Giáo án Ngữ văn khối 11 - Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

I. PHÂN TÍCH ĐỀ:

- Trước khi phân tích đề:

+ Đọc kỹ đề bài

+ Gạch chân các từ then chốt

- Các thao tác phân tích đề:

+ Xác yêu cầu nội dung của đề (luận đề)

+ Xác định yêu cầu hình thức (thể loại)

+ Xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng

II. LẬP DÀN Ý:

1. Xác lập luận điểm

2. Xác lập luận cứ

3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1482Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. PHÂN TÍCH ĐỀ:
- Trước khi phân tích đề:
+ Đọc kỹ đề bài
+ Gạch chân các từ then chốt
- Các thao tác phân tích đề:
+ Xác yêu cầu nội dung của đề (luận đề)
+ Xác định yêu cầu hình thức (thể loại)
+ Xác định phạm vi tư liệu, dẫn chứng
II. LẬP DÀN Ý:
1. Xác lập luận điểm
2. Xác lập luận cứ
3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
LUYỆN TẬP THAO TÁC TÍCH ĐỀ
1. BÀI TẬP 1: SGK/43
a) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
* Giải thích thế nào là tự ti:
Tự ti : tự đánh giá mình kém, thiếu tự tin về những khả năng của mình.
* Biểu hiện của thái độ tự ti:
- Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết của mình.
- Nhút nhát, tránh những chỗ đông người.
- Không dám đảm nhận công việc được giao.
* Tác hại của thái độ tự ti: Xa lánh mọi người nên không có cơ hội để học tập, vươn lên...
b) Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:
* Giải thích : Thế nào là tự phụ?
Tự phụ: Tự đánh giá quá cao về thành tích, khả năng của bản thân, tự cho mình là tài giỏi hơn người.
* Biểu hiện của thái độ tự phụ:
- Huênh hoang, kiêu ngạo
- Đề cao bản thân
- Coi thường người khác
* Tác hại của thái độ tự phụ: Dễ bị cô lập do lối sống ích kỷ không hòa hợp với cộng đồng, không có điều kiện để học hỏi tiến bộ...
c) Thái độ sống hợp lý:
- Đánh giá đúng bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
- Tự tin, khiêm tốn, luôn biết lắng nghe, tích cực học tập v.v..
2. BÀI TẬP 2: SGK/43
* Từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm
- “Lôi thôi”: từ láy tượng hình, miêu tả dáng vẻ luộm thuộc của sĩ tử (vai đeo lọ)
- “Ậm oẹ”: từ láy tượng thanh, mô phỏng tiếng nói qua loa, to nhưng không rõ, tiếng được, tiếng mất do luồng hơi phát ra bị cản, bị tắc nghẹn.
=> Cả hai từ “Lôi thôi” và “Ậm oẹ” đều gợi sự không nghiêm túc, mất tư thế và gây cười.
* Biện pháp đảo ngữ: 
Hai từ “Lôi thôi” và “Ậm oẹ” được đặt ở đầu hai câu thơ bình đối làm nổi bật sự mất tư thế của sĩ tử và quan trường.
* Hình ảnh đối:
Sĩ tử vai đeo lọ >< quan trường miệng thét loa:
- “Sĩ tử vai đeo lọ”: Sĩ tử thì vai đeo lọ (bằng sành hoặc sứ, dùng để đựng nước) trông lôi thôi lếch thếch, đâu còn cái vẻ nho nhã, lịch sử của kẻ thư sinh, nho sĩ ngày xưa.
- “Quan trường miệng thét loa”: Quan trường thì hách dịch, cố làm ra vẻ oai nghiêm, “thét” lên nhưng miện thì ậm à ậm oẹ.
* Cảm nhận về cảnh thi cử: 
Bằng những nét tả thực rất sinh động, tác giả tái hiện lại cảnh tượng vừa khôi hài vừa thảm hại ở chốn trường thi “cuối mùa” (Khoa thi Hương năm Đinh Dậu 1897 ở Nam Định). Sau hình ảnh đó là nụ cười chua xót của Tú Xương: Hán học đã đi xuống mà các sĩ tử vẫn cố bám lấy đi tìm công danh.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan nghi luan.doc