Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thái phó tô hiến thành

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thái phó tô hiến thành

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/.Thấy được nhân cách Tô Hiến Thành qua ngòi bút sử gia đời Trần.

2/. Nắm được cách viết sử của tác giả là khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử qua việc lựa chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói và việc làm.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “TPTHT”, tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu và phần chú thích.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.

2/.Kiểm tra bài cũ :

 Hãy cho biết lí do khiến thơ văn không lưu truyền?

- H trả lời như phần II, mục 1.

 Vì sao HĐL sưu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc? Quá trình biên soạn ntn?

- H trả lời như phần II, mục2,3.

 Nêu nghệ thuật và chủ đề của TP?

- H trả lời như phần II, mục5,6.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2113Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thái phó tô hiến thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 89, 90
Ngày dạy: 
THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH 
( TRÍCH ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC )
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/.Thấy được nhân cách Tô Hiến Thành qua ngòi bút sử gia đời Trần.
2/. Nắm được cách viết sử của tác giả là khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử qua việc lựa chọn hoàn cảnh, sự kiện, lời nói và việc làm.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “TPTHT”, tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu và phần chú thích.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Hãy cho biết lí do khiến thơ văn không lưu truyền?
- H trả lời như phần II, mục 1.
? Vì sao HĐL sưu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc? Quá trình biên soạn ntn?
- H trả lời như phần II, mục2,3.
? Nêu nghệ thuật và chủ đề của TP?
- H trả lời như phần II, mục5,6.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc-hiểu tiểu dẫn, tri thức đọc – hiểu,VB SGK trang 53à57
 * H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung “ ĐVSL”ntn? Cấu tạo ra sao? 
- Dựa vào tri thức đọc – hiểu cho sơ nét về thể loại của bài?
- Xuất xứ?
* H đọc – hiểu VB.
- H giải nghĩa các từ khó.
- Trong năm 1175, triều Lí có những sự kiện lịch sử gì liên quan đến vận mệnh đất nước?
- Vì sao vua phế trưởng lập thứ?
H nhận xét, phân tích và thảo luận.
- Thái hậu đã dùng mánh khoé gì để từng bước ép THT phế LC? Những việc làm đó cho thấy bà là người ntn?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Tô Hiến Thành làm gì để từng bước đánh bại âm mưu của T/hậu? 
- Giữa Vua, T/hậu và T/phó ai có quyền hơn? Điều đó nói gì về bản lĩnh của THT?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Kịch tính trong đoạn đối đáp giữa T/hậu và THT diễn ra ntn? Hãy phân tích làm rõ?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Qua cách nói năng, xử lý của THT bài văn đã khái quát lên điều gì?
4/. Củng cố và luyện tập:
- Em có thích n/vật THT không? Vì sao?
- Em có nhận xét ntn về ND và ngôn ngữ của bài văn?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
I/.ĐẠI VIỆT SỬ LƯỢC:
1/. Tác giả: 
Chưa biết cuộc đời và sự nghiệp của sử gia, tác giả cuốn “ Đại Việt sử lược”
2/. Nội dung:
“ ĐVSL” ghi chép lịch sử nước ta từ thời Triệu Đà,cuối TK XIII đến 1225 – đời Lí Chiêu Hoàng.
3/ Cấu tạo:
“ ĐVSL” gồm 3 quyển:
+ Quyển 1: Triệu Đàà hết Tiền Lê.
+ Quyển 2: Lí Thái Tổà Lí Nhân Tông.
+ Quyển 3: Lí Thần Tôngà hết Lí Huệ Tông & Lí Chiêu Hoàng.
4/. Thể loại: 
Sử được viết theo thể biên niên nhưng có xu hướng thiên về kí sự.
5/. Xuất xứ: 
 Đ/trích nằm ở phần 3 “ ĐVSL” có xu hướng thiên về kí sư.
II/. ĐỌC – HIỂU
* Giải nghĩa từ khó:
1/ Những sự kiện lịch sử liên quan đến vận mệnh đất nước:
a) Lí Anh Tông mất, con trai thứ là Long Cán mới hai tuổi lên ngôi. Mọi việc phò Long Cán lên ngôi đều giao cho Thái phó Tô Hiến Thành. Vì vậy THT là người quyết định sự thành bại của Long Cán.
b) Thái hậu muốn lập Long Sưởng – anh của LC và phế LC 
c) Long Sưởng háo sắc thường tư thông với các cung tần sủng ái của vua; thêm nửa hắn lại đeo đuổi Nguyên phi Từ Thị theo lời xúi bẩy của Hoàng hậu. Nguyên phi đem sự việc của Long Sưởng báo cho vua, vì thế mà bị phế ngôi Thái tử 
2/ Thái hậu đối với việc phế lập LC:
- Thái hậu biết rõ vai trò quyết định của THT trong việc phế lập LC. Vì vậy, bà tiến hành từng bước để lôi kéo THT làm theo ý mình.
+ Hối lộ vợ THT để nhờ bà thuyết phục chồng ngả về phía T/hậu ( tinh vi, khôn khéo)
+ Thái hậu dùng danh vọng và phú quý làm mồi trực tiếp để nhử THT “ Ông đ/với nước nhà, há chẳng nên ư ?” ( vừa đánh trúng t/lý người lớn tuổi vừa có vẻ đứng về phía THT)
+ Bước 2 thất bại, T/hậu liều lĩnh, định bất chấp pháp luật, triệu Bảo Quốc Vương LS vào để tự lập làm vua.
=> Thái hậu quả là con người vì quyết định riêng sẵn sàng làm tất cả mọi việc. Người đàn ấy vừa khôn ngoan, mưu mẹo và lúc cần có thể liều lĩnh.
3/ Tô Hiến Thành trước âm mưu phế lập của Thái hậu:
- Tô Hiến Thành cũng từng bước khôn khéo, thông minh đánh bại âm mưu của T/hậu.
+ Dùng đạo lý làm người, trách nhiệm chức Tể tướng của mình và tín ngưỡng của dân tộc thuyết phục vợ không nhận hối lộ “ Ta ở .suối vàng”.
+ Dùng lời dạy làm người của Khổng Tử và cách đối xử với người quá cố trong truyền thống dân tộc để trực tiếp bác lời dụ dỗ của T/hậu “ Bất nghĩa  vâng lời”
+ Kiên quyết dùng ph/luật để trị kẻ không tuân theo p/luật.
=> THT quả là con người hiền đức, cương trung, giữ nghiêm kỉ cương phép nước, “ phú quý bất năng dâm; uy vũ bất năng khuất”; sáng suốt đánh bại âm mưu phế lập của T/hậu mà vẫn giữ được hoà khí và không gây đổ máu. 
- Giữa Vua, T/hậu và T/phó thì vua quyền hành cao hơn cả, thứ đến T/hậu và cuối cùng là T/phó. Điều càng khẳng định bản lĩnh của THT. Tuy quyền lực thấp hơn, song dựa vào việc nghĩa mà làm thì bao giờ cũng là người giữ được nhân cách đáng lưu truyền tới hậu thế. Lấy chữ Trung, Tín và Nghĩa làm phương châm xử thế, THT quả là người có nghĩa khí, nhân cách cứng cỏi đáng trọng.
4/ Tô Hiến Thành với việc chọn người thay thế mình:
- Đoạn 2 nêu sự kiện THT với việc chọn người thay thế mình.
* THT bịnh nặng sắp chết. T/hậu hỏi ông “ Nếu có mệnh hệ thay ông”.
+ Về lý: Chức Tham tri chính sự to hơn Giản nghị đại phuà Vũ Tán Đường cao hơn Trần Trung Tá.
+ Về tình: Vũ Tán Đường gần gũi, gắn bó có ân tình hơn Trần Trung Tá. Ai cũng nghĩ THT sẽ tiến cử Vũ Tán Đường, khi nghe T/hậu hỏi. Nhưng bất ngờ THT trả lời “ Người  thôi”
- Kịch tính lên cao, khi T/hậu nhắc đến ân tình của TĐ đ/với THT. Theo lôgic một là THT sẽ ngả theo T/hậu hoặc giải thích TĐ không đủ năng lực làm tể tướng. Nhưng bất ngờ,ông đáp” T/hậu..còn ai nữa”.
àTiếng cười bật ra từ nghịch lý: Chọn người thay chức Tể tướng kiêm Thái úy hay chọn người “ hầu hạ phụng dưỡng” Tể tướng kiêm Thái uý? => Ta càng khâm phụcTHT hơn!
5) Chủ đề:
 Qua cách nói năng, xử lý của THT, bài văn thể hiện nhân cách lớn lao của THT: không ham giàu sang, không khuất phục trước quyền uy.
III/. TỔNG KẾT:
- Đối tượng chính của sử gia là viết về các sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc. Đó là việc lập vua và chọn người thay giữ chức Tể tướng kiêm Thái uý.
- Ngôn ngữ trong văn lịch sử ngắn gọn, kiệm lời, bộc lộ được thái độ khen chê của sử gia.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài và làm BT nâng cao SGK/56
- Chuẩn bị bài: Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu VBTM.
+ Xem lại bài các hình thức kết cấu VBTM
+ Có các hình thức kết cấu VBTM
+ Ứng dụng lý thuyết vào thực hành.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAI PHO TO HIEN THANH 10NC.doc