nói trước quần chúng: “Hỡi quần chúng, mi không hiểu gì, mi oán ta, ta vẫn yêu quí mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giải tán đi”. Mọi người hô ”Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!”. 
e. Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật được xây dựng chủ yếu trên sự tổng hợp nhiều nét của những người cùng loại. Tác giả đã xây dựng Xuân Tóc Đỏ theo phương pháp điển hình hóa. Tác giả kết hợp lối miêu tả chân thật và phóng đại, phóng đại để biếm họa. Nhiều tình tiết đã được hư cấu rất hấp dẫn như hành động của Tuyết với Xuân Tóc Đỏ, quan hệ giữa Phó Đoan với Xuân hay là Xuân Tóc Đỏ chịu thua tài tử quần vợt Xiêm La, bà Phó Đoan được phong “Tiết hạnh khả phong Xiêm La”, tất cả đều là những tình huống phóng đại đầy tính châm biếm, đả kích. 
3. Thế là Xuân Tóc Đỏ từ một tên đầu đường xó chợ, nhặt banh quần, bán thuốc lậu đã trở thành sinh viên trường thuốc, đốc-tờ Xuân, giáo sư quần vợt, nhà cải cách xã hội, nhà cải cách Phật giáo, cố vấn cho báo Gõ Mõ rồi đến tột đỉnh vinh quang “anh hùng cứu quốc”, “bậc vĩ nhân”, thật là “Số đỏ”. Qua nhân vật trung tâm này, Vũ Trọng Phụng đả kích, châm biếm bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Có thể nói Xuân Tóc Đỏ là một bức tranh biếm hoạ cỡ lớn phơi bày sự thối nát của cả một xã hội. 
Bao giờ xã hội còn giả dối, còn bịp bợm, còn xảo trá, lừa lọc thì bức tranh biếm họa Xuân Tóc Đỏ vẫn còn ý nghĩa răn đời. 
Đề 9: Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao “cho chữ” trong nhà giam (truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả cho đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? 
* Gợi ý chi tiết: 
1. Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mỹ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mỹ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Nhưng nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông còn kết hợp mỹ với dũng. Truyện ngắn Chữ người tử tù (1939) trong tập Vang bóng một thời là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên quản ngục. 
2. a. Ông Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù là một nho sĩ tài hoa của một thời đã qua nay chỉ còn “vang bóng”. Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhà thơ, nhà giáo, một lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát, một người hết sức tài hoa và dũng khí phi thường để sáng tạo ra nhân vật Huấn Cao (Cao là họ, Huấn là dạy) Cao Bá Quát trước khi thành lãnh tụ nông dân cũng là thầy giáo. Nguyễn Tuân đã đưa vào hai tính cách nổi bật của nguyên mẫu để xây dựng nhân vật Huấn Cao. Cao Bá Quát người viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừa thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ông đối với xã hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ. 
b. Truyện có hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một nữa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của Huấn quyết tìm mọi cách để “xin chữ” treo trong nhà. Lão coi chữ Huấn Cao như báu vật. 
Họ đã gặp nhau trong một tình huống oái oăm là nhà ngục. Người có tài viết chữ đẹp lại là một tên “đại nghịch” cầm đầu cuộc khởi nghĩa nông dân (triều đình gọi là nổi loạn, “giặc” đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình. Con người mê chữ đẹp của ông Huấn Cao lại là một tên quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị trí đối lập. Tình huống của truyện có tính kịch. Từ tình huống đầy kịch tính ấy, tính cách của hai nhân vật được bộc lộ và tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện một cách sâu sắc. 
Nguyễn Tuân thích xây dựng nhân vật trong tình huống phi thường. Một viên quản ngục, tay sai đắc lực cho bộ máy thống trị lại tha thiết xin chữ một tội phạm. Còn Huấn Cao là một bậc anh hùng, một nghệ sĩ đâu có dễ dàng cho chữ một kẻ tiểu nhân đang làm nghề tàn ác, lừa lọc. Vậy mà việc cho chữ trong ngục đã diễn ra. 
Huấn Cao nói: “Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ”. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quí cái đẹp của chữ nghĩa. “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quí như vậy”. Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: “Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. 
Coi khinh cường quyền và tiền bạc. Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quí cái đẹp, cái tài, có sở thích cao quí. Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được “thiên lương”. Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi “ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. 
c. Huấn Cao còn đẹp ở khí phách. Ông là một người tử tù gần đến ngày tử hình vẫn giữ được tư thế hiên ngang, đúng là khí phách của anh hùng Cao Bá Quát. Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn Chỉ còn tiến mõ vọng canh, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đã bày ra. Trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quí của Huấn Cao với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội bấy giờ. 
Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mỹ và cái dũng hòa hợp “dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang giậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh ô chữ trên phiến lục óng”. Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản ngục và viên thư lại trở nên bé nhỏ, bị động, khúm núm trước người tử tù. Nhưng với cách suy tưởng sâu xa hơn,chúng ta có thể hiểu được sự vĩ đại của viên quản ngục.Ta có thể ví rằng viên quản ngục là một vì vua anh minh và Huấn Cao là một tướng tài.Vua giỏi phải biết dùng tướng tài. 
d. Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?”. 
Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám. Cảnh tượng lạ lùng chưa từng có bởi vì người nghệ sĩ có tài viết chữ đẹp lại trổ tài trong khi cổ mang gông, chân đeo xiềng và sáng mai ra pháp trường. 
Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lồng lộng, còn viên quản ngục và thư lại, những kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời thì lại khúm núm run run. 
Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính là cái đẹp, cái dũng, cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không còn quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái đẹp gắn liền với cái thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái dũng. Hiện thân của cái đẹp là hình tượng Huấn Cao đó, khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù. 
Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lồng lộng, ta còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. Đó là thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chỉ run run bưng chậu mực không phải là sự quy luỵ hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.Nhưng nếu không có người cai ngục biết trân trọng tài năng,thì Huấn Cao cũng chỉ làmột Huấn Cao tử tù. 
e. Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn. 
3. Chữ người tử tù không còn là “chữ” nữa, không chỉ là mỹ mà thôi, mà “những nét chữ tươi tắn nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa mỹ và dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, theo triết lý duy mỹ của Nguyễn Tuân. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVăn hoc lãng mạn.doc