Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lí Luận văn học

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lí Luận văn học

Bắt nguồn sâu xa từ những cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt giữa địa chủ quý tộc - nông dân cùng với những mầm móng của CNTB trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chế độ phong kiến cũng như ý thức hệ Nho giáo xuống dốc và khuynh hướng “cổ điển” trở nên thoái hóa, thì như để đối ứng trở lại, CNHT đã hình thành tương đối hoàn chỉnh với tất cả những đặc điểm lịch sử - xã hội phong kiến mạt kỳ ở phương Đông. Sau đây, để hiểu rõ hơn những đặc điểm của CNHT phê phán phương Đông, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể qua tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

 

doc 32 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1712Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Lí Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: NGỮ VĂN
LỚP: VĂN 3A
BÀI THỰC HÀNH
MÔN:
 GVHD: Hoàng Thị Văn
 SVTH: Tổ 4 – Văn 3A
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2009
Câu 1: Tìm hiểu đặc điểm của khuynh hướng lãng mạn và Chủ nghĩa hiện thực phê phán phương Đông qua Truyện Kiều - Nguyễn Du
BÀI LÀM
Bắt nguồn sâu xa từ những cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt giữa địa chủ quý tộc - nông dân cùng với những mầm móng của CNTB trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chế độ phong kiến cũng như ý thức hệ Nho giáo xuống dốc và khuynh hướng “cổ điển” trở nên thoái hóa, thì như để đối ứng trở lại, CNHT đã hình thành tương đối hoàn chỉnh với tất cả những đặc điểm lịch sử - xã hội phong kiến mạt kỳ ở phương Đông. Sau đây, để hiểu rõ hơn những đặc điểm của CNHT phê phán phương Đông, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể qua tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Cơ Sở Xã Hội Và Ý Thức
	CNHT phê phán manh nha từ lâu (vì ở mỗi giai đoạn cuối của mỗi triều đại, trong văn học có thể manh nha ít nhiều yếu tố hiện thực mang tính chất tố cáo sự thối nát của triều đại đó) và đã hình thành tương đối hoàn chỉnh với tất cả những đặc điểm lịch sử cụ thể của xã hội phong kiến mạt kỳ ở phương Đông.
Ở nước ta, từ thế kỷ XVIII trở đi, cũng là thời kỳ chứng kiến sự quật khởi của nhân dân. Từ đó cũng hình thành nên một quan niệm văn học hiện thực và nhân dân, đối lập với “văn dĩ tải đạo” của vua quan triều Nguyễn, điều này cũng có nghĩa là văn học không phải chuyên đi truyền thụ đạo đức mà trước hết phải gắn bó với cuộc đời và tất yếu cũng phải gắn bó với vận mệnh của nhân dân.
	Và Nguyễn Du trong tác phẩm của mình nhiều lần rất có ý thức tuyên bố những điều mình viết là “Những điều trông thấy” trước bể khổ của nhân dân. Truyện Kiều chính là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội Việt Nam, phản ánh những quan hệ xã hội thực tế gắn liền với chế độ phong 
kiến Việt Nam trên bước đường suy vong của nó. Những quan hệ này làm nên cơ sở thực tế cho hoạt động của các nhân vật, qua đó tính cách nhân vật được phơi bày nổi bật lên và mang được ý nghĩa xã hội sinh động. Trừ Kim Trọng là nhân vật thuần túy lý tưởng thì nhân vật “Truyện Kiều” trực tiếp hay gián tiếp đều tiêu biểu cho những lực lượng xã hội nhất định. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh là những nhân vật đại diện cho thế lực nhà chứa lúc bấy giờ. Không thể tách họ ra khỏi cái nghề nghiệp của chúng:
“Chung lưng mở một ngôi hàng
Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề”
Sở Khanh cũng là “một cốt một đồng”, hắn quyến rũ lừa gạt Kiều là để cho cái cửa hang của Tú Bà hoạt động được, cũng là hành nghề:
“Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
Một tay chon biết mấy cành phù dung”
	Nếu làm quan là một nghề nghiệp thì Hồ Tôn Hiến bước vào truyện với oai phong bệ vệ của quan đại thần “đẩy xe vâng chỉ đặc sai, tiện nghi bát tiểu việc ngoài đồng nhung” và rời khỏi truyện không quên mình là “phương diện quốc gia”. Hắn chính là đại biểu trực tiếp của cái lực lượng thoái hóa nhất đối kháng trực tiếp với lực lượng tiến bộ trong xã hội Truyện Kiều mà Từ Hải và Thúy Kiều là đại diện.
 	Mâu thuẫn giữa Hoạn Thư và Thúy Kiều bên cạnh động cơ cá nhân thì nó còn là mâu thuẫn mang tính chất xã hội rõ rệt. Sự đánh ghen của Hoạn Thư là một sự phản ứng giai cấp hết sức độc đáo, nó mang nội dung xã hội hết sức cụ thể. Do đâu mà có thái độ lép vế của Thúc Sinh và sự khuất phục tuyệt đối của Thúy Kiều? Nguyên dân rất dễ hiểu vì Hoạn Thư là “con quan Lại bộ” cho nên việc Kiều lấy lẽ Thúc Sinh đó là một sự phạm thượng khi bước vào nhà họ Hoạn danh giá. Còn quan hệ Hoạn Thư – Thúc Sinh đằng sau quan hệ vợ chồng còn là quan hệ quý tộc – thương nhân, cho nên Thúc Sinh mới có cái thế khúm núm của kẻ bề dưới đã trot phạm thượng; nếu Thúc Sinh xuất thân từ quý tộc thì máu ghen của Hoạn Thư không thể xảy hay ít ra là không thể xảy ra với cung cách, cách thức trong Truyện Kiều. 
	Và Từ Hải với sự nổi dậy của người “khách biên đình” chính là tiêu biểu cho các cuộc khởi nghĩa nông dân lúc bấy giờ. Việc đầu hàng của Từ phản ánh một sự thật lịch sử về phong trào nông dân, đó là sự bế tắc, không phương hướng tiến lên và sự phong kiến hóa của các người lãnh đạo phong trào. Các triều đại cuối của Tây Sơn cũng đã chứng minh cho điều này. Vì thế, khi nhắc đến Từ Hải làm ta nghĩ đến tác phong của những người mang trong mình cái bản lĩnh, cái sức lực của quần chúng.
Tất cả những điều trên đã chứng minh cho ta thấy và hiểu rõ đặc điểm “cơ sở xã hội và ý thức giai cấp” của CNHT phê phán trong Truyện Kiều - Nguyễn Du.
Nhân Vật Trung Tâm
	Nhân vật trung tâm trong CNHT phê phán ở đây không còn là những quân tử, liệt nữ mà hiện lên là những “nghịch tử” hoặc những nông dân khởi nghĩa.
Những người nông dân khởi nghĩa, tất nhiên là muốn đập tan chế độ phong kiến, “thay trời hành đạo”. Nổi bật trong Truyện Kiều đó là Từ Hải:
“Sao bằng riêng một biên thùy
Sức này đã dễ làm gì được nhau?
Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?”
	Từ Hải vừa mới bước vào truyện đã dem lại một âm hưởng mới lạ: âm hưởng anh hùng ca. Người anh hùng ấy sinh ra là để vùng vẫy ngang dọc và vì trời cao đất rộng lúc bấy giờ là của triều đình, Từ bị vướng cho nên phải đập phá:
“Đôi phen gió quét mưa sa
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam
Phong trần mài một lưỡi gươm
Những loài giá áo túi cơm sá gì”
Từ vùng lên là để đập tan mọi nỗi bất công oan trái ở đời. Khi biết được những nỗi bất công ấy đã dồn vào một mình Kiều, Từ đã có hành động 
	quyết liệt nhất để trừ tiệt những nguyên nhân đã gây đau khổ cho Kiều, đó là việc giúp Kiều đền ơn báo oán “mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”. Chúng ta còn nhớ sự ngang tàng của Từ Hải khi nghe lời khuyên hang của Kiều:
“Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu
Áo xiêm rang buộc bấy lâu
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi”
	Và cái chết của Từ cũng mang khí phách anh hùng “trơ như đá vững như đồng, ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời”. Cái chết đứng hiên ngang ấy là một bài học lịch sử lớn, một lời tố cáo uất ức, nghẹn ngào, căm giận. Nguyễn Du đã gởi gắm ước mơ và sự phản kháng của mình vào nhân vật Từ Hải. Từ vút lên trên xã hội cũ như con chim đại bàng kiêu hãnh “gió đưa bằng tiện cất lìa dặm khơi”. 
	Không triệt để bằng nhưng cũng không kém phần phản khảng những “nghịch tử” ở những mức độ khác nhau đã chống đối lại đạo đức và lễ giáo phong kiến: Kim Trọng – Thúy Kiều. Hành động “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” là một hành động “xé rào” phong kiến, Kiều gắn bó với Kim Trọng mà không chờ sự đồng ý của cha mẹ, điều đó vượt ra khỏi vòng lễ giáo và sự “tự do yêu đương” ấy đã đập tan cái khuôn khổ cứng rắn cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.
Khắc Họa Tính Cách Nhân Vật
	Đặc điểm trước tiên là nhân vật có cá tính rõ nét, đối lập với tính chất thiên về “phi ngã” trong khuynh hướng “cổ điển”. Bức tranh xã hội trong Truyện Kiều hiện lên “mỗi người một vẻ” nhưng “mười phân vẹn mười”. 
	Đó là một Tú Bà không lẫn vào đâu với một thân hình đầy “lý tưởng” “thoắt trông nhờn nhợt màu da, ăn gì to béo đẩy đà làm sao”, một con người khét tiếng nơi nhà chứa “hung hă”ng chẳng hỏi chẳng tra, đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời” và mụ có đủ tư cách hơn ai hết để phát biểu về 
	cái triết lý của cái xã hội rộng lớn cũng như của cái xã hội lầu xanh của mụ “chơi cho liễu chán hoa chê, cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời”.
	Bên cạnh đó là một Mã Giám Sinh với đầy đủ tính cách của một tên buôn người “thứ thiệt”. Gã đã quá tứ tuần mà muốn tỏ ra còn trai tơ “qua niên trạc ngoại tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, muốn phô trương sự sang trọng mà tớ thầy vẫn láo nháo, ô hợp “trước thầy sau tớ lao xao”, tư thế thì sỗ sàng “ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Không dừng lại ở đó, giọng lưỡi tỏ ra tưởng chừng lịch sự phong nhã “rằng: mua ngọc đến Lam Kiều, sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường” nhưng ý nghĩa mua bán thì thật lộ liễu và gã cũng không phải chờ đợi lâu hơn nữa để vứt cái mặt nạ làm vướng víu gã “cò kè bớt một thêm hai, giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”. Nhìn chung, hắn bộc lộ một cách đầy đủ cái ti tiện nhầy nhụa của một tên buôn thịt bán người. 
	Cùng hội cùng thuyền với tên họ Mã và trùm nhà chứa Tú Bà là tên Sở Khanh. Nguyễn Du chỉ dành cho Sở Khanh có vài trang sách mà cái tên Sở Khanh đã “lưu danh thiên cổ”. Cái dung mạo “hình dung chải chuốt áo khăn dịu dàng” cùng với sự đường đột, sỗ sàng khi lần đầu gặp Kiều “than ôi! Sắc nước hương trời, tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây” và việc “ra tay tháo cũi sổ lồng” cho Kiều bằng hành động “trốn” đã lộ dần sự chó đểu của hắn. Khi Tú Bà bắt được Kiều thì Sở Khanh đã “rẻ dây cương lối nào”, hành động đó làm người ta sửng sốt, ngạc nhiên cũng như cái kinh ngạc mà nhân vật Iagô đã gây cho người đọc Ôtenlô. Không gì có thể khinh bỉ và căm giận hơn trước sự trơ tráo rất ư là sở khanh của tên vô lại ấy “mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào, dơ tuồng nghĩ mới tìm đường rút lui”
	Như vậy, nhân vật trong tác phẩm sống mãi bởi vì nó mang giá trị xã hội và tâm lý toát ra từ diện mạo riêng biệt không lẫn lộn. Cũng là bản chất buôn người nhưng Mã Giám Sinh, Sở Khanh và Tú Bà hiện ra mỗi người một vẻ.
	Cũng vậy, Hoạn Thư – Hồ Tôn Hiến đều là dòng dõi quý tộc nhưng mỗi người bảo vệ quyền lợi đẳng cấp bằng con đường riêng của họ. Cũng như cái tên Sở Khanh, cái tên Hoạn Thư đã trở thành một danh từ chung bất hủ mà Nguyễn Du đã đóng góp vào vốn từ vựng Việt Nam với một điển 
hình ghen tuông. Tiểu thư họ Hoạn khét tiếng là người “ở vào khuôn phép nói ra mối giường” và đó cũng là điều dễ hiểu đối với con người xuất thân quyền quý như thị. Hoạn Thư đánh ghen không phải vì sợ mất chồng mà chính vì Thúc Sinh chưa được phép của vợ mà đã giở trò thăm ván bán thuyền:
“Ví bằng thú thật cùng ta
Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên
Dại chi chẳng giữ lấy nền
Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình”
	Do đó mới có sự trừng phạt của “người trên” đối với “kẻ dưới” và vì thế mà cái tên Hoạn Thư đã trở thành điển hình bậc thầy trong nghệ thuật đánh ghen – “đàn bà thế ấy thấy âu một người”.
Còn Hồ Tôn Hiến – “kinh luân gồm tài” nhưng tất cả cái tài đó nằm gọn trong một mưu mẹo rẻ mạt, không nghĩa khí không trí dũng. Ở hắn những tình cảm riêng hầu như không thấy có, những lúc động lòng trước tài sắc của Kiều cũng chỉ là “ngây vì tình” một cách lố bịch, nếu không gọi là thú tính. Cho nên, mới có thơ:
“Họ che đậy vuốt nanh và nộc độc
Nhưng nhai xé thịt người ngọt xớt như đường”
Tất cả những điều trên cho ta thấy sự phong phú trong việc khắc họa tính cách nhân vật xét một cách tổng thể.
	Xét theo chiều ngang, tính cách nhân vật được khắc họa một cách đa dạng nghĩa là không đơn nhất hóa hay độc diện hóa nó. Tha thiết yêu Kim Trọng nhưng Kiều phải phụ bạc chàng. Kiều vừa khẩn cầu vừa quyết liệt trước Tú Bà và nhẫn nhục trước Hoạn Thư. Kiều dịu hiền, sinh ra để yêu thương và được yêu thương nhưng cũng chính nàng đã mượn tay Từ Hải để gây ra cảnh “máu rơi, thịt nát tơi bời” và rồi lại khuyên chàng ra hang. Kiều vừa sắc sảo khôn ngoan nhưng cũng nhẹ dạ cả tin, nhìn thấu tâm can của Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải nhưng lại mắc lừ ...  nhân dân.
Có thể chia cuộc đời Chí Phèo làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1:Từ lúc Chí Phèo ra đời tới lúc bị đẩy vào tù.
Giai đoạn 2: Từ khi ra tù đên khi gặp Thị Nở
Giai đoạn 3: Từ khi bị Thị Nở khước từ tình yêu đến khi đâm Bá Kiến và tự sát.
Chí Phèo từ một nông dân hiền lành và giàu lòng tự trọng bị xã hội tàn bạo mà đại diện là Bá Kiến và nhà tù thực dân đã biến Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” cả về hình hài lẫn nhân tính. Cũng vì đã “phá biết bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện” nên Chí Phèo bị dân làng xa lánh, không thừa nhận, khai trừ ra khỏi cộng đồng. Từ đây Chí sống cuộc sống của một con vật, xa cách với xã hội loài người. Do đó, nỗi đau lớn nhất ở Chí Phèo chính là nỗi đau của một con người bị tàn phá về thể xác, hủy diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt không cho làm người.
Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, chắc ít ai nghĩ rằng thân phận người nông dân dưới ách đế quốc, phong kiến lại có thể lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán chó, bán connhưng chị vẫn được gọi là người, còn Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại mà vẫn không được phép bước chân vào cuộc sống của loài người. Chí Phèo đã bán linh hồn cho Bá Kiến với cái giá thật rẻ mạt, cứ bán dần bán dần mỗi lần chỉ dăm hào để đi uống rượu. Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ độc đáo của nhân vật chính là ở chỗ đó.
Đối lập với Chí Phèo, Bá kiến là điển hình khá hoàn chỉnh về giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn. Đây được coi là điển hình duy nhất về loại này trong thế giới nhân vật của Nam Cao nói riêng và của văn xuôi thời kì này nói chung. Đặt trong mối quan hệ xã hội lớn của làng Vũ Đại, Bá Kiến chính là đầu mối của các đường dây quan hệ: với các lực lượng của giai cấp thống trị và với người dân lao động. Vị trí, vai trò của nhân vật rất đặc biệt nên nhân vật này có diễn biến tâm lý cực kì phong phú, độc đáo.
 3.Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:
Ngòi bút miêu tả, khắc họa tâm lí nhân vật của Nam Cao qua các truyện ngắn nói chung và qua tác phẩm “Chí Phèo” nói riêng độc đáo và điêu luyện. Nam Cao chẳng những miêu tả sinh động những chi tiết, những biểu hiện tâm lí nhỏ nhất mà còn theo dõi, phân tích quá trình tích tụ của chúng dẫn tới sự nảy sinh những phẩm chất mới trong tâm hồn con người. Không chỉ dừng lại ở những khoảnh khắc, Nam Cao đã miêu tả những trạng thái tâm lí phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính dở say dở tỉnh, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa hiền và dữ, giữa con người với con vật. Nam Cao đã khắc phục được những tính phiến diện, đơn giản trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Qua ngòi bút của ông, tâm lí con người được thể hiện một cách phong phú, đa dạng với nhiều sắc thái tinh vi.
Trong sáng tác của Nam Cao, tâm hồn con người là sân khấu bi kịch và bi hài kịch của những xung đột tư tưởng, ý tưởng. Đối với Nam Cao, sự phân tích tâm lí hầu như là điều kiện cơ bản nhất của việc thể hiện con người theo phương pháp hiện thực. Nam Cao đã lấy thế gới nội tâm của nhân vật làm đối tượng chính của sự miêu tả. Ông đã hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá con người trong con người, miêu tả và phân tích mọi chiều sâu, mọi chuyển biến trong thế giới tâm hồn của nhân vật.
Chân dung Bá Kiến dần dần hiện rõ trong tác phẩm với những nét tính cách hết sức sinh động, đầy ấn tượng. Đó là giọng quát “rất sang” (bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh con người), lối nói ngọt nhạt và nhất là “cái cười Tào Tháo” (Cụ vẫn tự phụ hơn người cái cười Tào Tháo ấy). Tất cả đều cho thấy bản chất gian hùm của lão cường hào “khôn sóc đời” này. Nam Cao cũng hé mở tư cách nhem nhuốc của “cụ tiên chỉ”, đó là thói ghen tuông thảm hại của lão cường hào háo sắc mà sợ vợ. Nhà văn chỉ kể sơ qua, tuy nhẹ nhàng nhưng không kém phần thâm thúy.
Ông tập trung ngòi bút vào việc soi sáng bản chất xã hội của Bá Kiến, chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với người dân bị áp bức. Đoạn độc thoại nội tâm rất mực sinh động của “cụ tiên chỉ làng Vũ Đại” về cái “nghề tổng lí” cho thấy Nam Cao chẳng những soi thấu tim đen của nhân vật mà còn tỏ ra hiểu rất sâu sắc về các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Bá Kiến đã lặng lẽ nghiền ngẫm về nghề thống trị, rút ra từ bốn đời tổng lí những phương châm thủ đoạn thống trị khôn ngoan: “mềm nắn rắn buông”, “bám thằng có tóc chứ ai bám thằng trọc đầu”, “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”, “hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”Còn đây là những chính sách dùng người “dùng thằng đầu bò để trị thằng đầu bò”. Quả thật Bá Kiến là một con hổ biết cười với giọng cười rất sang mà người dân làng Vũ Đại ai cũng phải khiếp sợ. Chính những nét điển hình này khiến cho Bá Kiến của Nam Cao tuy cùng được miêu tả bằng ngòi bút hiện thực nhưng khác xa hơn nhiều, điển hình hơn nhiều so với Nghị Hách, Nghị Quế của Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố.
Bên cạnh Bá Kiến, ngòi bút miêu tả của Nam Cao thật sự “nở hoa” với nhân vật Chí Phèo và đặc biệt thành công nhất trong đoạn tả “cuộc lội ngược dòng” quay trở về bản tính con người của Chí Phèo mà chất xúc tác là Thị Nở.
Nếu như cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở là những cơn say dài vô tận: “hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say” thì sau khi gặp và được nhận tình yêu thương từ Thị Nở, Chí Phèo thay đổi hoàn toàn. Tình yêu tuy thô lỗ nhưng chân thật của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo và anh nông dân cày biến chất hung bạo kia bỗng thấy mình trở thành “nhà thơ”. Sáng hôm ấy, Chí Phèo tỉnh dậy muộn và thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười tiếng nói của người đi chợ, tiếng anh thuyền chèo gõ mái chèo đuổi cánhững âm thanh quen thuộc ấy lần đầu tiên vang động trong lòng anh bỗng trở thành những tiếng gọi thiết tha của cuộc sống. Lúc này, Chí Phèo đã trở lại con người thật của mình, trở lại là anh canh điền trong trắng, giàu lòng tự trọng năm xưa, trở lại anh nông dân lương thiện từng ước mơ có một cuộc sống gia đình hạh phúc, hết sức bình dị, khiêm nhường của người lao động. Đó là cái bản chất con người thật của anh mà ngày thường đã bị lấp đi. Nhưng bi kịch của Chí Phèo lại bắt đầu từ chính chỗ đó. Ước mơ được sống bình thường, được chăm lo hạnh phúc giađình với Thị Nở, một người đàn bà “xấu ma chê quỷ hờn” cũng không thể được. Cái xã hội tàn ác đã từng đóng dấu lên mặt anh ta những vết sẹo ngang dọc, tao cho anh ta một lí lịch đầy án tích lại một lần nữa giăng lưới bủa vây chặn con đường quay lại làm người của anh ta.
Chí Phèo đã từ “nhà thơ” trong mối tình với Thị Nở trở thành nhà “triết li” khi thốt lên: “Tao muốn làm người lương thiện! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”. Cuối cùng, để giải thoát cho bản thân, Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Đó là một cuộc nổi loạn liều lĩnh nhưng bế tắc.
Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện. Tuy cái chết của Chí Phèo là cái chết tiêu cực nhưng đó là bản án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, cái xã hội mà trong đó những con người muốn sống một cuộc đời lương thiện cũng không được. Có thể tóm tắt tính cách điển hình của nhân vật Chí Phèo theo sơ đồ sau:
Hiền lành è lưu manh è con quỷ của è khát khao được è tự sát
lương thiện hóa làng Vũ Đại lương thiện
Diễn biến trong tính cách của Chí Phèo nằm gọn trong hệ thống phát triển của xã hội thực dân phong kiến. Xã hôi ấy đã sản sinh ra một Chí Phèo hiền lành, chất phác nhưng rồi cũng chính nó biến Chí Phèo thành một tên lưu manh và cuối cùng tự giết mình. Xã hội không chấp nhận một con người như Chí Phèo chẳng khác nào đang giết chết hắn. Vì thế khi đã hiểu ra cơ sự, Chí Phèo đã lấy tội ác của xã hội đê làm nên tội ác của mình.
 4.Thi pháp:
Tác phẩm “Chí Phèo” gắn liền với một thời đại lịch sử nhất định, đêm trước của cách mạng, cũng là thời kì của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học.
Chí Phèo có phạm vi hiện thực phản ánh được trải ra trên cả bề rộng không gian (một làng quê) và cả bề dài thời gian. Có thể nói, làng Vũ Đại trong truyện chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời. Những nhân vật trong tác phẩm phần đông được lấy theo nguyên mẫu từ cuộc đời thực nhưng không phải là sự “sao chép” lại nguyên mẫu đó mà Nam Cao tước bỏ gần như hết, chỉ giữ lại cái khung để nặn lên một hình tượng nhân vật độc đáo, tiêu biểu cho xã hội bấy giờ.
Một nét lớn trong thi pháp của Nam Cao đó là thi pháp chủ nghĩa hiện thực tâm lí. Coi trọng việc nghiên cứu, phân tích và khám phá bằng nghệ thuật tâm lí của nhân vật hơn là việc phân tích và miêu tả những biến cố, xung đột đích thực của chính bản thân đời sống xã hội. Đối với Nam Cao, việc miêu tả ngoại hình chỉ có ý nghĩa khi nó khi nó nhằm thể hiện và làm nổi bật rõ bộ mặt tinh thần của nhân vật. Những cảnh thiên nhiên cũng chỉ có lí do tồn tại khi nó gắn liền với tâm trạng của con người. Giữa những bức tranh phong cảnh thoáng nhìn tưởng chỉ thuần túy là những cảnh vật thiên nhiên nhưng nhà văn đã khéo léo treo lên những mảnh tâm hồn của nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docli luan van hoc CNHTCNLM.doc