Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đây thôn vĩ dạ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đây thôn vĩ dạ

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

 1. Cảm nhận bức tranh phong cảnh - tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình đơn phương, vô vọng và cũng là tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống và con người

 2. Thấy được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của tác giả

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK,. SGV Ngữ văn 11

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11

 - Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ Văn 11

 - Một số tài liệu tham khảo khác

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1651Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Đây thôn vĩ dạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 83 - 84
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
	Hàn Mặc Tử
	Ngày soạn: 14.01.10
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11K	11E
	Sĩ số:
	Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
	1. Cảm nhận bức tranh phong cảnh - tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình đơn phương, vô vọng và cũng là tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống và con người
	2. Thấy được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của tác giả
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK,. SGV Ngữ văn 11
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
	- Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ Văn 11
	- Một số tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết giảng
D. Tiến trình dạy học
	1. Ổn định
	2. KTBC (không kiểm tra)
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Hãy trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Sự nghiệp sáng tác của HMT có những điểm đáng lưu ý gì?
HS trả lời GV chốt lại
GV: đọc 1 lần -> gọi HS đọc và nêu cảm nhận ban đầu về văn bản
HS thực hiện
GV: nêu xuất xứ của văn bản?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: yêu cầu HS đọc lại khổ 1 -> nhận xét gì về cách mở đầu của văn bản? Tác dụng của cách mở đầu đó
HS thực hiện và nhận xét Gv chốt lại
GV: Ở khổ 1, thôn Vĩ được hiện lên như thế nào? Phân tích nét đặc sắc của khổ 1?
HS thực hiện GV chốt lại
GV: vì xa Huế dã lâu nên giờ đây màu thực của vườn qua không gian thời gian xa cách đã kết đọng lại thành nỗi nhớ, màu của tình yêu nên trong suốt, lung linh như ngọc
Hết tiết 83 chuyển sáng tiết 84
GV: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa khổ 1 với khổ 2 (hình ảnh, chi tiết, âm điệu)
HS trả lời Gv chốt lại
GV: Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối của khổ 2?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: Âm điệu, hình ảnh chi tiết có gì khác với khổ 1 và 2?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Nghệ thuật nổi bật ở khổ thơ này là gì? Tác dụng?
HS phát biểu GV chốt lại
GV: "tình ai" ở câu thơ cuối được hiểu như thế nào?
GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
GV: yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- (1912 - 1940), tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí
- Sinh tại Quảng Bình trong một gia đình nghèo theo đạo thiên chúa
- Cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn
- Học trung học tại Huế -> làm công chức ở sở Đạc Điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo
- 1936 mắc bệnh phong -> về Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hoà
b. Sự nghiệp sáng tác
- Tác phẩm chính: SGK
- Có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới
- Con đường thơ: sáng tác bằng thơ cổ điển -> khuynh hướng lãng mạn
- Nội dung: tình yêu đau thương hướng về cuộc đời trần thế.
2. Văn bản
a. Đọc
b. Xuất xứ
- Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên
- Tên ban đầu: Ở đây thôn Vĩ Dạ
c. Thể thơ và bố cục
- Thể thơ: thất ngôn trường thiên
- Bố cục:
+ Khổ 1: thôn Vĩ trong buổi bình minh qua hồi tưởng và tưởng tượng
+ Khổ 2: tưởng tượng dòng sông, con thuyền chở trăng
+ Khổ 3: nghi ngờ, trách móc, mộng mơ khi ngắm hình trong bưu ảnh
II. Đọc hiểu văn bản
1. Khổ 1
- Câu 1: 
+ Hình thức" câu hỏi tu từ -> vừa như 1 lời trách mócdịu dàng vừa hàm ý sự nuối tiếc
+ Từ ngữ: "anh" - lời cô gái nói về chàng trai nhưng nó chính là lời tác giả tự hỏi mình, trách mình; là ao ước thầm kín
Từ "chơi" thân mật, gần gũi
- Hình ảnh: 
+ Nắng mới lên: nắng ấm áp, rực rỡ, không gay gắt
+ Vườn xanh như ngọc: so sánh lạ -> màu sắc không phải là mầu thực mà là mầu của tâm tưởng
+ Mặt chữ điền: vẻ đẹp của tâm hồn Huế, con người Huế đó là vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, phúc hậu -> hình ảnh đầy chất thơ.
=> Bằng những nét vẽ đơn sơ -> thôn Vĩ: mượt mà, óng ả, đằm thắm thơ mộng. Thôn Vĩ của thơ của tình yêu của hoài niệm.
2. Khổ 2
- Mối liên hệ giữa khổ 1 và khổ 2: có sự xa cách, dường như không có mối liên hệ gì. Cảnh ở đây hoàn toàn khác dù đó có thể vẫn là cảnh thôn Vĩ
+ Không gian: gió, mây, sông nước, trăng, hoa: mênh mông nhưng không gợi nét vui
+ Sự vật: gió theo lối gió, mây đường mây -> rời rạc không giao hoà thân thiện
+ Sự sống: dòng nước - buồn thiu, hoa bắp - lay -> đang lay lắt mệt mỏi
+ Âm điệu: đang vui, hồn nhiên -> buồn bã, xa vắng
- 2 câu cuối:
+ Hình ảnh: bến sông trăng, thuyền chở trăng
+ Nghệ thuật: câu hỏi tu từ
-> Câu thơ như để hỏi người ở 1 thế giới khác, thế giới hư hư thực thực với những tưởng tượng độc đáo; câu hỏi khắc khoải 1 nỗi niềm gì đó trống trải xa vắng không chỉ còn là tình quê. Cảnh đẹp buồn bã, hắt hiu, lạnh lẽo.
3. Khổ 3
- Âm điệu: vẫn liền mạch với khổ 2 (buồn, xa vắng)
- Hình ảnh, chi tiết: tuy không lựp lại những gần gũi bởi vẻ hư hư thực thực. (hư nhiều hơn thực)
- Từ ngữ: mơ, khách đường xa, áp trắng quá, sương khói, mờ nhân ảnh, tình ai -> gợi tả sự xa xôi hư ảo
Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: khách đường xa -> câu thơ nghe như cay đắng, thảng thốt tuyệt vọng
+ Câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ ai (lặp lại) -> ý thơ mênh mang gợi một nỗi buồn xót xa, sâu lắng
- Tình ai: tình của cả anh và em nhưng giữa họ lại bị sương khói che phủ -> sự đau thương, khát vọng giằng xé đầy đau đớn của nhà thơ
III. Tổng kết
IV. Luyện tập
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet8485DAYTHONVIDAHMT.doc