Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 22, Bài: Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Ngân Đức Hạnh

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 22, Bài: Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Ngân Đức Hạnh

TRÀNG GIANG

 ( Huy Cận )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết được:

- HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

- HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Thấy được sự tài hoa, tinh tế của nghệ thuật sử dụng từ và các biện pháp nghệ thuật của đoạn trích.

2. Kĩ năng

HS làm được bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, về 1 ý kiến bàn về văn học.

3.Thái độ, phẩm chất

a. Thái độ

- Nhận thức được ý nghĩa của bài thơ trong lịch sử văn học dân tộc

- Biết trân quý những giá trị tư tưởng và nghệ thuật mới mẻ mà bài thơ đem lại

- Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ Mới.

b. Phẩm chất

+ Sống yêu thương:

+ Sống tự chủ.

+ Sống trách nhiệm.

 

docx 14 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 22, Bài: Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Ngân Đức Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: 11/03/2022
Ngày dạy: 14/03/2022 
 GVHD: Lê Thị Hồng Vinh 
 GSTT: Nguyễn Ngân Đức Hạnh 
TRÀNG GIANG
 	 ( Huy Cận )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết được:
- HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
- HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Thấy được sự tài hoa, tinh tế của nghệ thuật sử dụng từ và các biện pháp nghệ thuật của đoạn trích.
2. Kĩ năng
HS làm được bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, về 1 ý kiến bàn về văn học.
3.Thái độ, phẩm chất
a. Thái độ
- Nhận thức được ý nghĩa của bài thơ trong lịch sử văn học dân tộc
- Biết trân quý những giá trị tư tưởng và nghệ thuật mới mẻ mà bài thơ đem lại
- Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ Mới.
b. Phẩm chất
+ Sống yêu thương:
+ Sống tự chủ.
+ Sống trách nhiệm. 
4. Về phát triển năng lực
a. Phát triển năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực riêng
- Năng lực đọc hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
 2. Học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 11, Tập 2. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Phương pháp: hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở, giảng bình
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động khởi động 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV giao nhiệm vụ: 
Đưa ra ba từ khóa liên quan đến tác giả Huy Cận
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đoán 
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài:
Phong trào Thơ mới giai đoạn 1930-1945 đã sản sinh ra rất nhiều nhà thơ mang trong mình cái tôi cá nhân và mỗi nhà thơ để lại cho thơ ca giai đoạn này những màu sắc riêng toát lên từ bản chất của những nhà thơ đó. Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam có nhận xét: “chưa bao giờ ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nảo như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” Và hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một hôn thơ ào não trong phong trào Thơ mới đó chính là nhà thơ Huy Cận với bài thơ Tràng Giang.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
- GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK và rút ra những điểm cơ bản về tác giả Huy Cận?
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại các ý chính 
- GV nêu câu hỏi: 
? Em hãy xác định xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của bài thơ?
? Em hãy cho biết nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả không đặt là Trường Giang mà đặt là Tràng Giang.
? Em hiểu như thế nào về lời thơ đề từ?
- HS trả lời 
- Nhan đề Tràng giang gợi ra ấn tượng khái quát và trang trọng, vừa cổ điển (từ Hán Việt: giang - sông) vừa thân mật (tràng - dài); nhưng không dùng trường (Hán Việt) sợ lầm với Trường Giang (Dương Tử - một dòng sông rất lớn của Trung Quốc). Mặt khác tạo vần lưng “ang”, gợi âm hưởng dài rộng, lan toả, ngân vang trong lòng người đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
GV bổ sung: Câu thơ đề từ của chính tác giả định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ: bâng khuâng: nỗi buồn - sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài trời rộng (tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển tràng giang với hiện đại (nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thơ mới.
I, TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả 
 - Huy Cận (1919 - 2005), tên khai sinh: Cù Huy Cận 
 -Quê: làng Ân Phú –Hương Sơn – Hà Tĩnh một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ áo não.
-Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
- Đặc trưng hồn thơ
+ Trước CMT8: thơ Huy Cận mang nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của người dân mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non sông và thân phận con người. Yêu đời và đau đời như là âm bản và dương bản trong tâm hồn Huy Cận.
à Trước CMT8, Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
+ Sau CMT8: Thơ Huy Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam.
2. Bài thơ: Tràng giang.
a.Xuất xứ: Viết vào mùa thu 1939 in trong tập thơ Lửa thiêng 
b. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước
c.Thể loại: thất ngôn trường thiên, đề tài: tả cảnh thiên nhiên (cổ điển+hiện đại)
d. Nhan đề: Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng đã góp phần gợi mở cảm xúc chủ đạo của bài thơ, mang đến cho bài thơ ấn tượng đầu tiên về sự u buồn dai dẳng, nặng nề luôn da diết, triền miên trong cảm xúc của tác giả. Tràng giang là cái nói khác của “trường giang” nghĩa là một con sông dài (theo nghĩa Hán Việt) nhưng tác giả Huy Cận không sử dụng nguyên cụm từ trường giang mà cải biến thành “tràng giang”, bởi trường giang chỉ gợi ra chiều dài của con sông còn tràng giang lại gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông, vì vậy mà con sông trở nên dài rộng hơn, mênh mang hơn, xa xôi khắc khoải hơn trong tâm trí của người đọc. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông. 
e. Ý nghĩa lời đề từ
Câu thơ đề từ của chính tác giả định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ: bâng khuâng: nỗi buồn - sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài trời rộng (tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển tràng giang với hiện đại (nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời Thơ mới.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản : giọng đọc sâu lắng, buồn 
GV đặt câu hỏi: 
? Cho biết bố cục của văn bản
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
? Ở khổ thơ đầu của bài thơ, bức tranh tràng giang hiện lên với những hình ảnh nào? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi 
+ Sóng gợn: Nhẹ, từng lớp một như lan toả.
+ Tràng giang: sông rộng, dài, lớn
+ Điệp điệp: Liên tục, nhiều lần.
+ Thuyền về nước lại: Buồn, chia ly, xa cách
+ Củi lạc dòng: Trôi nổi trên sông, cảnh chia lìa trống vắng, gợi sự chết chóc.
à Cảnh cô đơn, buồn vắng vô tận, nỗi buồn như ngấm vào tận da thịt.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
 +Từ láy "điệp điệp", "song song" mang đậm sắc thái Đường thi, đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa, gối lên nhau, dòng nước cứ cuốn đi xa, miên man. 
 +Trên dòng sông gợi sóng "điệp điệp", nước "song song" ấy là một "con thuyền xuôi mái", lững lờ trôi, gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa. 
- Củi một cành khô>< lạc trên mấy dòng: mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường, cành củi khô trôi nổi gợi sự chìm nổi, cảm nhận về thân phận con người nhỏ bé, lênh đênh, bơ vơ giữa dòng đời.
Khổ thơ vẽ nên cảnh sông nước bao la, rời rạc, hờ hững. Những hình ảnh sóng, thuyền, nước, củi khô giữa những dòng thơ đều trở nên nhỏ nhoi, bất lực, chia lìa chứ không hề hứa hẹn sự hội tụ, gặp gỡ. Tất cả đều ngấm vị buồn sầu - nỗi sầu không gian. 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận
Nhóm 1: Ở dòng thơ thứ nhất của khổ 2, bức tranh trang giang đã xuất hiện thêm hình ảnh gì? Sự xuất hiện của chúng gợi cảm giác gì?
Nhóm 2: Dòng thơ thứ hai có thể hiểu theo mấy cách? Đó là cách nào?
Nhóm 3: Không gian ở hai câu thơ cuối hiện lên như thế nào?
Nhón 4: Trước không gian đó, tác giả cảm thấy như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động nhóm:
- HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
- HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. 
* Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
? Cảnh vật Tràng giang được tô đậm, thêm những hình ảnh mới. Đó là những hình ảnh nào?
? Những hình ảnh đó được tác giả miêu tả như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Hình ảnh bèo dạt
Hình ảnh “Đò, cầu”
Hình ảnh “bờ xanh, bãi vàng”
- Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh hơn bởi hai lần phủ định:
+ không cầu.
+ không đò
à Không bóng người, không sự giao lưu.
+ Bèo dạt: hình ảnh chia lìa, tan tác.
à gợi hình ảnh con người mất quyền lợi, mất tự do, mất chủ quyền, kiếp sống lưu lạc trên dòng đời, thân phận bèo bọt, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông. Hình ảnh ước lệ diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi. Những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. 
- Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.
- Không cầu, không đò: không có sự giao lưu kết nối đôi bờ
"Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn ,chia lìa hơn .
[ Niềm tha thiết với thiên nhiên tạo vật, một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, mang nặng nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người. Nhưng đằng sau nỗi buồn về sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
? Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã tả miêu tả cảnh hoàng hôn bằng những hình ảnh nào? 
? Chỉ ra những nét cổ điển và hiện đại của hình ảnh “cánh chim”? 
? Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở hai câu thơ cuối?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời.
- Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chim => vẽ lên bức tranh chiều thu đẹp hùng vĩ, tráng lệ.
- “chim nghiêng cánh nhỏ” > phép đối tô đậm sự nhỏ bé, đơn độc của cánh chim trước vũ trụ bao la. Qua đó, gợi thân phận nhỏ bé của con người.
-Tâm trạng của tác giả: “Không khói.... nhớ nhà” 
+ Bộc lộ trực tiếp “lòng quê” “nhớ nhà” => nhớ thương quê nhà, quê hương đất nước.
+ Nỗi nhớ thương da diết, mãnh liệt “dợn dợn”, không cần được ngoại cảnh tác động “không khói”.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
II. ĐỌC-HIỂU VB :
Đọc
Bố cục: 4 khổ
- Khổ 1: Cảnh sông nước mênh mông
- Khổ 2: Cảnh cồn cát hoang vắng, trơ trọi.
- Khổ 3: Cảnh bãi bờ tít tắp hiu quạnh
- Khổ 4: Cảnh hùng vĩ, rợn ngợp
Phân tích
Khổ 1: Cảnh sông nước mênh mông 
*Hình ảnh “sóng”
- Động từ “gợn” -> vừa gợi hình mà còn gợi tính – vừa là những gợn sóng nhỏ nhoi vô cùng giữa mênh mông tràng giang, vừa như gợi sự tĩnh lặng êm đềm của dòng sông đang lặng lẽ trôi xuôi. 
- Cụm từ “buồn điệp điệp” (từ láy “điệp điệp”) -> Vừa gợi hình, vừa gợi cảm, vừa gợi nên hình ảnh những lớp sóng tràng giang miên man, nối tiếp vừa gợi sự đơn điệu, nhàm chán 
* Hình ảnh “Con thuyền”
- Hình ảnh ước lệ tượng trưng cho sự lênh đênh, trôi dạt 
- Động từ “xuôi mái” -> Gợi trạng thái thụ động, phó mặt, buông xuôi trôi theo dòng nước, theo những luồng nước rong ruổi mãi về cuối trời.
- Từ láy “song song”
-> Đặt trong tương quan đối xứng với “điệp điệp”, gợi ra chiều dài khôn cùng của dòng sông.
=> Hình ảnh con thuyền xuất hiện giữa dòng tràng giang mênh mông nhỏ bé, đơn độc.
- Thuyền về/ nước lại: Chuyển động ngược chiều giữa thuyền và nước -> Gợi sự tan tác, chia lìa.
- Cụm từ “sầu trăm ngả”
-> Nhấn mạnh nỗi sầu giăng mắc mênh mông, vô định
- Tương phản: con thuyền >< nước song song, tram ngã 
*Hình ảnh “Cành Củi”
- Đảo ngữ “Củi một cành khô” -> Nhấn mạnh sự nhỏ bé, tầm thường, vô giá trị 
- Lựa chọn từ ngữ tinh tế: củi, một, cành, khô -> Càng nhấn mạnh cái sự nhỏ bé, tầm thường đến tận cùng
- Tương phản: củi một cành khô > làm nổi bật thân phận cô đơn, nhỏ bé trôi dạt giữa cuộc đời sóng gió không định hướng.
b. Khổ 2:
* Hình ảnh “cồn nhỏ”
- Từ láy “lơ thơ” + đảo ngữ: sự lẻ loi, thưa thớt, tiêu điều của những cồn cát, gò đất -> Nhấn mạnh sự thưa thớt, vắng vẻ, sự ít ỏi và bé nhỏ 
- Từ láy “đìu hiu” -> Gợi sự hiu hắt, lạnh lẽo, thê lương
* Âm thanh: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
- Khẳng định: Đâu đây tiếng chợ chiều từ làng xa vọng lại -> Âm thanh mơ hồ, gợi sự im vắng, tĩnh lặng
- Phủ định: Đâu có tiếng chợ chiều -> Không có dấu vết của sự sống con người, trống vắng tuyệt đối
=> Hiểu theo cách nào cũng khắc họa nên một không gian vắng vẻ quạnh hiu, yên ắng đến tuyệt đối. Do vậy mà nỗi buồn càng thấm thía hơn. 
* Không gian được mở rộng và đẩy cao theo nhiều chiều khác nhau: Cao (trời lên), Dài (sông dài),
 Rộng (trời rộng) 
- Kết hợp từ độc đáo “sâu chót vót” -> cách dùng từ tài tình, ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn, khoáng đãng hơn
- Thủ pháp đối: Sông, dài, trời rộng > Sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng nhưng không làm cho cảnh vật sống động mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn hiu quạnh.
=> Nỗi buồn của tác giả đã vượt khỏi lòng mình để nhuộm sầu cả vũ trụ. Nhân vật trữ tình trong Tràng giang có nỗi buồn mênh mang, trải khắp và thấm đượm cả một không gian bát ngát, bao la. Sông dài, trời rộng, vũ trụ mênh mang và nỗi buồn của con người cũng là vô tận.
c. Khổ 3: 
* Hình ảnh bèo dạt
- Ý nghĩa tả thực: bèo trôi trên sông
- Ý nghĩa tượng trưng: kiếp người lênh đênh, vô định
- Điệp từ “hàng nối hàng” 
-> Gợi sự sắp đặt trước, biểu lộ sự nhàm chán, đơn điệu
- Câu hỏi tu từ “về đâu” -> Gợi nỗi đau khắc khoải, hoài nghi, hoang mang về kiếp người trôi dạt, không phương hướng 
*Hình ảnh “Đò, cầu”
- Là những phương tiện chuyên chở, nối đôi bờ -> gợi sự gần gũi, thân mật - dấu hiệu của cuộc sống
- Cấu trúc phủ định ... không... không -> Phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Càng làm cho không gian trở nên mênh mông, vô tận hơn
=> Tác giả khát khao giao hòa trong tình người, tình đời.
- Từ láy “mênh mông”, số từ “một” -> Nhấn mạnh hoàn toàn không có sự gắn kết nào, chỉ có thiên nhiên mênh mông, rợn ngợp.
- Thủ pháp đảo ngữ, đối lập -> Nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, trước thiên nhiên rộng lớn, mênh mông
* Hình ảnh “bờ xanh, bãi vàng”
- Đảo ngữ + từ láy “lặng lẽ” -> Nhấn mạnh sự âm thầm, tĩnh lặng đến tuyệt đối
-> Gợi lên sự nối tiếp không ngừng, sự trải dài, mở rộng miên man của không gian
=> Khổ 3 miêu tả cảnh lặng lẽ, hoang vắng của Tràng Giang, sự vật không tìm đến nhau mà gợi lên sự xa vời. Qua đó thể hiện được nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ luôn song hành và ngăn chặt với nỗi buôn nhân thế, nỗi buồn trước cảnh quê hương đất nước.
d. Khổ 4
* Hình ảnh “Mây, chim” : Thi liệu cổ điển được sử dụng nhiều trong các bài thơ Đường.
* Đảo ngữ “Lớp lớp mây cao” -> Những đám mây chất chồng lên cao mãi, khắc họa nên một bầu trời hùng vĩ, khoáng đạt.
- Kết hợp với động từ “đùn” -> Tạo tính động, miêu tả sự vận động của những áng mây nối tiếp nhau điệp trùng.
* Hình ảnh cánh chim trong trời chiều
Cổ điển: bút pháp ước lệ khi tả buổi chiều tà
Hiện đại: Cánh chim mang tâm trạng nhà thơ
- Nhà thơ đã hữu hình hoá cái vô hình. -> Bóng chiều vốn vô hình nhưng trong câu thơ này bóng chiều đã trở nên hữu hình, bởi sức nặng của bóng chiều đang khiến cánh chim phải chao nghiêng. 
* Thủ pháp tương phản, đối lập: Thiên nhiên kĩ vĩ > Sự đối lập này đã tôn thêm vẻ đẹp cho cả hai. Hình ảnh cánh chim cũng chính là biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi, cô đơn, lạc lõng trước cuộc đời ảm đạm, không có được một niềm vui sống.
-Tâm trạng: 
+ “Lòng quê dợn dợn”-> Lòng thương nhớ quê hương bắt nguồn từ sóng nước “Tràng giang”. Thiên nhiên không chỉ là nơi gửi gắm nỗi buồn mà còn là nơi gửi nỗi lòng thương nhớ quê nhà. Yêu thiên nhiên cũng là biểu hiện của lòng yêu đất nước.
+ Câu thơ cuối vừa phủ định “Không khói hoàng hôn” cũng vừa khẳng định “cũng nhớ nhà”. 
* Xưa Thôi Hiệu (nhà Đường) phải có khói sóng trên sông để tỏ nỗi lòng (Nhật mộ hương quan hà xứ thị; Yên ba giang thượng sử nhân sầu”- Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai- Tản Đà dịch; còn Khương Hữu Dụng dịch sát hơn “Hoàng hôn về đó quê đâu tá, Khói sóng trên sông não dạ người”).
* Huy Cận- một nhà thơ mới chẳng càn đến khói sóng nhưng nỗi nhớ quê vẫn da diết, sâu đậm hơn.Nỗi nhớ nhà, nhớ quê như hoà với tình yêu sông núi. Hai câu thơ cuối nặng lòng thương nhớ quê hương-> tâm trạng của người dân mất nước.
[ Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ,bế tắc trước cuộc đời.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS Tổng kết 
- GV hướng dẫn HS phát hiện chủ đề 
- GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật 
GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
GV: Nội dung lớn của bài thơ nói lên điều gì ?
GV nhận xét, chốt ý.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
 - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại 
 - Nghệ thuật đối: khổ 1 
 - Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình: Nắng xuống ..chót vót 
 - Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm 
 2. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn qua đó bài thơ thể hiện niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu nước thiết tha .
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: GV cho HS chơi trò chơi “Ai là triệu phú” củng cố kiến thức.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động vận dụng
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: 
Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
 -Nội dung: Thí sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung của câu thơ. Về hình thức, câu thơ sử dụng phép đảo từ, đưa từ củi lên đầu câu thơ để nhấn mạnh hình ảnh. Sự phối hợp các từ củi, khô, lạc tạo nên hình ảnh gần gũi, đậm chất dân tộc và gợi tâm trạng. Về nội dung, câu thơ gợi hình ảnh cành củi khô nhỏ nhoi, vô nghĩa, cô đơn trôi bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sông nước dễ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: 
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Sưu tầm thêm một số bài thơ của Huy Cận trước cách mạng. Viết cảm nhận về các bài thơ đó.
-HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Sưu tầm qua sách, mạng internet. Viết cảm nhận ngắn gọn, cảm xúc chân thành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_22_bai_trang_giang_huy_can_nam_h.docx