Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

1. BÀI TẬP 1:

a) “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Nguyễn Khuyến)

- “Lá” : bộ phận của cây, màu xanh, có bề mặt và hình dáng mỏng thường ở ngọn hay trên cành cây (nghĩa có ngay từ đầu khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt). Ở đây câu thơ gợi tả màu vàng của lá trúc và sự chuyển động nhẹ nhàng trước con gió mùa thu.

 Như vậy từ “lá” trong câu thơ được dùng với nghĩa gốc.

b) + “lá gan, lá phổi, lá lách”.  “lá” dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.

+ “lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài”.  “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.

+ “lá cờ, lá buồn”. -> “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng vải

+ “lá cót, lá chiếu, lá thuyền”.  “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ

+ “lá tôn, lá đồng, lá vàng”.  “lá” dùng với các từ chỉ kim loại

 Điểm giống nhau (tương đồng): đều có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây

* Quan hệ : đều có nghĩa chung

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 8462Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
1. BÀI TẬP 1:
a) “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Nguyễn Khuyến)
- “Lá” : bộ phận của cây, màu xanh, có bề mặt và hình dáng mỏng thường ở ngọn hay trên cành cây (nghĩa có ngay từ đầu khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt). Ở đây câu thơ gợi tả màu vàng của lá trúc và sự chuyển động nhẹ nhàng trước con gió mùa thu.
® Như vậy từ “lá” trong câu thơ được dùng với nghĩa gốc.
b) + “lá gan, lá phổi, lá lách”... ® “lá” dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
+ “lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài”... ® “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
+ “lá cờ, lá buồn”... -> “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng vải
+ “lá cót, lá chiếu, lá thuyền”... ® “lá” dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ
+ “lá tôn, lá đồng, lá vàng”... ® “lá” dùng với các từ chỉ kim loại
Þ Điểm giống nhau (tương đồng): đều có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây
* Quan hệ : đều có nghĩa chung
2. BÀI TẬP 2:
+ “Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi” (Nguyễn Du)
+ “Bill Gates là đầu não của tập đoàn Microsoft”
+ “Một tay xây dựng cơ đồ” (Nguyễn Du)
+ “Công Vinh là một chân sút của đội tuyển bóng đá Việt Nam”
+ “Nhà có năm miệng ăn”
+ “Ca dao dân ca là tiếng hát tâm tình đi từ trái tim đến trái tim của người bình dân”
+ “Hắn ta miệng lưỡi ghê lắm!”
+ “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa” (Phan Bội Châu)
3. BÀI TẬP 3:
+ chua ngọt	® 	Em ơi chua ngọt đã từng,
	Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
	(Ca dao)
+ chua chát	® 	Quãng đời của Thúy Kiều trải qua mười lăm năm lưu lạc 
	đầy chua chát, đắng cay.
+ mặn nồng	®	Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. (Tố Hữu)
+ Lời kể chuyện của bà nghe bùi tai quá.
4/ BÀI TẬP 4:
	“Cậy em em có chịu lời
	 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
	(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
+ Cậy = nhờ (tương đồng): bằng lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp mình một việc gì đó.
+ chịu = nhận, nghe, vâng : kết hợp với từ lời: sự đồng ý, sự chấp thuận với người khác về một yêu cầu nào đó.
® Tác giả dùng từ cậy thì khả năng tăng sức thuyết phục cao hơn cho lời nói của Thúy Kiều đối với em. Nàng đã thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào em và mong rằng Vân mở rộng lòng mình ra để giúp mình trả nghĩa cho chàng Kim. Bởi vì ngoài Vân ra nàng chẳng biết trông cậy vào ai.
® Là bậc thầy của ngôn ngữ, Nguyễn Du đã sử dụng từ chịu là chính xác hơn cả. Nhà thơ đã am hiểu tâm lý nhân vật rất tường tận. Kiều đã đặt mình vào tâm trạng của Vân. Có thể điều này làm cho em không ưng ý nhưng hãy vì tình chị em mà nhận lời. Điều này buộc Thúy Vân vào tình thế sẵn sàng giúp đỡ và không nỡ chối từ.
Þ Như vậy, dùng cậy và chịu đạt hiệu quả và khả năng thuyết phục cao hơn.
5/ BÀI TẬP 5:
a) Nhật ký trong tù / ... / một tấm lòng nhớ nước.
	o phản ánh	o thể hiện	o bộc lộ
	o canh cánh	o liên can	o liên lụy
® từ “canh cánh” hay hơn những từ khác vì khắc họa được tâm trạng nhớ nước triền miên, day dứt của tác giả Hồ Chí Minh. Nó được chuyển nghĩa không chỉ thể hiện tác phẩm mà còn biểu hiện tâm trạng của thi nhân.
b) Anh ấy không / ... / gì đến việc này.
	o dính dấp	o quan hệ	o can dự
	o liên hệ	o liên can	o liên lụy
® từ “liên can” phù hợp với ngữ nghĩa và kết hợp ngữ pháp hơn cả,
c) Việt Nam muốn làm / ... / với tất cà các nước trên thế giới.
	o bầu bạn	o bạn hữu
	o bạn	o bạn
® từ “bạn” phù hợp hơn cà vì CN là số ít nói về quan hệ giữa các quốc gia không mang tính khẩu ngữ, không thân mật của sắc thái tình cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUC HANH VE NGHIA CUA TU TRONG SU DUNG.doc