Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 88: Đây thôn vĩ dạ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 88: Đây thôn vĩ dạ

A. Mục đích yêu cầu.

- Giới thiệu tác giả - một giọng thơ lạ trong phong trào thơ mới.

- Cảm nhận được khổ thơ đầu là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một tình xa xăm, vô vọng

- Cảm nhận giá trị của bài thơ qua phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ đầu.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ trữ tình.

B. Phương tiện thực hiện.

- Sách giáo khoa, SGV, Tạp chí VH & TT

- Thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành.

-Phương pháp đọc, hiểu đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, đàm thoại nêu vấn đề.

D. Tiến trình giờ học.

1. Ổn định tổ chức: 11A4

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ Tràng giang của Huy Cận

3. Bài mới: Tôi đã từng ấn tượng rất lạ với câu thơ: Họ đã đi rồi khôn níu lại/ Lòng thương chưa đã mến chưa bưa/ Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Trong các nhà thơ mới, Hàn Mặc Tử tác giả của những câu thơ vừa rồi là người bất hạnh nhất, lạ nhất và phức tạp nhất. Vì thế cũng bí ẩn nhất. Chúng ta hãy dành tấm lòng trân trọng và nể phục nhất cho thi sĩ tài hoa mệnh bạc này

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1782Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 88: Đây thôn vĩ dạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 18/1/ 2010 Ngµy d¹y:21/1/2010
 Lớp 11A4
TIẾT 88. ĐÂY THÔN VĨ DẠ. 
 ( Hàn Mặc Tử )
A. Mục đích yêu cầu.
- Giới thiệu tác giả - một giọng thơ lạ trong phong trào thơ mới.
- Cảm nhận được khổ thơ đầu là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một tình xa xăm, vô vọng
- Cảm nhận giá trị của bài thơ qua phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ đầu.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ trữ tình.
B. Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa, SGV, Tạp chí VH & TT
- Thiết kế bài học.
C. Cách thức tiến hành.
-Phương pháp đọc, hiểu đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, đàm thoại nêu vấn đề.
D. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức: 11A4
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc diễn cảm bài thơ Tràng giang của Huy Cận
3. Bài mới: Tôi đã từng ấn tượng rất lạ với câu thơ: Họ đã đi rồi khôn níu lại/ Lòng thương chưa đã mến chưa bưa/ Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Trong các nhà thơ mới, Hàn Mặc Tử tác giả của những câu thơ vừa rồi là người bất hạnh nhất, lạ nhất và phức tạp nhất. Vì thế cũng bí ẩn nhất. Chúng ta hãy dành tấm lòng trân trọng và nể phục nhất cho thi sĩ tài hoa mệnh bạc này
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 1.
HS đọc tiểu dẫn SGK
? Em biết gì về Hàn Mặc Tử?
Xem SGK trang 38
? Em có nhận xét gì về người thơ Hàn Mặc Tử?
Trong số các tác phẩm xuất sắc phải kể đến Đây thôn Vĩ Dạ
* Hoạt động 2. 
? Một bài thơ thường bắt nguồn từ một cảm hứng nào đó, Đây thôn Vĩ Dạ được gợi ra từ đâu?
Giáo viên nhấn mạnh, HS tự ghi chép.
Gọi 2 HS đọc; Gv đọc
? Câu thơ đầu tiên có giá trị như thế nào?
Hỏi mà như nhắc đến một việc cần làm, đáng phải làm, mà chẳng biết có còn cơ hội để thực hiện nữa không: Ấy là về lại thôn Vĩ, thăm lại chốn cũ cảnh xưa..
? 3 câu tiếp theo của khổ 1 nói đến cái gì?
Tác giả gợi (không tả) về nắng tinh khôi, thanh khiết, thanh thoát; khác với miêu tả nắng ửng, nắng chang chang trong Mùa xuân chín
? Theo em thì trong những câu thơ này, đâu là câu thơ có hình ảnh ấn tượng nhất?
Như vậy, niềm tha thiết với cuộc đời trần thế dâng trào đến mức đau đớn. Càng đẹp lại càng đau.
? Có hình ảnh nào gây thắc mắc nhiều cho em không?
Sự chuyển kênh đột ngột ấy chính là sự phi logic trong thơ Điên mà Tử đang tha thiết vô bờ đầy uẩn khúc.
?Qua khổ thơ thứ nhất, em nhận ra điều gì về HMT?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Tên thật Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940)
- Quê quán: làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình.
- Xuất thân gia đình công giáo nghèo cha mất sớm.
- Nổi tiếng là thần đồng thơ ở Quy Nhơn, làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh như Minh Duệ Thị khi làm thơ Đường, năm 18, 19 tuổi với bút hiệu Phong Trần, năm 25 tuổi vào Sài Gòn làm báo lấy bút danh Lệ Thanh và cuối cùng là Hàn Mặc Tử
- Một số tác phẩm tiêu biểu: sgk/38
- Được xem là hiện tượng thơ kỳ lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới với một diện mạo thơ phức tạp và đầy bí ẩn. 
- Nhà thơ tài năng với phong cách nghệ thuật kỳ lạ, Hàn Mặc Tử : Con người của văn chương kẻ đam mê văn chương.
2. Giới thiệu bài thơ.
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ chuyện thi sĩ nhận được tấm bưu thiếp phong cảnh chụp sông nước bến thuyền do Hoàng Cúc gửi vào từ Huế khi biết tin Hàn mắc bệnh hiểm nghèo kèm với lời hỏi thăm sức khỏe và lời trách: “Sao lâu nay không ra thăm Vĩ Dạ?”.
- Sáng tác 1938, in trong tập Thơ Điên (sau là Đau thương). Thơ Điên đã thể hiện: tiếng nói của đau thương với nhiều biểu hiện phản trái nhau; chủ thể như một cái Tôi li-hợp bất định; một kênh hình ảnh cực kỳ kinh dị; mạch liên tưởng siêu logich; lớp ngôn từ cực tả
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản
2. Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật 
2.1. Khổ thơ 1.
+ Hình thức: câu hỏi (câu hỏi tu từ) nhiều sắc thái.
+ Nội dung: vừa hỏi, vừa nhắc nhở, vừa trách móc, vừa mời mọc.
à tự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong.
6 thanh bằng nhè nhẹ như tiếng thở dài bỗng vút lên một thanh trắc và dấu hỏi cuối câu làm cho âm điệu thơ có gì da diết, nức nở như đọng đầy nước mắt: làm sao còn có thể trở về cuộc sống bình thường được nữa!
- Bức tranh thôn Vĩ được khắc hoạ tươi đẹp, sống động. 
Hình ảnh: Nắng hàng cau-Nắng mới.
àánh nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm. 
àNắng có linh hồn riêng. Nắng mang hồn xứ Huế.
 - Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng.
àThiên nhiên sống động rạng ngời , gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp. 
- Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cái ám ảnh thương nhớ. 
-“Xanh như ngọc”: Biện pháp so sánh gợi lên màu sắc tươi sáng của vườn cây-một vẻ đẹp long lanh.
“mướt” ánh lên vẻ mượt mà óng ả đầy xuân sắc. Còn “ngọc” là tinh thể trong suốt nên vừa có màu vừa có ánh. Nhờ đó, vườn thôn Vĩ như một viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn đang tỏa vào ban mai cả những ánh xanh nữa.
-“Mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành, phúc hậu, khỏe mạnh, trung thực. (đàn ông hay phụ nữ?)
-Chữ trước cổng những biệt thự nhà vườn thôn Vĩ quý phái hàm ý đất vua ban những gia đình có công với triều đình. 
-HMT hình dung mình trở về (hay tái hiện lại cái lần mình đã trở về mà không vào, chỉ nép ngoài rào trúc) vin một cành lá trúc che ngang mặt mình để mà nhìn vào, say ngắm vẻ đẹp thần tiên của khu vườn.
Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét. Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp.
-Nói đến cảnh sắc thôn Vĩ mà cũng là Ngoài kia, vườn Vĩ Dạ mà cũng là vườn trần gian với tâm trang mặc cảm chia lìa, cảnh vật đơn sơ cũng trở nên lộng lẫy, là thiên đường không thuộc về mình, đang tuột khỏi tay mình. Về thô Vĩ là việc bình thường nhưng với Tử giờ là AO ƯỚC quá tầm với, HẠNH PHÚC quá tầm tay.
àTiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
Bài thơ là lời tỏ tình với cuộc đời của một niềm đau thương, một tình yêu tuyệt vọng
4. Củng cố - dặn dò:
Hướng dẫn về nhà.
Thơ Hàn Mặc Tử là một hiện tượng phức tạp, không dễ thống nhất trong cách thẩm định và cắt nghĩa. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như vậy...Nhìn tổng thể, bài thơ có sự di chuyển tăng dần về phía cuối. Từ cõi thực chìm dần vào cõi mộng. Ngay từ đầu, cảnh và người thôn Vĩ cùng hiện ra như một hình dung trong mơ ước; đến khổ thứ hai đã tràn đầy mộng ảo, sang khổ thứ ba mộng toàn phần... Vì là sản phẩm của một trạng thái mơ, nên giữa các khổ thơ có vẻ “đầu ngô, mình sở”, không tuân theo lôgích nào cả. Nó phi lôgích bề mặt, nó đồng hiện và đột hiện. Nhưng nó có lôgích chiều sâu: tiếng của một tình yêu tuyệt vọng, thảng thốt và đau đớn
Dặn dò: Chuẩn bị tiết tiếp theo
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tập bình câu thơ tâm đắc nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docHoi giang Day thon Vi Da.doc