Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 117: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 117: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Tiết 117

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Củng cố vững chắc hơn các kiến thức về tóm tắt văn bản nghị luận và cách thức hiện tóm tắt văn bản nghị luận.

 b. Về kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để tóm tắt văn bản nghị luận có độ dài khoảng hơn một nghìn chữ

 c. Về thái độ

 Rèn thói quen tóm tắt văn bản nghị luận đã hoc và hiểu hơn nội dung và tinh thần các văn bản đó để tích lũy thêm kiến thức và tư liệu, để rèn luyện thao tác đọc và tóm tắt văn bản, để học tập cách tư duy và trình bày, diễn đạt trong văn nghị luận.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5417Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 117: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 117
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Củng cố vững chắc hơn các kiến thức về tóm tắt văn bản nghị luận và cách thức hiện tóm tắt văn bản nghị luận.
 b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để tóm tắt văn bản nghị luận có độ dài khoảng hơn một nghìn chữ
 c. Về thái độ
Rèn thói quen tóm tắt văn bản nghị luận đã hoc và hiểu hơn nội dung và tinh thần các văn bản đó để tích lũy thêm kiến thức và tư liệu, để rèn luyện thao tác đọc và tóm tắt văn bản, để học tập cách tư duy và trình bày, diễn đạt trong văn nghị luận.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ 5 phút:
Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
Mục đích
- Để hiểu được bản chất của văn bản
- Để làm tài liệu phục vụ trong nhiều trường hợp khác nhau
- Để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt
Yêu cầu.
- Phải trung thành với các luận điểm, luận cứ của văn bản gốc.
- Lược bỏ những yếu tố không phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc, mạch lạc.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Để rèn thói quen tóm tắt văn bản nghị luận đã hoc và hiểu hơn nội dung và tinh thần các văn bản đó để tích lũy thêm kiến thức và tư liệu, để rèn luyện thao tác đọc và tóm tắt văn bản, để học tập cách tư duy và trình bày, diễn đạt trong văn nghị luận
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
15
I. Ôn tập những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tóm tắt văn bản nghị luận.
1. Căn cứ xác định
Căn cứ vào đâu ta có thể nhận ra đây là bản tóm tắt của tác phẩm Bình Ngô đại cáo?
- Người đọc dễ dàng nhận ra các nội dung chính của văn bản như: luận điểm, chủ đề, luận cứ, luận chứng của tác phẩm nghị luận nổi tiếng này.
Điều đó chứng tỏ bản tóm tắt đang tìm hiểu đã đáp ứng được yêu cầu nào của việc tóm tắt văn bản nghị luận nói chung?
-> Trung thực với văn bản gốc
2. Yêu cầu.
Căn cứ vào đâu để biết được rằng văn bản này cũng đảm bảo yêu cầu ngắn gọn?
- Người tóm tắt đã cô đúc được những đoạn văn dài vào một số ít câu.
=> văn bản vừa đảm bảo ngắn gọn vừa đủ ý cần thiết.
3. Tóm tắt ngắn gọn hơn.
Cần tóm tắt văn bản này ngắn gọn hơn nữa ta phải làm như thế nào?
- Người viết tiếp tục rút gọn các yếu tố không cần thiết, giữ lại các luận điểm, luận cứ chính với ngôn ngữ gọn gàng cô đúc, chặt chẽ hơn.
20
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong SGK.
Cách tóm tắt đã hợp lí chưa?
- Tóm tắt vừa thiếu lại vừa thừa ý:
+ Bỏ ý: Thơ mới là phong trào văn học phong phú, có nhiều yếu tố tích cực.
+ Thêm ý:
-> Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn.
-> Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc.
-> Tất cả các nhà thơ Mới đều tha thiết yêu Tiếng Việt, gắng công trau dồi Tiếng Việt và do đó làm ngôn ngữ Việt càng trở nên uyển chuyển phong phú, mềm mại hơn.
- Tóm tắt chưa trung thực với văn bản gốc:
+ Nội dung: cái buồn trong thơ mới không ủy mị là không chính xác, không thật trung thực với văn bản gốc.
- Bản dự định tóm tắt mới chỉ có luận điểm, muốn viết thành văn bản tóm tắt cần phải bổ sung những luận cứ chính và các lập luận chủ yếu.
HS làm việc theo nhóm.
Xác định chủ đề và mục đích của văn bản?
7
2. Bài tập 2.
- Chủ đề: 
+ Cảm nhận về tinh thần của thơ mới là ở chữ tôi – ý thức cá nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. Đó là cái tôi đáng thương và tội nghiệp chứa đầy bi kịch.
+ Khẳng định bi kịch ấy khiến các nhà thơ mới dồn tình cảm trong việc thể hiện tình yêu tiếng Việt, yêu thơ, yêu quê hương đất nước.
- Mục đích:
Bàn về cái tôi trong thơ Mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của thơ Mới, đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội, thời đại và tâm lí của lớp trẻ.
Tác giả triển khai ý bài viết như thế nào?
- Cách triển khai:
+ Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần thơ mới
+ Cái khó giữa ranh giới thơ mới và thơ cũ
+ Đưa nguyên tắc xác định
+ Tinh thần thơ mới là ở cái Tôi
Hãy viết lại thành một bài tóm tắt hoàn chỉnh.
GV yêu cầu HS nhắc lại lí thuyết tóm tắt văn bản nghị luận.
c. Củng cố, luyện tập (3')
GV yêu cầu HS nhắc lại lí thuyết tóm tắt văn bản nghị luận
Hoàn thành bản tóm tắt ở lớp có độ dài 30 dòng
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Sưu tầm một bản nghị luận mà mình yêu thích rồi tóm tắt văn bản đó thành một bản tóm tắt.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • doc117.tom tat.doc