Giáo án môn Ngữ văn 11 - Bình giảng văn học

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Bình giảng văn học

1. Khái niệm

Bình giảng cũng là một kiểu bài phân tích văn học nhưng là kiểu bài phân tích đặc biệt. Người viết cảm thụ văn chương riêng của mình, vừa phân tích giảng giải, vừa bình cái hay, cái đẹp của thơ văn để cho người đọc cùng tán thưởng về tư tưởng và nghệ thuật của một đoạn văn, đoạn thơ hay một tác phẩm trọn vẹn. Trong nhà trường, những đề văn bình giảng thường chỉ hướng về một đoạn thơ hay, một đoạn văn hay, một bài thơ ngắn đặc sắc. Thơ văn không hay, hoặc ít có giá trị tư tưởng nghệ thuật thì không thể bình giảng được. Đã có những đề văn bình giảng sau:

Bình giảng bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.

Bình giảng bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị.

Theo ý chúng tôi là, tuy không sai, nhưng với những bài dài như thế, nên đưa về phân tích văn học.

2. Phân biệt giữa phân tích văn học và bình giảng

- Phân tích tác phẩm văn học là từ sự phân tích đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật để làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm, hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, một khía cạnh của tác phẩm.

* Ví dụ:

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Bình giảng văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Bình Giảng Văn học
1. Khái niệm
Bình giảng cũng là một kiểu bài phân tích văn học nhưng là kiểu bài phân tích đặc biệt. Người viết cảm thụ văn chương riêng của mình, vừa phân tích giảng giải, vừa bình cái hay, cái đẹp của thơ văn để cho người đọc cùng tán thưởng về tư tưởng và nghệ thuật của một đoạn văn, đoạn thơ hay một tác phẩm trọn vẹn. Trong nhà trường, những đề văn bình giảng thường chỉ hướng về một đoạn thơ hay, một đoạn văn hay, một bài thơ ngắn đặc sắc. Thơ văn không hay, hoặc ít có giá trị tư tưởng nghệ thuật thì không thể bình giảng được. Đã có những đề văn bình giảng sau:
Bình giảng bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
Bình giảng bài thơ “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị.
Theo ý chúng tôi là, tuy không sai, nhưng với những bài dài như thế, nên đưa về phân tích văn học.
2. Phân biệt giữa phân tích văn học và bình giảng
- Phân tích tác phẩm văn học là từ sự phân tích đặc điểm tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật để làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm, hoặc làm sáng tỏ một vấn đề, một khía cạnh của tác phẩm.
* Ví dụ:
+ Phân tích bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng mục đích đi tới là làm sáng tỏ và đánh giá – giá trị của tác phẩm.
+ Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của truyện “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu – cái đích của bài văn là làm sáng tỏ một khía cạnh của tác phẩm.
+ Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ để cho thấy giá trị nhân đạo của truyện “Vợ chồng A Phủ” – cái đích đi tới là làm sáng tỏ một vấn đề của tác phẩm.
- Bình giảng là từ việc giảng và bình các chi tiết ngôn ngữ nghệ thuật, tư tưởng tình cảm chứa trong tác phẩm hay một phần của tác phẩm, làm rõ cái hay, cái đẹp của văn chương.
- Phân tích văn học và bình giảng đều phải sử dụng các thao tác sau: phân tích, giảng giải – trích dẫn, so sánh đối chiếu, liên tưởng mở rộng, bình, đánh giá. Tuy nhiên mức độ, sắc thái có chỗ hơi khác nhau.
+ Bình giảng: yếu tố bình phải sắc, đậm hơn.
+ Bình giảng: đòi hỏi người viết phải phân tích, giảng giải kỹ hơn, sâu hơn các chi tiết. Có những đề văn chỉ có hai câu thơ, nên người viết phải biết sử dụng các thao tác trên tinh thần “chẻ sợi tóc làm tư” mới có thể làm nên một bài văn 4,5 trang.
* Ví dụ:
Bình giảng hai câu thơ sau:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu,
Dây thép gai đâm nát trời chiều”.
(“Đất nước” - Nguyễn Đình Đinh Thi)
(Đề thi vào trường Đại học Luật năm 1997)
Để viết hay đề văn bình giảng này trong một thời gian nhất định khoảng 100-120 phút trong phòng thi căng thằng, hồi hộp đâu dễ?
+ Nói chung giọng văn, chất văn của hai kiểu bài phân tích văn học và
giảng phải lưu loát, uyển chuyển, mượt mà, giàu cảm xúc. Vốn dĩ câu thơ, câu văn trong đề bài bình giảng đưa ra đã hay, rất hay, rất đẹp, do đó người viết cũng phải diễn đạt bằng những lời văn, câu văn giàu hình ảnh, biểu cảm mới tương xứng.
Các tiêu chí trên đây chỉ là sự khu biệt tương đối. Các bài văn mẫu hiện nay, xét cho cùng, các bài bình giảng cũng không khác gì bài phân tích; đặc biệt chất văn, giọng văn chưa được “bay” thậm chí yếu tố bình (khen, chê) chưa có, chưa rõ.
Theo ý chúng tôi, dối với những bài ca dao ngắn, bài tứ tuyệt hoặc bát cú Đường luật thì phân tích hay bình giảng đều có thể viết giống nhau, tương tự nhau.
* Ví dụ:
+ Bình giảng bài ca dao “Bài ca chàng thợ mộc”
+ Bình giảng bài thơ “Mộ” (Chiều tối) của Hồ Chí Minh.
+ Phân tích bài thơ “Canh cá tràu” của Chế Lan Viên.
3. Phương pháp làm bài cụ thể:
- Cắt ngang để bình giảng từng chi tiết, từng bộ phận, từng phần một.
- Giảng trước, bình sau ở mỗi chi tiết, bộ phận, từng phần.
- Phải bám vào ngôn ngữ, hình ảnh để giảng. Và trên cơ sở đó để bình.
- Cần có kiến thức lý luận văn học và thuộc nhiều thơ văn để so sánh đối chiếu, liên tưởng mở rộng khi giảng và bình, không thể khen, chê một cách vu vơ, tuỳ tiện.
- Bố cục dàn ý một bài bình giảng cũng giống như bài phân tích văn học.
Minh họa về bình giảng
a/ “ Chúng ta đã nói đến sự tương xứng thắt chặt lại, là đối; nhưng phải nghĩ đến sự tương xứng mở rộng ra, nó là cái lẽ lớn chi phối cả thơ và các nghệ thuật khác.
Chính Phạm Thái đã có một câu thơ rất hay, khi nhìn phong cảnh đất Kim Sơn:
“Mành rủ liễu, tán dương tùng,
Trúc khua vách đá, lan lồng áo tiên”.
Câu lục bát chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn đều là một động tác, với một động từ trong lúc liễu rủ mành của nó xuống, thì tùng dương tán của nó lên, trong khi đó thì âm nhạc là: trúc khẽ chạm vào vách đá, khua, và các hoa lan trăm đoá nở ra, như đang lồng áo liên vào mình; đây không những là “trong thơ có tranh”, mà còn có cả vũ khúc, một điệu múa; tất cả là một sự tương xứng rất đẹp”. 
Xuân Diệu (“Sự tương xứng trong ngôn từ thơ”)
b/ Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc. Tố Hữu không những suy nghĩ qua âm nhạc, trong âm nhạc, mà anh còn suy nghĩ bằng âm nhạc nữa:
“Ai về Hưng Hóa
Ai xuống Khu Ba
Ai vào Khu Bốn
Đường ta đó, tự do cuồn cuộn
Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!...”
Phân tích theo cái lối hình thức, thì cả đoạn này, chỉ là những tên địa danh kèm theo ở đầu chữ Ai. Nhưng hãy đọc to lên, hãy để cho hồn thơ, nhạc điệu lôi cuốn ta đi, ta sẽ thấy rằng nhạc điệu ở đây đã tạo cho ta một tình cảm rất sâu: đó là lòng yêu đắm say đất nước, yêu như tát mãi không cạn, gọi mãi không cùng, yêu như muốn nêu tên lên mãi mà gọi, chỉ một cái tên thôi cũng đủ chấn động lòng rôi. Mỗi tiếng “Ai” kia nhu đào sâu thêm tình yêu đó.
Rất nhiều lúc tác giả dùng lối gọi tên như vậy: “Tháng Tám vùng lên Huế của ta - Quảng Phong ơi, Hương Thuỷ, Hương Trà”, “Chào những buồm nâu thuyền câu Diêm Phố! Nhớ nhau chăng, hỡi Hanh Cát, Hanh Cụ?” Cho cả đến những lần chỉ có tên là tên:
“Po Tào, Mường Khủa, Mường Thanh,
Mường La, Hát Lót, chân anh đã từng”.
Và lần nào tác giả cũng thành công - Chỉ vì sau cái nhạc điệu dân tộc, anh đã biết để một quả tim dân tộc, sau âm thanh là có cả tâm hồn.
Thơ là đi giữa Nhạc và ý. Rời vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ hô khan. Rời vào cái vực Nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.
“Ai đi Nam Bộ
Tiền Gaing, Hậu Giang
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh
Rực rỡ tên vàng
Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp
Việt Bắc Miền Nam, mồ ma giặc Pháp
Nơi chôn nhau cắt rốn của ta
Ai đi Nam Ngãi, Bình Phú, Khánh Hoà”
v.v
Trong sóng nhạc cuồn cuộn, những ý nổi lên, như đẩy nhạc đi, như giữ nhạc lại. Và chính là cái hơi nhạc đã thức dậy rồi lại phủ lên những ý này. Một đoạn thơ mà chỉ xem thôi thì không hiểu hết cái hay, pahỉ đọc nó lên, để cho tất cả khả năng của nó biểu hiện ra trong âm nhạc”.
Chế Lan Viên (Trích “Thơ Tố Hữu” – Nghĩ cạnh dòng thơ”)
c/ “ Nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu rất gần gũi với văn học dân gian. Ngôn ngữ Nguyễn Đình Chiểu trong văn thơ yêu nước cũng như trong “Lục Vân Tiên” là ngôn ngữ của quần chúng, chữ dùng rất táo bạo và đầy cảm xúc, có khi như còn nóng hồi hơi thở của cuộc sống và chất chứa bao nhiêu đau xót, buồn giận, mừng vui: Khi Vân Tiên chiến thắng trở về, cái đám Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, Quỳnh Trang và Thế Loan thật là ê trệ. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã nói rõ mỗi đứa ê trệ một cách. Riêng về Bùi Kiệm, ông viết:
“Còn ngươi Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chề bê mặt như sề thịt trâu”.
Thật chữ dùng khó mà táo bạo hơn và cũng khó mà đúng hơn. Những câu như thế nghe chưa quen thì có thể chưa thấy hay. Nhưng càng đọc lại càng thấy quý.
Hai câu: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xin tròn một tấm gương”. (“Ngư Tiều y thuật vấn đáp”)
Có chỗ tôi thấy chép là “đôi tròng mắt”. Có lẽ vì người ta sợ nói “tròng thịt” thì hình như không được thanh nhã. Nhưng chỉ đổi đi một chữ như vậy là cả cái phần đau xót, phần bướng bỉnh trong câu thơ đã mất đi quá nửa.
() Sự gắn bó sâu sa với quần chúng là điểm nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu đã tạo nên con người và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu. Và cũng chính quần chúng đã hiểu Nguyễn Đình Chiểu hơn ai hết, đã bảo vệ thơ Nguyễn Đình Chiểu cho đến ngày nay”.
Hoài Thanh ( Trích “Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam”)
II - Viết lời bình cho một tác phẩm văn học
Đã từ lâu, viết lời bình cho một tác phẩm văn học đã được nhiều tao nhân mặc khách sử dụng, để lại “trang hoa, tờ hoa” diễm lệ.
Người viết lời bình vốn am hiểu sâu sắc từ chương học, lịch lãm cuộc đời và văn chương, lại rất tài hoa. Tác phẩm văn chương có hay thì người ta mói viết lời bình. Những lời bình đặc sắc đã dệt gấm thêu hoa cho tác phẩm; cái hay của văn chương như được thăng hoa thấm sâu vào hồn người. Người viết lời bình qua sự thẩm bình của mình mà hướng dẫn người đọc đi sâu vào nơi sâu kín của tác phẩm để cảm nhận, thưởng thức yêu mến.
Phê bình hiện đại còn dàn tải, chưa đạt đến chỗ thâm hâu, tinh tế và linh diệu của văn chương. Những bài “giới thiệu sách” đăng tải trên báo, pjhần lớn nhạt nhẽo, vô vị vì mang tính chất rao hàng!
Những lời bình của một số nhà nho trong thế kỷ XIX về “Truyện Kiều”, lời bình của Mao Tôn Cương về “Tam quốc chí diễn nghĩa”, lời bình của Thánh Thán về Đường thi, về “Hồng lâu mộng”, vừa hay, vừa sâu sắc, đọc lên nghe rất thú vị.
Viết lời bình cũng là một kiểu bình giảng đặc biẹt. Người viết lời bình hay là viết ngắn mà thâu tóm được linh hồn áng văn thơ, khen chê cái hay, cái đẹp của tác phẩm trên những căn cứ thi pháp và quan điểm thẩm mỹ tiến bộ.
Trong bài “Một đôi điều tâm sự trên câu chuyện bình thơ” nhà văn Hoài Thanh viết:
“Làm thơ là một cách phát biểu ý kiến, Bình thơ cũng là một cách phát biểu ý kiến. Không phải chỉ là phát biểu về thơ, mà trước hết là phát biểu về những vấn đề tư tưởng tình cảm đang đặt ra trong cuộc sống ()
Người bình thơ không phải muốn nói gì thì nói, phải dựa vào thơ mà nói, không được mượn cớ bình thơ để nói những chuyện không có gì dính dáng với thơ. Cho nên trước hết là phải tìm hiểu bài thơ, tập thơ cho đúng. Tìm hiểu thơ, tìm hiểu người làm thơ, am hiểu hoàn cảnh ra đời của thơ. Bình thơ đòi hỏi phải có cảm xúc, có tình cảm nhưng là cảm xúc, tình cảm trên cơ sở một sự hiểu biết khoa học, không thể là một thứ cảm tính vu vơ. Điều này khhông dễ nhất là đối với thơ xưa”.
Cũng như kiểu bài Tóm tắt tác phẩm, Giới thiệu tác giả, kiểu bài Viết lời bình chưa đề cập đến, chưa được coi trọng thỏa đáng. Chúng tôi hy vọng rằng kiểu bài Viết lời bình không chỉ là hình thức tập dượt bình giảng mà còn được đưa vào bài tập ngắn thường xuyên trong quá trình giảng dạy và học tập.
Những lời bình - đọc tham khảo
“Vui buồn, tan hợp, mười mấy năm trời, trong cuốn văn tả ra như hệt, không khác gì một bức tranh vậy. Xem đến chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẫn gỡ chưa rồi, khúc đàn bạc mệnh gáy xong, mà oán hận vẫn còn chưa hả, thì dẫu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi nhưng lời văn tỏ ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là “Đoạn trường tân thanh” cũng phải.
Ta lúc nhàn đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tó Như Tử dụg tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có cái con mắt trong thấu cả 6 cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy, bèn vui mà viết bài tựa này”
(Tiên phong Mộng Liên Đường chủ nhân Bùi Kỷ dịch)
Tu thân
Thấy người hay thì cố mà bắt chước, thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi,
Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy, chính mình có điều dở, thì pahỉ cố mà trừ đi.
Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là cừu địch, hại ta vậy.
Cho nên người quaan tử trọng thầy, quý bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn Như thế dù muốn hay không cũng không đạt.
Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình; rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng da như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ xiềm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê Như thế thì dù muốn không dở cũng không được
(Tuân Tử)
* Lời bàn của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, đồng tác giả cuốn sách “Cổ học tinh hoa” rất nổi tiếng, xuất bản từ năm 1925:
“Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải xét mình lạicòn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen, chê phải, khen răn hay, thì phục, thì bắt chước: ai chiều lòng nịnh hot, thì tránh cho xa, coi như quân cừu địch. “Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khe minh”, có như thế, mình mới tu thân được”.
* Bình 2 câu thơ sau của Đỗ Phủ:
“Độc thư pá vạn quyển,
Hạ bút như hữu thần”.
(Đọc sách phá vạn quyển,
Hạ bút (viết) như có thần).
Có người hỏi: “Thơ đã không phải loại kinh điển, cần gì phải nêu cái thuyết “Đọc sách phá vạn quyển” của Thiếu Lăng? Vậy thì người đó không biết rằng ba chữ “phá” và “hữu thần” toàn là phép dạy người đọc sách làm văn đấy. Đó là “phá” quyển sách để tiếp thu lấy cái “thần” của nó, chứ không phải là hoàn toàn nhặt nhạnh cả cặn bã của nó vậy. Tằm ăn lá dâu nhưng nhả ra tơ chứ không phải nhả lá dâu. Ong hút nhuỵ hoa mà gây thành mật chứ không phải gây thành nhuỵ hoa. Đọc sách như ăn cơm vậy, kẻ “khéo ăn”, tinh thần xẽ lớn lê, kẻ “không khéo ăn” sinh ra đờm, bướu”.
Viên Mai (Đời Thanh) (“Tuỳ viên thi thoại”)
* “Thi hữu biệt tài, thi hữu biệt thú”
(Thơ có thể tài riêng, thơ có hứng thú riêng).
“Thơ có thể tài riêng không liên quan đến sách vậy. Thơ có hứng thú riêng, không liên quan tới lý vậy. Nhưng nếu không đọc sách nhiều, không suy nghĩ nhiều, thì thơ không thể đạt tới chỗ tuyệt đỉnh được. Vậy thì không bước vào con đường của cái lý, không rơi vào cái rọ của ngôn từ là hay nhất. Thơ là để ngâm vịnh tính tình. Những nhà thơ thời Tịh Đường Cchỉ sáng tác khi nào có hứng thú, không đẻ lại một gợn vết nào, tự như con linh dương trên rừng. Vì vậy chỗ thần diệu củ thở họ trong văt lung linh, không thẻ gom vào được, như âm thanh giữa tầng không, như thần sắc nơi hình tướng, như bóng trăng in đáy nước, như hình ảnh trong mặt gương, lời hết rồi mà ý vẫn vô cùng. Các nhà thơ gần đay chỉ thích kỳ lạ lập di, họ coi vắn tj là thơ, coi tài học là tơ, coi nghị luận là thơ. Có bài không phải là không hay, nhưng khác với thơ của cổ nhân lăm”.
Nghiêm Vũ (đời Tống) (“Thương Quang thi thoại”) 
* Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời,
Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy.
“Than ôi! Lấy quốc ngữ làm văn chương, thì ta chưa dám, nhưng lấy văn chương mà coi quốc ngữ , thì ta có phần tán thành.
Nước ta từ sau Hàn Thuyên, các tác gia mọc lên như rựng: Ôn Như Hầu làm thơ cổ, cận, khuôn mẫu ngang với Thiếu Lăng. Bằng Quận công đặt điệu cung từ, giọng ruồi không nhường Hán, Nguỵ, đến như văn của truyện khúc đến nay ta được thấy Hoa Tiên và Kim Vân Kiều.
Như vậy, nếu chỉ coi quốc ngữ là quốc ngữ, thì hai cuốn truyện này không có cũng được, nhưng nếu còn cần phải tiến lên tìm cách làm cho rõ thế nào là văn chương của ta, thì các bạn cùng yêu văn với ta nghĩ sao đây?
Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy”.
Cao Bá Quát (Trích “Bài tựa truyện Hoa Tiên”)
* Bình giảng văn học (đề thi thường chỉ yêu cầu bình giảng thơ): là giảng giải, đánh giá, bình phẩm về nghĩa lí, ý tứ của bài văn, lời văn, giúp cho người đọc cảm thụ và đánh giá tác phẩm văn học một cách toàn vẹn.
Bình giảng văn học chỉ khám phá những điểm nút, những từ ngữ chìa khoá, những thi nhãn, những mạch ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật.
Khi bình giảng, cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt.
Từ chỗ độc đáo đặc thù đó, tìm đến mạch lạc bên trong của bài thơ, bài văn, khám phá mối liên hệ không gian, thời gian, cách cảm nhận riêng của tác giả cũng như cấu tứ, bố cục của tác phẩm.
Khi bình giảng thơ, để hệ thống ý của bài văn được chặt chẽ, điều quan trọng nhất là phải hiện ra cấu trúc của đoạn thơ, bài thơ. Đối với các bài thơ, đoạn thơ có sử dụng hình thức lặp cấu trúc, liệt kê, điệp từ như Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì khi bình giảng, để tránh bài viết lặp lại một cách nhàm chán, tuyệt đối không được bình từng dòng, mà phải nhóm các chi tiết, hình ảnh thành một hệ thống, rồi mới giảng và bình về hệ thống ấy.
Chẳng hạn 9 dòng đầu của đoạn thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), có sự lặp đi, lặp lại của điệp khúc“Đất Nước đã có”, “Đất Nước có trong”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên”, “Đất Nước có từ” cho thấy nhà thơ trầm tư suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước (gồm các dòng 1,3,9), quá trình lớn lên (dòng 4) và phạm vi tồn tại của Đất Nước (dòng 2).
Vì vậy, khi bình giảng đoạn thơ này, cần chú ý nhóm các dòng thơ 1,3,9 thành một ý, dòng 4 là một ý và dòng 2 là một ý. Từ “ngày đó” là phép thế đại từ có ý nghĩa thay thế cho các dòng 5,6,7,8, nên để hiểu được ý nghĩa dòng thơ thứ 9, cần hiểu được các dòng thơ trước đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docKi nang lam van binh giang.doc