A. Mục tiêu bài học
Qua giờ giảng, nhằm giúp học sinh:
Củng cố vững chắc những kiến thức và kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Thấy rõ được người làm văn tự sự sẽ khó có thể miêu tả và biểu cảm thành công nếu không chú trọng đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng, từ đó có ý thức rèn luyện để nâng cao năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung, quan sát, liên tưởng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự.
B. Phương tiện thực hiện
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10
- SGK, SGV
- Thiết kế giáo án và tài liệu tham khảo khác.
Tiết 24. Làm văn MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp giảng: 10B1 Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua giờ giảng, nhằm giúp học sinh: Củng cố vững chắc những kiến thức và kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Thấy rõ được người làm văn tự sự sẽ khó có thể miêu tả và biểu cảm thành công nếu không chú trọng đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng, từ đó có ý thức rèn luyện để nâng cao năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung, quan sát, liên tưởng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự. B. Phương tiện thực hiện - Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 10 - SGK, SGV - Thiết kế giáo án và tài liệu tham khảo khác. C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ giảng theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. KTBC 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thày và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là miêu tả? HS: dùng chi tiết hình anh, giúp người đọc, người nghe hình dung ra được đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho đối tượng như hiện ra trước mắt. GV: thế nào là biểu cảm? HS: trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với một đối tượng nào đó. GV: lấy đoạn văn miêu tả ngoại hình của Chí Phèo: GV: theo em có gì giống và khác nhau? HS: - giống nhau: cách thức tiến hành - khác nhau: mục đích GV: người ta căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? HS trả lời GV chốt lại GV: gọi HS đọc đoạn văn. Tìm những yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn? HS: tìm và đưa ra các chi tiết cụ thể GV: vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm đó? HS: - yếu tố miêu tả: mang lại không gian yên tĩnh, chỉ nghe tiếng cỏ, tiếng suối, tiếng côn trùng, chỉ có 2 người - yếu tố biểu cảm: nổi rõ vẻ bâng khuâng, xao xuyến của chàng trai trước cô chủ, nhưng anh ta vẫn giữ được mình. -> tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của nhân vật và lòng người. GV: Chọn điền từ (quan sát, liên tưởng, tưởng tượng) vào ô trống? HS: a. Liên tưởng b. Quan sát c. Tưởng tượng GV: cho HS đọc lại toàn bộ các khái niệm. GV: ta cần phải làm gì để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự? HS trả lời GV chốt lại GV: đoạn I.4 - Phải quan sát để nhận ra trong đêm tiếng suối nghe rõ hơn - Tưởng tượng: cô bé nom như một chú mục đồng. - Liên tưởng: cuộc hình thành thầm lặng. GV: đó là những căn cứ nào? HS: trả lời GV ghi bảng (chọn lọc) GV yêu cầu HS đọc SGK GV: hướng dẫn HS làm dựa vào kiến thức lí thuyết vừa học. GV: Hs về nàh viết I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự 1. Khái niệm a. Miêu tả b. Biểu cảm c. Bài tập 2. Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự và miêu tả - biểu cảm trong văn miêu tả và biểu cảm. - Miêu tả: + Giống: cách thức tiến hành + Khác: miêu tả trong tự sự thì không có chi tiết cụ thể mà chỉ là miêu tả khái quát sự vật, sự việc nhằm tào ra sức hấp dẫn. - Biểu cảm: + Giống: cách thức + Khác: trong văn tự sự nó chỉ là cảm xúc xen vào trước những sự việc chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm với người tiếp nhận 3. Căn cứ đánh giá hiệu quả. - Căn cứ vào sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ của truyện - Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả. 4. Luyện tập II. Quan sát, liên tưởng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. 1. Khái niệm 2. Cách thức để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự. - Phải quan sát: nhận ra đối tượng miêu tả - Phải liên tưởng, tưởng tượng để có cảm xúc 3. Những căn cứ để nảy sinh yếu tố biểu cảm. - Quan sát chăm chú, kĩ càng, tinh tế. - Sự vận động liên tưởng, tưởng tượng và hồi ức. - Những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc đang lay động trái tim người kể. III. Ghi nhớ IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 2. Bài tập 2 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Chuẩn bị bài tiếp theo
Tài liệu đính kèm: