Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 81, 82: Đây thôn vĩ

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 81, 82: Đây thôn vĩ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của HMT trong một mối tình xa xăm vô vọng.

- Thấy được tấm lòng thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống.

- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương-đất nước qua cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế.

- Qua đó cảm thông trước bi kịch cuộc đời của nhà thơ.

- Rèn luyện lối sống biết trân quý tuối trẻ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo

- Soạn giáo án.

- Bảng phụ

- Tranh ảnh về HMT.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài cũ, làm các bài tập giao về nhà.

- Đọc sách giáo khoa, soạn bài mới, đọc thêm các tư liệu về HMT.

 

docx 7 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 927Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 81, 82: Đây thôn vĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:23, 24
Tiết :81, 82
Văn bản
Ngày soạn: 12/02/2019
Ngày dạy: 19/02/2019
Lớp: 11A1
Giáo sinh: Nguyễn Thị Hồng Nhung
GVHCM: Lê Thị Ngọc Phượng 
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
	Hàn Mặc Tử
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Kiến thức
Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của HMT trong một mối tình xa xăm vô vọng.
Thấy được tấm lòng thiết tha của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống.
Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
Kĩ năng
Rèn kĩ năng đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.
Thái độ
Bồi dưỡng tình yêu quê hương-đất nước qua cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế.
 Qua đó cảm thông trước bi kịch cuộc đời của nhà thơ.
Rèn luyện lối sống biết trân quý tuối trẻ.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Chuẩn bị của giáo viên:
Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo
Soạn giáo án.
Bảng phụ
Tranh ảnh về HMT.
Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ, làm các bài tập giao về nhà.
Đọc sách giáo khoa, soạn bài mới, đọc thêm các tư liệu về HMT.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết giảng
Nêu vấn đề
 - Thảo luận nhóm
 - Hình ảnh trực quan sinh động
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp: ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
Câu 1: Cảm nhận của em về bức tranh cảnh sông nước mênh mông, buồn vắng qua khổ thơ 1?
Câu 2: Phân tích cảnh thiên nhiên kì vĩ và tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ qua khổ thơ cuối?
 Giới thiệu bài mới ( 1 phút)
Ai mua trăng tôi bán trăng cho/Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ -> những câu từ của một bài hát, mà trong bài hát đó nhắc đến ai các em? ->Hàn Mặc Tử. Và câu Ai mua trăng tôi bán trăng cho nằm trong bài thơ “trăng vàng trăng ngọc”-HMT -> Ai mua trăng tôi bán trăng cho/không bán đoàn viên, ước hẹn hò. Và Hàn Mặc Tử được mệnh danh là “chàng thi sĩ của đau thương”. Để hiểu hơn về chàng thi sĩ của đau thương ấy thì hôm nay cô trò chúng ta cũng đến với bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được bức tranh thiên nhiên, con người xứ Huế cũng nỗi niềm ẩn chứa bên trong của nhà thơ.
Giảng bài mới
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu tác giả và tác phẩm.
Gọi HS đọc tiểu dẫn.
Qua tiểu dẫn em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời HMT?
=>Nhận xét, chốt ý.
Giảng thêm 1 số nét tiêu biểu về HMT.
Bài thơ có xuất xứ từ đâu?
Bài thơ được gợi cảm hứng từ đâu?
=>Nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc văn bản
- Dựa vào sự tìm hiểu bài ở nhà thì bạn nào có thể chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính của bố cục mình đã chia?
Hoạt động 1:
Đọc tiểu dẫn
Dự kiến TLCH
- Nguyễn Trọng Trí, Hà Tĩnh->gd viên chức nghèo, 1936-1940 bệnh->mất trại trạ phong Quy Hòa.
-1938 in trong tập “ Thơ Điên”
- mối tình của HMT với một cô gái vốn ở Vĩ Dạ.
-chia bố cục
Tìm hiểu chung
Tác giả(1919-1940)
Nguyễn Trọng Trí.
Quê: Quy Nhơn
Xuất thân: gia đình viên chức nghèo.
Làm thơ từ năm 14-15 tuổi.
Thơ siêu thực tượng trưng.
Tác phẩm tiêu biểu: “Gái quê”, “Thơ Điên”, “Duyên kì ngộ”...
2. Tác phẩm
Xuất xứ
1938 in trong tập “ Thơ Điên” (Đau thương).
Hoàn cảnh sáng
Được gợi cảm hứng từ mối tình của HMT với một cô gái vốn ở Vĩ Dạ.
Bố cục
Khổ 1: Thôn Vĩ tươi sáng trong ánh bình minh.
Khổ 2: Cảnh sông nước trong đêm trăng huyền ảo.
Khổ 3: Hình ảnh khách đường xa trong sương khói mong lung.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
Thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên qua những hình ảnh nào?
-Câu thơ đầu tiên nhà thơ đã sử dụng BPNT nào?vậy theo em câu hỏi đó là của ai?
=>Nhận xét, chốt ý
-Em hình dung như thế nào về nắng mới lên?
-Gợi cho HS cảm nhận từ “xanh mướt”, “xanh như ngọc”=?Hỏi HS BPTT sử dụng trong câu thơ?.
-Em hiểu thế nào về khuôn mặt chữ điền?
-Giảng thêm về mặt chữ điền + liên hệ ca dao “Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng áo đen mặt ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung”
-Qua những gì cô trò chúng ta đã phân tích, em thấy thiên nhiên và con người xứ Huế ntn?
-Giảng+gợi cho HS nhớ về câu thơ “thuyền về nước lại sầu trăm ngả”-Tràng Giang (Huy Cận).
-Hình ảnh gió lối gió mấy đường mây gợi co em thấy điều gì?
-BPNT gì được sử dụng trong câu?
Giảng+liên hệ thơ: “Ai về dòng dứa qua truông?gió lây bông sậy bỏ buồn cho em”
Giảng:Trăng là thi liệu quen thuộc trong thơ xưa, thi nhân nhìn trăng để đàm âm, giãy bày tâm sự ví dụ trong ca dao trăng bao nhiêu tuổi trăng già, núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non hay vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn" (Tự tình II-HXH) và trăng xuất hiện trong thơ HMT đến 34 lần.....
-2 câu thơ sau xuất hiện hình ảnh thực nào?
-Tại sao phải là tối nay mà không phải là tối khác?
Giảng: chú ý từ “kịp”-> hiểu rõ được bệnh tình của mình->lo sợ trước tgian.
-Nhà thơ sử dụng BPNT nào trog câu thơ?
Giảng+liên hệ thơ : “anh đi đấy anh về đâu/cánh buồm nâu cánh buồm”->xa dẫn, mất dần trong không gian không thể níu kéo được.
-“ Áo em” ở đây là áo ai?
Giảng+liên hệ thơ +“dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
->trắng đến nhức mắt, tác động đến thị giác,ống quần vo sắn trên đầu gối/da thịt trời ơi trắng rợn người”
->trắng tác động đến cả cảm giác và rồi “áo em trắng quá nhìn không ra”->từ cảm giác đến ảo giác, từ thực ảnh đến ảo ảnh.
+Ở đây:trong căn phòng bệnh tật, đầy đau thương và ngoài kia là thế giới đầy mây, gió, sự sống-> “Họ đã xa rồi khôn níu lại/ người đi một nữa hồn tôi mất?một nữa hồn kia bỗng dại khờ. “sương khói mờ nhân ảnh” thực tế xứ Huế nắng nhiều->sương nhiều làm mờ cả hình bóng người->con người mờ nhạt dần->tách biệt với người bệnh đã làm cho hình bóng người giờ đây càng xa vắng->thiếu tình người.
-Chia nhóm thảo luận trong 5p câu thơ cuối “ai biết tình ai có đậm đà”.Qua câu thơ này cho em thấy suy nghĩ của nhà thơ về tình cảm thế nào?
=>Nhận xét, chốt ý.
-nắng, hàng cau,khu vườn,mặt chữ điền.
-câu hỏi tu từ. Của cô gái thôn Vĩ Dạ.
-nắng trong trẻo, tinh khôi.
-so sánh.
-phúc hậu.
-hài hòa với nhau.
Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau.
-lắng nghe
-sự chia lìa.
-nhân hóa
-Sông, trăng, thuyền.
-thời gian của thực tại.
-điệp từ “khách đường xa”.
- giai nhân-Kim Cúc.
-Đại diện nhóm trình bày.
Đọc hiểu văn bản
1. Khổ 1:thiên nhiên và con người thôn Vĩ.
Câu thơ đầu:
Câu hỏi tu từ “ sao anh không về chơi thôn Vĩ?”: 
+ thanh bằng->chất điệu ngọt ngào của Huế.
 +chủ thể: cô gái->lời trách móc nhẹ nhàng, hờn dỗi->nhắc nhở, mời mọc.
 tác giả: chất vấn, trách, nhắc.
3 câu tiếp theo: thiên nhiên thôn Vĩ.
- Cảnh: 
+ Vẻ đẹp của nắng
lặp từ “nắng”.
hàng cau.
nắng mới lên: trong trẻo, tinh khôi.
+Vẻ đẹp của màu xanh
“mướt”:mỡ màng non tơ-> trù phú/ ướt mướt của sương đêm.
“như ngọc”: lóng lanh, trong trẻo, tươi mát.
Đại từ phím chỉ “ai”-> bức tranh có hồn, có tình.
- Người:
+thấp thoáng hiện ra -> duyên dáng.
 +“ mặt chữ điền”-> phẩm chất phúc hậu.
Thiên nhiên và con người hài hòa với nhau.
2.Khổ 2. Cảnh sông nước trong đêm trăng huyền ảo.
2 câu đầu: tả thực cảnh sông nước mây trời xứ Huế.
 - Cảnh mây trời: gió, mây -> chia cách phi lí: tự nhiên
 hợp lí: tâm trạng
- Cảnh sông nước:
+ “dòng nước buồn thiu”: nhân hóa->nỗi lòng của thi nhân.
 + “hoa bắp lay” ->man mác buồn, lặng lẽ.
Khung cảnh vô sắc, vô hương, ảm đảm và chia lìa.
2 câu tiếp theo: cảnh sông nước trong đêm trăng huyền ảo.
Tìm đến trăng là để bám víu khi mà tất cả vận động rời bỏ->tri kỉ, tri âm.
“sông trăng”, “thuyền trăng” -> h/ả siêu thực
->hiện thân của cái đẹp, của cuộc đời trần thế và của thế giới mà tác giả muốn chiếm lĩnh, muốn tận hưởng.
Câu hỏi “có chở trăng về kịp tối nay” -> lo lắng thời gian.
Khắc khoải,lo âu trước thời gian.
3.Khổ 3: hình ảnh khách đường xa trong sương khói mong lung.
Điệp từ “khách đường xa” ->xa xôi, cách trở
 “trắng quá”: cực tả trắng đến mức độ tột cùng->hình ảnh->ảo ảnh.
“mờ nhân ảnh”->thiếu vắng tình người.
2 đại từ phím chỉ “Ai –ai” : 
+Cách 1: “Ai1” là tác giả, “ai2” là người xứ Huế àNhà thơ không biết tình người xứ Huế có đậm đà hay không
+Cách 2: “Ai1” là người xứ Huế, “ai2” là tác giảàngười xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ đối với cảnh Huế, người Huế hết sức thắm thiết, đậm đà.
Tâm trạng cô đơn, hoài nghi, tuyệt vọng.
Hoạt động 3
Hãy khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Tổng kết
1.Nội dung 
+Bức tranh phong cảnh thiên nhiên, con người, tình người xứ Huế
+Nỗi buồn sâu kín trong dự cảm hạnh phúc chia xa và lòng thiết tha với cuộc đời của nhà thơ.
2.Nghệ thuật
+Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, gợi hình.
+Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa
 +Các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, điệp từ, nhân hóa được sử dụng hiệu quả.
IV. CŨNG CỐ-DẶN DÒ
Củng cố
Đây là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao?.
Dặn dò
 Học bài, chuẩn bị bài “Bài viết số 05”.
 Cao Lãnh, ngày 12 tháng 02 năm 2019
Duyệt của GVHDCM 
 Lê Thị Ngọc Phượng
 Sinh viên thực tập
 Nguyễn Thị Hồng Nhung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_81_82_day_thon_vi.docx