Tiết 70:
LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
1. Mục tiêu
Giúp học sinh:
a. Về kiến thức
Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
b. Về kĩ năng
Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống thực tế của học sinh.
c. Về thái độ
Có thái độ phù hợp trong khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 70: LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Về kiến thức Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn b. Về kĩ năng Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống thực tế của học sinh. c. Về thái độ Có thái độ phù hợp trong khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (5'): Câu hỏi: Thế nào là phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? Yêu cầu khi tiến hành? Trả lời: - PV và TLPV là cuộc hỏi - đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về chủ đề được quan tâm - Cần chuẩn bị kĩ càng, cần lựa chọn những cách thức có hiệu quả nhất để khai thác thông tin một cách tối đa. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu về hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Để củng cố vững chắc các kiến thức đó chúng ta cùng học bài hôm nay,... b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 15 1. Tiến hành kiểm tra, nhận xét bài chuẩn bị của học sinh. GV yêu cầu 1, 2 HS nộp bài đã yêu cầu chuẩn bị và cho HS nhận xét, thảo luận để rút ra yêu cầu, mục đích cũng như hệ thống câu hỏi, các ý trả lời trong bài phỏng vấn của học sinh? - HS nộp bài, cùng thảo luận về các vấn đề: + Câu hỏi đã phù hợp chưa? + Có câu hỏi nào cần phải sửa chữa không? + Cần bổ sung thêm câu hỏi nào? + Phần trả lời đã trung thực chưa? Đã đầy đủ ý chưa? Có hay không? Từ việc nhận xét về bài của bạn. Em hãy rút ra mục đích, yêu cầu của hệ thống câu hỏi trong bài phỏng vấn? - Mục đích: Nhằm khai thác thông tin, hiểu biết về một vấn đề nào đó. - Yêu cầu: + Câu hỏi phải bám sát chủ đề, phù hợp mục đích của phỏng vấn + Câu hỏi có khả năng gợi ra những câu trả lời thú vị + Câu hỏi được sắp xếp theo một hệ thống lô gic + Các câu trả lời phải chân thực, gợi cảm,đáp ứng được yêu cầu của người hỏi. + Người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn nói chuyện với nhau thân tình, tin cậy. 17 2. Làm bài tập. Cho HS đọc đoạn trích bài phỏng vấn nhà thơ Tố Hữu in trong SGK. Đối tượng được phỏng vấn là ai? Phỏng vấn về vấn đề gì? Nhận xét về đối tượng phỏng vấn và chủ đề đó? - Đối tượng PV: nhà thơ Tố Hữu - một nhà thơ lớn, quen thuộc với HS - Chủ đề PV: thơ ca => Chọn đối tượng phỏng vấn rất phù hợp với chủ đề PV và HS Nhận xét về hệ thống câu hỏi trong bài phỏng vấn đó? - Câu hỏi: + Bám sát chủ đề + Phù hợp mục đích PV + Sắp xếp theo trình tự logic + Câu hỏi phụ phù hợp Nhận xét về các câu trả lời của nhà thơ Tố Hữu? - Các câu trả lời: + Đáp ứng được yêu cầu của người hỏi + Chân thực, gợi cảm, đậm chất thơ. Trong cuộc phỏng vấn, chúng ta thấy xuất hiện các từ: Hở anh, anh nhỉ. Theo em, tác dụng của những từ đó là gì? - Các từ: Hở anh, hở chị thể hiện người phỏng vấn và người được phỏng vấn nói chuyện với nhau rất thân tình, tin cậy. Như vậy, trong khi phỏng vấn chúng ta phải như thế nào? HS rút ra nhận xét. c. Củng cố, luyện tập (6') Hãy hoàn thiện bài phỏng vấn có thể đăng báo khoảng 600 từ về việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn ở trường, lớp học hiện nay. Tập phỏng vấn và TLPV với bạn bè ở đề tài môi trường xung qunh em và các đề tài khác. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Hoàn thiện nốt các bài tập. + Bài mới: Tiếp tục xây dựng, chuẩn bị các câu hỏi để tiến hành thực hành phỏng vấn tại lớp. Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 71: LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 1. Mục tiêu Giúp học sinh: a. Về kiến thức Củng cố những kiến thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn b. Về kĩ năng Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào một chủ đề liên quan mật thiết đến đời sống thực tế của học sinh. c. Về thái độ Có thái độ phù hợp trong khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của học sinh SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu về hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Để củng cố vững chắc các kiến thức đó chúng ta cùng học bài hôm nay,... b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 3. Thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Yêu cầu HS chuẩn bị các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn về việc học tập môn Ngữ văn ở THPT. 9 a. Chuẩn bị Cho HS thảo luận theo nhóm để thống nhất các phương diện: chủ đề, mục đích, đối tượng, hệ thống câu hỏi, phân công người hỏi, người ghi chép. GV theo dõi và hướng dẫn. - Chủ đề: chất lượng học tập của HS môn Ngữ văn hiện nay. - Mục đích: thấy được thực trạng của việc học và rút ra bài học - Đối tượng: nên cả HS và GV 20 b. Thực hành GV đề nghị mỗi nhóm cử một người tiến hành PV, một người ghi chép, còn lại là trả lời PV. Các nhóm HS khác nghe và nhận xét về cuộc PV đó. - Nhận xét: + Nội dung + Phương pháp + Thái độ 10 c. Rút kinh nghiệm HS nhận xét, cùng nhau rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện cuộc PV Trao đổi, nhận xét về cuộc PV Phát biểu rút kinh nghiệm GV nhận xét mặt mạnh, mặt yếu của HS HS tự nhận xét cặp thành công nhất c. Củng cố, luyện tập (3') HS hoàn thiện bài Pv để có thể đăng báo Tập PV bạn bè ở các đề tài khác nhau d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') + Bài cũ: Ôn tập, hoàn thiện lại bài PV + Bài mới: Chuẩn bị bài Xuất dương lưu biệt theo hướng dẫn SGK Ngày soạn: .. Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 72: Làm văn TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP I. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm được cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì. - Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận. - Sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, liên kết văn bản. II. Chuẩn bị của GV và HS. Chuẩn bị của GV. SGK, SGV, GA, bài làm của HS, đề bài. Chuẩn bị của HS. SGK, đọc lại các tác phẩm đã học Giấy bút kiểm tra. III. Tiến trình bài dạy. Nội dung đề: Câu 1 (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tam 1945. Câu 2 (3 điểm) Ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng cơ bản nào? Hãy chỉ rõ các đặc trưng đó qua bản tin sau: ĐỘI TUYỂN Ô-LIM-PÍCH TOÁN VIỆT NAM XẾP THỨ TƯ TOÀN ĐOÀN Trong cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 diễn ra tại thủ đô A-ten, Hi Lạp, từ ngày 14 đến 16 tháng 7, đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn (đạt 196 điểm). Cả sáu thành viên đội tuyển Việt Nam đều đoạt huy chương : bốn huy chương Vàng, hai huy chương Bạc. Đoàn Trung Quốc xếp thứ nhất (đạt 220 điểm, sáu huy chương Vàng). Cuộc thi Ô-lim-pích Toán lần này có hơn 500 thí sinh của 85 nước tham gia. (Báo Nhân dân, ngày 19 - 7 - 2004) Câu 3 (5 điểm) Có ý kiến cho rằng "Chí Phèo là nạn nhân đau khổ nhất, tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, nói rộng ra là ở xã hội thối nát đương thời". Anh (chị) hãy căn cứ vào truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến trên. Yêu cầu: + Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện sự hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước dầu có tính sáng tạo. + Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân. + Xác định rõ vấn đề nghị luận + Xác định các luận cứ, luận điểm đầy đủ + Sắp xếp triển khai các ý một cách khoa học + Biết liên hệ mở rộng , lật đi lật lại vấn đề ở nhiều phương diện + Hành văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi từ, câu. Cho HS tự nhận xét bài làm của mình, của bạn, chữa lỗi Đánh giá, nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra: Về nắm kiến thức: Đa số HS biết cách trình bày, triển khai đúng, trúng yêu cầu của đề. Luận điểm, luận cứ được xác định đầy đủ, chính xác. Biết liên hệ mở rộng, khai thác vấn đề một cách sâu sắc, khai thác được ở nhiều phương diện Dẫn chứng, lí lẽ đưa ra chính xác, sắc sảo, tiêu biểu. Các bài làm tốt: Hiệp, Trang, Xiểng, Minh, Bảo (11A), Uyên, Nguyện (11B), Dung, Thảo, Hồng (11C),.. Tuy nhiên: Một số HS không hiểu yêu cầu của đề bài, nội dung xa đề, lạc đề: + Câu 1: trình bày quá dài, lan man. + Câu 3: chưa đủ nội dung - Chưa làm trọn vẹn được câu 2. Luận điểm, luận cứ không rõ ràng Dẫn chứng, lí lẽ không tiêu biểu, không thuyết phục. Nội dung sắp xếp một cách lộn xộn, lủng củng Các bài làm quá kém: Quynh, Tươi, Thỏa, Thiêm, Đạt, Hoàng, Ngân, Ngắm, Sương Kĩ năng vận dụng Đã vận dụng được kiến thức, viết được một bài văn nghị luận có nội dung sâu sắc và gắn với thực tế cuộc sống học tập của hs thông qua các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng. Chưa biết triển khai ý, mới chỉ dừng lại ở kể, chưa biết tổng hợp kiến thức, khái quát kiến thức. Phần liên hệ bản thân còn yếu. Cách trình bày, diễn đạt trong bài kiểm tra. Nhiều HS trình bày hợp lí, khoa học, sạch sẽ, chữ viết đẹp Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, trôi chảy. Tuy nhiên: Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt: + Nhiều bài diễn đạt cẩu thả, sai chính tả quá nhiều. + Bài làm lủng củng, mơ hồ, khó hiểu. Kết quả: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém 11A 11B 11C Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: 11A Ngày dạy: Dạy lớp: 11B Ngày dạy: Dạy lớp: 11C Tiết 73: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu I. Mục tiêu Giúp học sinh: 1. Về kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. - Thấy được giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn của bài thơ. 2. Về kỹ năng RLKN đọc hiểu thể thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại. 3. Về thái độ Rút ra được bài học về lí tưởng sống của thanh niên. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. 2. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Phan Bội Châu là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ. Sự nghiệp cứu nước không thành nhưng tấm lòng yêu nước tha thiết, nồng cháy của ông thì còn mãi muôn đờiVăn chương của ông là một thành tựu rực rỡ của thời đại văn chương tuyên truyền, tiêu biểu là bài thơ 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS Những hiểu biết của em về Phan Bội Châu? 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1867 - 1940) - Tên thửa nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu là Sào Nam, quê Nam Đàn, Nghệ An GV: 6 tuổi theo cha đi học, ba ngày sau đã thuộc cả cuốn Tam Tự Kinh, 7 tuổi hiểu nghĩa kinh truyện, 13 tuổi đỗ đầu huyện, 16 tuổi đỗ đầu xứ nên được gọi là đầu xứ San. Năm 1900 đI thi hương và đỗ thủ khoa trường Nghệ. - Là nhà yêu nước và cách mạng lớn, "vị anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân ... iểu hiện nghĩa sự việc mà còn biểu nghĩa tình thái rõ nét. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiễn thức cơ bản về nghĩa tình thái ở trong câu mà trong quá trình viết văn hay tạo lập văn bản chúng thường xuyên sử dụng 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS (?) Hiểu như thế nào về nghĩa tình thái của câu? 28 5 III. Nghĩa tình thái. 1. Nghĩa tình thái là gì? - Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. (?) Nghĩa tình thái thưởng được biểu hiện ở các trường hợp nào ? (?) Tại sao nghĩa tình thái thường thể hiện sự nhìn nhận, đánh gía và thái độ độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu? 23 2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái. a/ Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. Khẳng định tính chân thực của sự việc Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra. Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. (?) Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe được biểu lộ bằng cách nào? (?) Hãy phân tích các ví dụ SGK? b/ Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. Tình cảm thân mật, gần gũi. Thái độ bực tức, hách dịch. Thái độ kính cẩn. - Ví dụ: + Tình cảm thân mật, gần guĩ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé! (Hai đứâ trẻ – Thạch Lam) + Thaí độ bực tức, hách dịch: Ông lí cau mày, lắc đầu, giơ roi song to bằng nón chân cái lên trời, dậm doạ: - Kệ mày, tho lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi. Nguyễn Công Hoan – Tinh thần thể dục). + Thái độ ính cẩn: người loong toong đáp: - Bẩm chí mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách. (Vũ Trọng Phụng – Giông tố). 3. Củng cố, luyện tập (15’) 1. Bài tập 1 (?) Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong những câu sau? (?) Xác định hững từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong những câu sau? (?) Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chố trống của câu ở cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc? (?) Đặt câu với mỗi từ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả nhẽ, hoá ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà. (GV gợi ý cho HS ) - Câu a: nghĩa sự việc: nắng; nghĩa tình thái: phỏng đoán với thái độ tin cậy cao (chắc). - Câu b: nghĩa sự việc: ảnh của mợ Du và thằng Dũng; nghĩa tình thái: khằng đinh sự việc (rõ ràng là). - Câu c: Nghĩa sự việc: cái gông; nghĩa tình thái: tỏ thái độ mỉa: thật là. - Câu d: nghĩa sự việc Giật cướp (câu 1), mạnh vì liều (câu 3); nghĩa tình thái: chỉ (câu 1), đã đành (câu 3) 2. Bài 2 a. Nói đáng tội (lời rào đón, đưa đẩy). b. Có thể (phỏng đoán khả năng). c. Những (tỏ ý chê đắt). d. Kia mà (trách yêu, nũng nịu). 3. Bài 3 a. Câu a: điền từ hình như thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn. b. câu b: điền từ dễ thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn. C. Câu c: điền từ tận khẳng định khoảng cách là xa. 4. Bài 4 - Nó không đến cũng chưa biết chừng! - Cái áo này một trăm ngàn là cùng! - Nghe nói lại sắp có bão. - Chả nhẽ giá cả lại cứ tăng mãi? - Nói thế hoá ra tôi lừa anh à? - Sự thật là cô Hoa đã chia tay anh Nam. - Anh ấy là giám đốc cơ mà! - Đặc biệt là cái món nộm. - Họ nói thách đấy mà! 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) + Bài cũ: - Học và nắm nội dung bài học. - Hãy chỉ ra nghĩa tình thái của từng câu thơ trong bài Hầu trời (Tản Đà). + Bài mới: - Chuẩn bị bài Vôị vàng (Xuân Diệu). - Yêu cầu: Đọc bài thơ và soạn bài theo hướng dẫn SGK. Ngày soạn: ...../1/11 Ngày dạy: ...../1/11 Dạy lớp: 11A Ngày dạy: ...../1/11 Dạy lớp: 11C Ngày dạy: ...../1/11 Dạy lớp: 11B Tiết 78: Đọc văn VỘI VÀNG. Xuân Diệu. I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Giúp học sinh: - Hiểu lòng yêu cuộc sống đam mê của Xuân Diệu. Cuộc sống với tất cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó. - Thấy được bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu: đó là sự cách tân của thơ mới. 2. Về kỹ năng Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích một bài thơ trữ tình theo phong cách thơ hiện đại. 3. Về thái độ Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xó hội. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV SGK, SGV, GA, TLTK. 2. Chuẩn bị của HS SGK, bài soạn, tài liệu liên quan III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Xuân Diệu là người sống sôi nổi, mãnh liệt. Ông hướng tới miền sống dồi dào. Vì vậy, Xuân Diệu tha thiết với tình yêu, hăm hở với mùa xuân. Nhà thơ kêu gọi mọi người phải sống hết mình, sống thật sôi nổi mành liệt để tận hưởng những niềm vui của trần thế. Quan niệm ấy được Xuân Diệu nói lên qua những dòng thơ nồng nàn ở bài thơ Vội vàng... 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả ? Nêu những nét chính về XD (quê hương, gia đình, sự nghiệp). - XD (1916 – 1985), bút danh Trảo Nha, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Quê cha Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định. - Là người nhiệt tình, hăng say hoạt động cách mạng - SNVH rất phong phú và đa dạng: + Trước CM: là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. + Sau cách mạng: thơ hướng mạnh vào đời sống thực tế và giàu tính thời sự. => Là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, là một nhà thơ, một nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc. - Tác phẩm chính: Thơ thơ, Gửi hương cho gió,.. 2. Tác phẩm ? Hiểu biết của em về xuất xứ bài thơ. - In trong tập Thơ thơ - Là một trong những bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mónh liệt của cỏi tụi trong TM núi chung, thơ XD nói riêng. ? Đọc và xác định bố cục bài thơ. - Bố cục + 13 câu đầu: tình yêu tha thiết với thiên đường nơi trần thế của nhà thơ. + Câu 14 đến 29: Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian + Câu 30 đến hết: lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt. 10 II. Đọc - hiểu 1. Đoạn 1: Tình yêu tha thiết với thiên đường trần thế của nhà thơ. ? Đọc phần mở đầu của bài thơ, em they nổi bật lên những hình ảnh gì? - Các hình ảnh: + Ong bướm rộn ràng tuần tháng đi lấy mật + Hoa toả hương, khoe sắc nổi bật giữa cánh đồng xanh rì + Cành tơ phơ phất vươn dáng nõn nà + ánh bình minh màu hồng đào + Tháng giêng mơn mởn da thịt xuân hồng + Chim yến anh quấn quýt bên nhau, hội hè rộn rã ? Tất cả các hình ảnh đó tạo nên một bức tranh như thế nào? -> Một bức tranh tràn đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh tình tứ, đầy niềm vui, đầy nhựa sống. Tất cả như mời gọi, sắp đặt sẵn để chờ tận hưởng ? Cách cảm nhận mùa xuân của tác giả có điều gì đặc bịêt? Thái độ, cảm xúc của tác giả như thế nào? - XD đã phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất vào mùa xuân, không xa lạ mà rất đỗi quen thuộc, quyến rũ, đầy tình tứ. - XD cảm nhận mùa xuân rất độc đáo, nó được nhìn bằng cặp mắt của người đang yêu, qua lăng kính tình yêu nên tất cả đều rạo rực, đắm say, ngây ngất ? Như vậy, em có thể lí giả tại sao tác giả lại viết 4 câu đầu với việc lặp đi lặp lại động từ “tôi muốn” không? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì? => Nhắc đi nhắc lại điệp từ “tôi muốn”: thể hiện khát vọng muốn bất tử hoá cái đẹp, giữ cho cái đẹp toả sắc, lên hương. 9 2. Đoạn 2. ? Quan niệm về thời gian có từ bao giờ? Em có thể nhắc lại một vài quan điểm của các nhà thơ về thời gian mà em biết được không. - Theo quan niệm truyền thống, thời gian luôn tuần hoàn, vĩnh cửu. ? Xuân Diệu quan niệm về thời gian như thế nào? - Quan niệm về thời gian: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” + Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại + Vũ trụ luôn vận động, không ngừng trôi chảy, mỗi phút giây qua là mất đi vĩnh viễn. ? Tại sao tác giả nói như vậy - Nhà thơ lấy quỹ thời gian của con người : tuổi trẻ để làm thước đo thời gian. Dẫu vũ trụ có thể vĩnh viễn nhưng tuổi trẻ thì chẳng hai lần thắm lại. ? Vì vậy, tác giả cảm nhận về thời gian như thế nào. =>. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc sự mất mát, chia lìa: - Mùi tháng năm đều rướm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt - mỗi sự vật đang ngậm ngùi chia li tiễn biệt một phần cuộc đời của mình: “Cơn gió xinh thì thào trong lá ..độ tàn phai sắp sửa?” ? Xuất phát từ đâu mà tác giả cảm nhận như vây. - Nguyên nhân: Do sự thức tỉnh sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa trên đời, là sự nâng niu, trân trọng từng phút, tong giây của cuộc đời. ? Thái độ, cảm xúc của tác giả trong đoạn này là gì. => Tâm trạng băn khoăn, lo lắng. 10 3. Đoạn 3. ? Vì cảm nhận về thời gian như vậy nên con người nên làm như thế nào. - Con người chỉ có thể chiến thắng thời gian bằng cường độ sống, tận hiến và tận hưởng cuộc sống bằng tất cả các giác quan. Gv yêu cầu hs đọc đoạn thơ cuối và giao việc cho các nhóm: - Nhóm 1: Nhận xét về hình ảnh thơ - Nhóm 2: Nhận xét về ngôn từ trong đoạn thơ - Nhóm 3: Nhận xét về nhịp điệu thơ - Nhóm 4: Tìm hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhất và nhận xét. - Hình ảnh thơ: sự sống mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cỏ cây, mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, xuân hồng -> tươi mới, đầy sức sống. - Ngôn từ: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn...-> Động từ mạnh và tính từ mạnh được dùng với mức độ tăng tiến - Nhịp điệu thơ được tạo nên bởi những câu dài ngắn đan xen với nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp và ngắt nhịp nhanh, mạnh -> nhịp thơ sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. - “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” -> cảm xúc lên đến tột đỉnh -> Ham sống, vui sống, say sống. ? Như vậy, trong cuộc sống này, theo XD điều gì là đẹp nhất. => TG này đẹp nhất, mê hồn nhất vì có con người , tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi con người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống ban tặng, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình => Đây là quan niệm sống tích cực, tiến bộ, thấm đượm tinh thần nhân văn ? Nhận xét về mặt nội dung và nghệ thuật bài thơ 3 III. Tæng kÕt a. Nghệ thuật: Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. b. Nội dung: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. 3. Củng cố, luyện tập (1’) Tư tưởng nhân văn của bài thơ? TG này đẹp nhất, mê hồn nhất vì có con người , tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi con người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống ban tặng, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’) + Bài cũ: Nắm chắc nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.
Tài liệu đính kèm: