Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 111: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 111: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Tiết 111

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP

CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Củng cố các khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

- Thấy được sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.

 b. Về kĩ năng

 - Có kĩ năng nhận diện các thao tác lập luận đã được sử dụng trong các bài văn, đoạn văn nghị luận.

- Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 111: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 111
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP
CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Củng cố các khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
- Thấy được sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
 b. Về kĩ năng
- Có kĩ năng nhận diện các thao tác lập luận đã được sử dụng trong các bài văn, đoạn văn nghị luận.
- Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận.
 c. Về thái độ
Có ý thức học tập và vận dụng các thao tác lập luận trong viết văn một cách có hiệu quả.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Để củng cố các khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận. Thấy được sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Nhắc lại các thao tác lập luận đã học và nêu yêu cầu, mục đích khi sử dụng thao tác đó?
14
I. Ôn tập các thao tác lập luận đã học: 
 1. Thao tác lập luận phân tích
-MĐ: Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và mối quan hệ bên trong bên ngoài của đối tượng. 
YC: Cần chia tách đối tượng thành các yếu tố, bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định. Cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận song cần đặc biệt lưu ý đến mối quan hệ giữa các mặt, các bộ phận trong tính chỉnh thể, thống nhất.
2. Thao tác lập luận so sánh
- MĐ: Làm rõ đối tửợng đửợc nghiên cứu trong tửơng quan với các đối tửợng khác. So sánh đúng làm cho đối tửợng đửợc nói đến cụ thể, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục. 
 YC: Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá theo cùng một tiêu chí, tránh lối so sánh khập khiễng. Phải nêu rõ ý kiến, quan điểm đánh giá của người tiến hành so sánh.
- Gv: Chuẩn bị bảng phụ bài tập để Hs cùng phân tích và tìm ra các thao tác trong văn bản ?
- Hs: Chỉ ra các thao tác mà bài văn trên đã sử dụng?
- Hs: Tìm những câu văn cụ thể minh chứng cho các thao tác trên?
- Gv: Cho Hs thảo luận về vấn đề trên.
Gv: Nên kết luận cho Hs thấy ưu và nhược của sự kết hợp các thao tác trong làm văn.
15
II. Bài tập
1. Đọc đoạn văn.
2. Tìm các thao tác:
- Bình luận.
- Bác bỏ.
Ngoài ra còn có thao tác phân tích, chứng minh, giải thích.
3. Nhận xét:
- Một bài văn càng sử dụng nhiều thao tác kết hợp liệu có càng hấp dẫn không?
- Căn cứ vào đâu để chọn chính xác thao tác lập luận và kết hợp vận dụng các thao tác?
- Căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ thành công của sự kết hợp các thao tác đó?
4. Kết luận:
- Vận dụng kiến thức thao tác tổng hợp trong một bài làm văn cũng như trong đoạn văn thì sẽ thu hút sự chú ý của người đọc.
- Ưu điểm:
+ Tạo được cảm giác mới, không nhàm chán.
+ Thể hiện năng lực về kĩ năng sử dụng các thao tác làm văn tốt của người viết.
+ Bài văn có được một cái nhìn toàn diện, sâu, nhiều chiều về vấn đề được bàn.
+ Bộc lộ được cái tôi cá nhân rất rõ của người làm bài.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi kĩ năng kết hợp lớn ở người viết hay nói cách khác đòi hỏi sự đầu tư của ngươì viết rất lớn.
+ Người viết phải xác định được lúc nào thì cần phân tích, cm, gt, bl,
c. Củng cố, luyện tập (15')
III. Luyện tập:
Hệ thống kiến thức 
Đề ra:
Phẩm chất của người học sinh ngày nay là một vấn đề nỏng hổi mà mọi người đều quan tâm.
Anh ( Chị ) hãy tìm và trình bày về một vấn đề nào đó mà cho là tâm đắc nhất bàn về vấn đề đó? Khi trình bày phải sử dụng kết hợp các thao tác lập luận đã học?
1. Tìm hiểu vấn đề yêu cầu.
2. Thảo luận và trình bày.
3. Nhận xét.
Cụ thể 
Bước 1: chọn vấn đề cần nghị luận 
 Định hướng: chọn vấn đề cần nghị luận Bàn về một phẩm chất mà thanh niên cần có 
Cụ thể: thanh niên cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
Bước 2: lập dàn ý
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Giải quyết vấn đề:
+ Khẳng định ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn,phù hợp quy luật phát triển của con người ở thời đại mới
+ Tại sao phải rèn luyện? 
Thanh niên ngày nay được thừa hưởng thành quả của cuộc sống hạnh phúc..Hầu như chưa nếm trải gian khổ.
Ảnh hưởng của những mặt tiêu cực tác động đến tầng lớp thanh niên....
Vấn đề giáo dục lí tưởng cho thanh niên...
+ Phê phán, bác bỏ những việc làm sai trái của một bộ phận thanh niên trong thực tế hiện nay.
+ Cách phấn đấu rèn luyện?
Kết thúc vấn đề:
Nhận thức và hành động của bản thân 
Bước 3: trình bày trước lớp
+Trình bày cả dàn ý
+ Chọn + HS:khá trình bày một số đoạn văn hoàn chỉnh trong dàn ý 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Làm nốt các bài tập, nắm vững cách vận dụng kết hợp
 + Bài mới: Ôn tập văn học

Tài liệu đính kèm:

  • doc111.doc