Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hương sơn phong cảnh ca

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hương sơn phong cảnh ca

1- Bầu trời cảnh bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.

Kìa non non, nước nước, mây mây

Đệ nhất động hỏi là đây có phải.

2- Thỏ thẻ Rừng Mai chim cúng trái

Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh,

Thoảng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

 3- Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng

 Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.

 Nhác trông lên ai khéo vẽ hình,

 Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

 4- Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,

 Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.

 Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

 Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

5- Lần tràng hạt niệm nam mô Phật

Cửa từ bi công đức biết là bao!

Càng trông phong cảnh càng yêu.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2272Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Hương sơn phong cảnh ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
Hương Sơn phong cảnh ca
                Chu Mạnh Trinh
1- Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải.
2- Thỏ thẻ Rừng Mai chim cúng trái
Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh,
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
            3- Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
            Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
            Nhác trông lên ai khéo vẽ hình,
            Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. 
            4- Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
            Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.
            Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
            Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.
5- Lần tràng hạt niệm nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.
Xuất xứ, bố cục, chủ đề
    1. Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) hiệu là Trúc Vân, quê ở tỉnh Hưng Yên. Đậu tiến sĩ, nổi tiếng tài hoa. Hội họa, kiến trúc, âm nhạc đều tài giỏi. Là nhà thơ, nổi tiếng với những bài vịnh Kiều - Từng vẽ kiểu trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Tích. Bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” là bài thơ hay nhất viết về Hương Sơn, nơi có động Hương Tích - Nam thiên đệ nhất động.
    2. Bố cục: bài hát nói dôi 2 khổ
    - Khổ đầu (1): giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn.
    - Khổ giữa (2): cảnh Rừng Mai, Khe Yến huyền diệu.
    - Khổ dôi (3, 4): những suối, chùa, hang, động nơi Hương Sơn.
    - Khổ xếp (5): nỗi lòng của khách hành hương.
    3. Chủ đề:
    Ca ngợi cảnh sắc Hương Sơn - Nam thiên đệ nhất động - cảnh đẹp đượm mùi Thiền. 
Phân tích
    1. Cảnh Hương Sơn tả khái quát từ xa. Thiên nhiên nhuốm màu sắc Phật giáo: Cảnh trí hùng vĩ: non, nước, mây trời là vẻ đẹp riêng “bầu trời cảnh bụt”. Du khách vui thú ngạc nhiên thốt lên tự hỏi: “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”. Đầy xúc động, tự hào.
    2. Rừng Mai và Khe Yến là 2 cảnh đẹp tiêu biểu của Hương Sơn. Chim hót “thỏ thẻ”, gọi bầy, mổ trái mơ vàng ăn: “Chim cúng trái”. Cá lửng lơ bơi lượn nơi Khe Yến: cá nghe kinh. Hình ảnh ẩn dụ, với đường nét, âm thanh gợi cảm mùi Thiền. Cặp câu đối nhau rất tài hoa:
            “Thỏ thẻ Rừng Mai, chim cúng trái,
            Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh”
    Chuông chùa xa “thoảng bên tai một tiếng chày kình” như rũ sạch bụi trần, làm tiêu tan cơn ác mộng của du khách - khách tang hải. Vần thơ: tiếng “kình” với “giật mình”, âm điệu du dương, huyền diệu.
    3. Hai khổ dôi
    + Bốn cảnh đẹp điển hình. Chữ “này” - từ để trỏ gần, nhịp 4 cân xứng hài hòa. Du khách ngắm nhìn không chán “cảnh Bụt”:
            “Này suối Giải Oan / này chùa Cửa Võng
            Này am Phật Tích / này động Tuyết Quynh.”
    + Lấy gấm dệt để so sánh với nhũ đá trong hang động, “long lanh”, tưởng như có bóng nguyệt lồng vào. Có hang “thăm thẳm”, là lối “gập gềnh” như uốn lượn “thang mây”. Vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên. Du khách ngỡ ngàng tự hỏi:
“Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
            Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.”
    Niềm “ao ước” đến Hương Sơn cũng là tình yêu giang sơn, là sự hòa nhập vào thế giới thần tiên huyền diệu. Bốn chứ “còn đợi ai đây” biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ - là người đã vẽ kiểu và tổ chức trùng tu chùa Thiên Trù, góp phần cùng “tạo hóa” làm đẹp thêm cảnh Hương Sơn. Tám câu trong 2 khổ dôi rất đẹp và thú vị: sử dụng điệp nhữ (này), ẩn dụ, so sánh (long lanh như gấm dệt; thang mây), từ láy tượng thanh, tượng hình (long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh). Vần thơ trầm bổng, du dương. Thể hiện lòng yêu mến, tự hào đối với “Nam thiên đệ nhất động”.
    4. Khổ xếp (ba câu cuối):
    Cảm xúc của du khách: Xúc động thành kích tụng niệm. Ngợi ca và biết ơn Phật tổ: “Cửa từ bi công đức biết là bao!”. Đi xa dần, nhìn lại, lưu luyến đầy say mê: “Càng trông phong cảnh càng yêu”. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với lòng tín ngưỡng Phật giáo. Chu Mạnh Trinh đã nói lên thật hay và hồn nhiên tình cảm ấy của du khách khi đi lễ hội Chùa Hương.
Kết luận
    Ngòi bút tài hoa. Miêu tả cảnh sắc Hương Sơn rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên với suối, am, chùa, động đượm mùi Thiền mà thoát tục. Các nét vẽ rất điển hình mang cái hồn của “bầu trời cảnh bụt”. Hình ảnh đẹp - vẻ đẹp thần tiên. Người đọc như cảm thấy Hương Sơn hiển hiện. Chất thơ, chất nhạc du dương tạo nên nét tài hoa và giá trị thẩm mĩ bài hát nói này. Nhà thơ như mời gọi chúng ta đi trẩy hội chùa Hương, để thỏa lòng “ao ước bấy lâu nay”.
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐÊN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Hoàn cảnh xã hội mới, văn hóa mới của văn học
    - Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1913) và lần thứ hai (1918 - 1929). Vơ vét nguyên liệu, bóc lột bằng sưu thuế dã man.
    - Chế độ thực dân nửa phong kiến.
    - Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật.
    - Giai cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị. Nông dân bị bần cùng hóa. Tầng lớp tiểu tư sản đông dần lên. Giai cấp vô sản xuất hiện. Giai cấp tư sản ra đời. Xã hội Việt Nam bị phân hóa dữ dội.
    - Bỏ kỳ thi chữ Hán (1915 - 1919). Trường Pháp - Việt và học chữ quốc ngữ học tiếng Pháp. Báo chí và nhà in. Viết văn viết báo đã thành một nghề - Ảnh hưởng của văn học Pháp. Một thế hệ thanh niên tân học, một thế hệ văn sĩ cầm bút sắt ra đời có điệu sống mới, cảm xúc mới, vốn nghệ thuật mới, khác nhiều so với lớp thi sĩ nho gia ngày trước.
    - Các phong trào cách mạng: Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương lần lượt bị thực dân Pháp tắm trong các bể máu. Tháng 8.1945, Cách mạng mới thành công.
Hoàn cảnh xã hội mới, văn hóa mới của văn học
    - Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1913) và lần thứ hai (1918 - 1929). Vơ vét nguyên liệu, bóc lột bằng sưu thuế dã man.
    - Chế độ thực dân nửa phong kiến.
    - Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật.
    - Giai cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị. Nông dân bị bần cùng hóa. Tầng lớp tiểu tư sản đông dần lên. Giai cấp vô sản xuất hiện. Giai cấp tư sản ra đời. Xã hội Việt Nam bị phân hóa dữ dội.
    - Bỏ kỳ thi chữ Hán (1915 - 1919). Trường Pháp - Việt và học chữ quốc ngữ học tiếng Pháp. Báo chí và nhà in. Viết văn viết báo đã thành một nghề - Ảnh hưởng của văn học Pháp. Một thế hệ thanh niên tân học, một thế hệ văn sĩ cầm bút sắt ra đời có điệu sống mới, cảm xúc mới, vốn nghệ thuật mới, khác nhiều so với lớp thi sĩ nho gia ngày trước.
    - Các phong trào cách mạng: Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân, Cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương lần lượt bị thực dân Pháp tắm trong các bể máu. Tháng 8.1945, Cách mạng mới thành công.
Diện mạo văn học
    1. Hai thập kỷ đầu
    - Thơ văn của Tú Xương và Nguyễn Khuyến: bút pháp cổ điển, trung đại.
    - Thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà chí sĩ yêu nước khác. Sục sôi nhiệt huyết, hấp dẫn sôi trào trong loại hình thơ văn tuyên truyền cổ động cách mạng: “Hải ngoại huyết thư”
    2. Những năm hai mươi
    - Thơ văn yêu nước và cách mạng có thêm những cây bút mới như Trần Huy Liệu, Phạm Tất Đắc, đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp.
    - Văn xuôi ghi được thành tựu ban đầu của các tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hoàng Ngọc Phách ở ngoài Bắc, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình ở trong Nam. Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết và văn chương lãng mạn Việt Nam.
    - Về thơ ca thì có thi sĩ Tản Đà và Trần Tuấn Khải. Tản Đà là nhà thơ “của hai thế kỷ”. Trần Tuấn Khải với cảm hứng yêu nước, với chất dân ca, đậm đà cái hồn dân tộc.
    - Kịch nói với Vũ Đình Long, Nam Xương
    Tóm lại, cả thơ và văn xuôi đã có dấu hiệu phân chia khuynh hướng sáng tác theo kiểu lãng mạn và hiện thực.
    3. Từ năm 1930-1945
    - Văn thơ yêu nước, thành tựu nổi bật là “Từ ấy” (1937-1946) của Tố Hữu và “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh.
    - Văn học hiện thực xuất hiện nhiều cây bút thực sự tài năng: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phục, Nam Cao “Số đỏ” và “Chí Phèo” là hai kiệt tác.
    - Văn học lãng mạn - Thơ mới (1932-1941) được đánh giá là “một thời đại thi ca” với một lớp thi sĩ tài hoa như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, v.v Tiểu thuyết lãng mạn với tên tuổi các nhà văn xuất sắc: Khái Hưng với Nửa chừng Xuân, Nhất Linh với Đoạn tuyệt, Thạch Lam với Gió đầu mùa, Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời” v.v
Cội nguồn của giá trị văn học
    1. Sự trỗi dậy và tiếp nối của sức sống dân tộc tạo nên tâm hồn Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam, thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.
    2. Tự sự trỗi dậy của cái Tôi - Cá nhân. Tình yêu lứa đôi, nỗi buồn, ước mơ và khao khát, đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và cuộc đời.
Kết luận
    1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời đại.
    2. Chữ quốc ngữ, thơ mới và tiểu thuyết là 3 thành tựu nổi bật của sự đổi mới và hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong son phong canh ca.doc