Giáo án Ngữ văn 11 tiết 90 Đọc thêm: Lai tân- Nhớ đồng- tương tư- chiều xuân

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 90 Đọc thêm: Lai tân- Nhớ đồng- tương tư- chiều xuân

Tiết 90: Đọc thêm:

LAI TÂN- NHỚ ĐỒNG- TƯƠNG TƯ- CHIỀU XUÂN

A. Mục tiêu cần đạt

- Gợi ý những kiến thức cơ bản về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của 4 tác phẩm trữ tình, lấy đó làm cơ sở hướng dẫn học sinh tự học có phương pháp, hiệu quả.

- Từ đó, giúp học sinh có những kiến thức sâu, rộng hơn về tác giả, tác phẩm trong chương trình chính khoá.

- Bổ sung thêm kiến thức nghị luận văn học phần tập làm văn.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 12781Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 90 Đọc thêm: Lai tân- Nhớ đồng- tương tư- chiều xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/3/2010
Ngày dạy: 5/3/2010
Tiết 90: Đọc thêm: 
LAI TÂN- NHỚ ĐỒNG- TƯƠNG TƯ- CHIỀU XUÂN
Mục tiêu cần đạt 
Gợi ý những kiến thức cơ bản về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của 4 tác phẩm trữ tình, lấy đó làm cơ sở hướng dẫn học sinh tự học có phương pháp, hiệu quả.
Từ đó, giúp học sinh có những kiến thức sâu, rộng hơn về tác giả, tác phẩm trong chương trình chính khoá.
Bổ sung thêm kiến thức nghị luận văn học phần tập làm văn.
Phương tiện và cách thức tiến hành
Phương tiện: - SGK, SGV, TKBG
 - Dụng cụ trực quan.
Cách thức: Kết hợp các phương pháp đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, thuyết giảng.
 C. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc bài thơ “Từ ấy” và phân tích tâm trạng vui sướng, say mê mãnh liệt của tác giả trong buổi gặp gỡ lý tưởng cộng sản?
 Vào bài mới
 Lời dẫn: Những tác giả, tác phẩm chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn đều là những những gương mặt, những sáng tác tiêu biểu và có giá trị lớn lao trong nền văn học nước nhà. Nhưng để làm nên bộ mặt văn học dân tộc thì không chỉ có chừng ấy tác giả, tác phẩm, mà còn rất nhiều những nhà văn, nhà thơ cùng sáng tác của họ mà trong chương trình SGK không có điều kiện giới thiệu kĩ. Hôm nay, cô cùng các em đi vào tìm hiểu sơ lược về một số tác giả, tác phẩm trích trong phần đọc thêm, từ đó bổ sung thêm kiến thức văn học cho các em cũng như cung cấp ngữ liệu phục vụ cho môn Tập làm văn.
4. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
TT1: GV tiến hành chia 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề :
VĐ 1: Trình bày những nét cơ bản về bài thơ Lai Tân – Hồ Chí Minh (Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, nội dung phản ánh là gì, thông qua biện pháp nghệ thuật nào)?
VĐ 2: Hãy nêu những nét khái quát về bài thơ Nhớ đồng – Tố Hữu (Xuất xứ, giá trị nội dung và nghệ thuật)?
VĐ 3: - Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Bính?
 - Phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính được thể hiện như thế nào qua bài thơ Tương tư?
VĐ 4: - Trình bày một cách khái quát về nữ sĩ Anh Thơ?
 - Bài thơ Chiều xuân mang nội dung gì? Nội dung ấy được thể hiện thông qua những nét nghệ thuật nào? 
TT2: HS làm việc theo nhóm (khoảng 5 phút), cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm, các thành viên trong nhóm bổ sung.
TT3: GV nhận xét, bổ sung.
Lai Tân
1. Hoàn cảnh sáng tác:
(SGK)
2. Nội dung:
- Bài thơ cho ta thấy bức tranh hiện thực thối nát, đen tối được phủ bên ngoài bằng lớp bọc yên ấm, tốt lành của xã hội Trung Quốc đương thời.
3. Nghệ thuật:
- Với nghệ thuật châm biếm sâu sắc, tác giả đã làm bật lên bức tranh hiện thực đen tối, thối nát của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
 II. Nhớ đồng- Tố Hữu
1. Xuất xứ: 
(SGK)
2. Nội dung:
- Nhớ đồng thể hiện tình yêu và nỗi nhớ da diết của Tố Hữu đối với quê hương dấu yêu, bên cạnh đó còn là khát khao được tự do và hành động của người chiến sĩ trẻ tuổi trong hoàn cảnh bị giam cầm.
3. Nghệ thuật:
- Những câu thơ điệp khúc 
=> Khắc sâu, tô đậm âm vang của tiếng hò khơi gợi nỗi nhớ thương của tác giả.
- Hình ảnh quen thuộc: cánh đồng, dòng sông, nhà tranh, ruộng tre, ô mạ, bãi đồng, lúa mềm
III. Tương tư- Nguyễn Bính
1. Tác giả 
- Thơ Nguyễn Bính mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian.
- Được coi là “thi sĩ của đồng quê”.
2. Tác phẩm
a. Nội dung:
- Tương tư thể hiện diễn biến tâm trạng của chàng trai quê đang vướng mối tương tư lòng. Ở đó, có mong nhớ và buồn, có trách móc và giận hờn, nhưng chủ yếu là khát khao vươn tới để anh và em được thắm duyên. 
- Ở đây, mối duyên quê gắn chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị.
b. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn, thơ mộng.
- Sử dụng nhiều cặp hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi: bến- đò, hoa- bướm, cau- giầu.
IV. Chiều xuân- Anh Thơ
1. Tác giả 
- Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta.
- Bà là một trong những nữ sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm
a. Nội dung:
- Ba khổ thơ là ba bức tranh nhỏ, tập hợp lại thành bức tranh cảnh chiều xuân trên cánh đồng ven đê xứ Bắc. Cảnh chiều xuân ở đây tĩnh lặng, thơ mộng và êm đềm
b. Nghệ thuật:
+ Từ ngữ: Nhiều từ láy gợi tả âm thanh, hình dáng, cảm xúc.
+ Phương pháp miêu tả: trực tiếp.
Củng cố, dặn dò:
- Củng cố: Bảng phụ
- Dặn dò:
+ Các em về xem lại nội dung bài học, tìm thêm dẫn chứng chứng minh các ý chính đã nêu.
+ Học thuộc thơ.
+ Soạn bài: Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
Đà Nẵng ngày  tháng  năm
Chữ ký của GVHD Chữ ký của SVTT
Nguyễn Thị Huyền Nhung Nguyễn Thị Lê 

Tài liệu đính kèm:

  • docDoc them(1).doc