Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát về văn học dân gian

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát về văn học dân gian

A. Mục tiêu bài dạy:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu và ghi nhớ những đặc trưng cơ bản của VHDG.

 - Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG.

 - Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG Việt Nam.

B. Phương tiện dạy học:

 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng.

 C. Phương pháp giảng dạy:

 - Giáo viên kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm.

 D.Tiến trình bài dạy:

1.Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Em hãy so sánh điểm khác nhau giữa VHDG và văn học viết?

 3.Giới thiệu bài mới:

 Văn học dân gian là một bộ phận tạo thành nền văn học Việt Nam. Vì vậy tìm hiểu văn học dân gian là việc cần thiết để giúp chúng ta nắm được cội nguồn của văn học Việt Nam.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Khái quát về văn học dân gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiết 4 (Đọc văn) KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN
Mục tiêu bài dạy:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu và ghi nhớ những đặc trưng cơ bản của VHDG.
 - Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG.
 - Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG Việt Nam.
Phương tiện dạy học:
 - SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
 C. Phương pháp giảng dạy:
 - Giáo viên kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, vấn đáp, thảo luận nhóm. 
 D.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Em hãy so sánh điểm khác nhau giữa VHDG và văn học viết?
	3.Giới thiệu bài mới:
 Văn học dân gian là một bộ phận tạo thành nền văn học Việt Nam. Vì vậy tìm hiểu văn học dân gian là việc cần thiết để giúp chúng ta nắm được cội nguồn của văn học Việt Nam.
 4. Bài mới:
Hoạt động của GV(1)
Hoạt động của HS(2)
Nội dung cần đạt(3)
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn học dân gian.
- Em hiểu thế nào là VHDG?
 - Tại sao VHDG là nghệ thuật ngôn từ?
- VHDG được lưu hành bằng con đường nào? GV định hướng
- HS làm việc với SGK, dựa vào kiến thức đã học nêu khái niệm VHDG.
- Cho ví dụ các tác phẩm VHDG.
 I. Khái niệm văn học dân gian.
 - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
 - Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
 - VHDG ra đời có mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống côịng đồng. 
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của VHDG.
 Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của tác phẩm VHDG?
- HS đọc hiểu phần I SGK.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
 - HS chia nhóm, trao đổi, phát biểu .
I- Đặc trưng cơ bản của VHDG: 
 1. VHDG là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
 - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ 
- VHDG tồn tại và phát triển bằng con đường truyền miệng.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể(tính tập thể).
- Ban đầu do một người sáng tác;
- Trong quá trình lưu truyền bằng con đường truyền miệng, tác phẩm VHDG được chỉnh lý, bổ sung để hoàn thiện và trở thành tài sản chung của tập thể.
3. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành).
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thống thể loại VHDG.
Cho HS lần lượt đọc phần II SGK, hướng dẫn các em tìm hiểu từng thể loại cụ thể. 
HS đọc, ghi nhớ từng thể loại, nêu ví dụ cụ thể để minh hoạ cho các thể loại đó.
 II. Hệ thống thể loại của VHDG.
 1. Thần thoại. 
 2. Sử thi. 
 3. Truyền thuyết. 
 4. Cổ tích. 
 5. Ngụ ngôn. 
 6. Truyện cười. 
 7. Tục ngữ.
 8. Câu đố.
 9. Ca dao.
 10. Vè.
 11. Truyện thơ.
 12. Chèo. 
HĐ4: Hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG .
GV nêu vấn đề:
 + Tại sao nói VHDG là kho tri thức?
 + Tính giáo dục của VHDG được thể hiện ntn?
 + Gía trị thẩm mĩ của VHDG thể hiện ntn?
- HS đọc phần III ở SGK.
 HS trao đổi, thảo luận những vấn đề được nêu ở câu hỏi trong SGK.
III. Những giá trị cơ bản của VHDG
 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- Tri thức trong VHDG thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con người.
 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người.
- VHDG giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan.
- VHDG góp phần hình thành phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
 3. VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. 
 5. Củng cố:
 HS cần ghi nhớ:
 - Khái niệm VHDG.
 - Các đặc trưng cơ bản của VHDG.
 - Các thể loại của VHDG .
 - Giá trị của VHDG.
 6.Dặn dò:
 - HS làm bài tập trang 14 SGK, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
 7. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docKhai quat van hoc dan gian Viet Nam.doc