Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 49: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 49: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Tiết 49

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

- Nhận biết được loại và thể trong văn học.

- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học, chủ yếu là truyện và thơ.

 2. Về kỹ năng

- Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn, đặc biệt là thơ.

 3. Về thái độ

 - Yêu thích văn học

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 49: Một số thể loại văn học: thơ, truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 49
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
- Nhận biết được loại và thể trong văn học.
- Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học, chủ yếu là truyện và thơ.
 2. Về kỹ năng
- Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn, đặc biệt là thơ.
 3. Về thái độ
 - Yêu thích văn học
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu 2 thể loại thông dụng đó là: Thơ, truyện 
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS 
? Em hãy nêu quan niệm chung về loại thể văn học (dựa vào SGK)
? Thế nào là loại tự sự
? Loại trữ tình là loại NTN
? Kịch khác 2 loại trên ở chỗ nào?
5
A. LOẠI THỂ VĂN HỌC
- Loại là phương thức tồn tại chung
- Thể là sự hiện thực hoá của loại
- Văn học có 3 loại lớn:
+ Tự sự: là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, tập trung miêu tả thế giới bên ngoài.
+ Trữ tình: Là bộc lộ tình cảm, thể hiện tâm hồn con người, đặc biệt là đời sống nội tâm của chính tác giả. 
- Kịch hướng tới xung đột; diễn biến cuộc sống khách quan và tâm trạng con người dồn nén những mâu thuẫn, thể hiện qua lời thoại và hành động của các nhân vật
- Trong mỗi loại lại có nhiều thể.
Hãy phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và cho biết hai đặc trưng cơ bản của thơ là gì?
Thể hiện tâm trạng chua chát, bẽ bàng về duyên phận của người phụ nữ.
Thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
Người Trung Quốc xưa nhận xét: “Thơ hay như người con gái đẹp. Cái để làm quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ”. Hê-ghen: “Thơ bắt đầu từ cái ngày mà con người cảm thấy cần phải tự biểu hiện lòng mình”. Ngô Thì Nhậm “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.
Chế Lan Viên viết: “Thơ đi giữa ý và nhạc”. Xuân Diệu nói: “Tôi muốn sát nhập thơ ca vào lĩnh vực của âm nhạc”. 
9
B. CÁC THỂ TIÊU BIỂU
I. THƠ 
1. Khái lược về thơ
- Thơ mang nội dung trữ tình: 
+ Là tấm gương của tâm hồn
+ Là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Ví dụ đọc đoạn thơ này của Tố Hữu trong bài Mẹ Tơm:
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
-> Hai câu đầu ngắt nhịp (tiết điệu) 3/4. Hai câu cuối là 4/4. Đặc biệt hai câu cuối là nhịp của gió và sóng, diễn tả tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của người con sau 19 năm trời xa xôi cách biệt trở về quê mẹ.
=> Nội dung trữ tình, ngôn ngữ giàu nhịp điệu là đặc trưng cơ bản của thơ
? Đọc thơ cần đảm bảo những yêu cầu gì?
6
2. Yêu cầu về đọc thơ
Đọc thơ cần phải chú ý tới những yêu cầu sau:
- Biết tên bài thơ, tập thơ đến tác giả và hoàn cảnh, mục đích sáng tác.
- Đọc kĩ bài thơ để cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh.
- Lý giải đánh giá.
Giáo viên thuyết trình thêm: Các ý thơ đều bắt đầu từ tứ thơ. Đó là ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ.
+ Nói một cách khác tứ thơ là sự kiện, hình ảnh tiêu biểu nhất trong thơ để cho cảm xúc vận động xung quanh nó. Tứ của bài ca dao Mười tay là hình ảnh bàn tay người mẹ miền núi. Tứ của bài ca dao Tát nước đầu đình là chiếc áo bỏ quên. Nắm được tứ, ta sẽ hiểu được cảm xúc trong thơ.
- Lưu ý: Các ý thơ đều bắt đầu từ tứ thơ. Đó là ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ.
Hãy nêu hiểu biết của em về truyện? 
Tại sao lại nói truyện mang tính khách quan?
 - Truyện:
+ Phản ánh đời sống
+ Thể hiện tâm trạng của con người
-> Đều tồn tại khách quan bên ngoài tác giả
Truyện phản ánh diễn biến đời sống qua yếu tố nào?
GV khái quát cốt truyện: Là một chuỗi các tình tiết sự kiện, biến cố, được tổ chức, sắp xếp một cách hợp lí, lôgíc nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Các nhân vật, ngôn ngữ, phạm vi miêu tả trong truyện có điều gì cần lưu ý?
GV: Ngôn ngữ truyện
+ Ngôn ngữ phong phú. Có ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại có độc thoại. Ngôn ngữ truyện gần với đời sống.
9
II. TRUYỆN 
1. Khái luận về truyện 
- Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan.
.
- Truyện tái hiện diễn biến đời sống qua cốt truyện
- Các nhân vật trong truyện: được miêu tả sinh động, chi tiết trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh và môi trường xung quanh.
- Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian.
- Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống.
? Có mấy bước khi đọc truyện? 
4
2. Yêu cầu về đọc truyện 
- Có 4 bước khi đọc truyện
+ Tìm hiểu xuất xứ
+ Phân tích cốt truyện với các diễn biến
+ Phân tích nhân vật
+ Xác định ý nghĩa tư tưởng của truyện
3. Củng cố, luyện tập (10’): 
 - Một vài nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của bài Thu điếu:
+ Nghệ thuật tả cảnh
* Chọn điểm nhìn từ “ao thu” đến “tầng mây”. Mở rộng không gian với chiều cao đến vô tận.
* Từ “tầng mây” điểm nhìn lại trở về với ngõ trúc, ao thu.
* Tác giả tả những gì quan sát được trên mặt ao và làm nổi bật mùa thu nơi làng quê. (Se lạnh, trong trẻo, yên tĩnh).
- Dùng cái động “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, để tả cái tĩnh mịch, êm ả của làng quê.
+ Tả tình.
* Tả cảnh để ngụ tình. Đó là tình yêu quê hương đất nước được diễn tả một cách kín đáo, tế nhị.
+ Sử dụng ngôn ngữ:
* Ngôn ngữ giàu hình tượng: mây lơ lửng, sóng gợn tí, lá sẽ đưa vèo, nước trong, trời xanh ngắt.
* Cách hợp vần “eo” trong tiếng cuối của nhiều dòng thơ gợi sự vắng vẻ, tĩnh lặng đồng thời gợi cảm giác êm ả nhẹ nhàng nơi làng quê thân thuộc.
? Nhận xét cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ?
+ Cốt truyện: Truyện ngắn Hai đứa trẻ, của Thạch Lam là truyện không thành chuyện (không có chuyện). Sự kiện tiêu biểu chỉ là Liên và An chờ đợi chuyến tàu đi qua trong đêm khuya. Nội dung chủ yếu của truyện là diễn biến tâm trạng của cô bé Liên. Hai đứa trẻ thuộc loại truyện tâm tình.
+ Nhân vật: Chị em Liên và những con người lần lượt xuất hiện ở lúc chiều buông, đêm xuống, khuya về.
+ Ngôn ngữ (lời kể)
* Lúc tả bên ngoài: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi kêu.
* Lúc tả bên trong (nội tâm nhân vật) “Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
* Đối lập ở nhiều phương diện âm thanh. Có âm thanh gợi hai vẻ đẹp thơ mộng, cũng có âm thanh gợi cuộc sống lam lũ. Đối lập về sáng tối trong lời kể.
* Lời kể tâm tình thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Đó là phong cách Thạch Lam.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
- Học nắm vững nội dung kiến thức bài học.
 - Vận dụng lí thuyết đã học để đọc truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
 + Bài mới: 
- Chuẩn bị bài Tác gia Nam Cao
 Yêu cầu: - Đọc SGK và tìm đọc một số truyện tiêu biểu trong tập truyện ngắn của Nam Cao và khái quát phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

Tài liệu đính kèm:

  • doc49..doc