Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 49, 50: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 49, 50: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Tuần: 13

Tiết: 49,50

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

I - MỤC TIÊU :

 Giúp HS

 - Nhận biết thể loại trong văn học

- Hiểu dược những nét chung nhất về đặc điểm của các thể loại văn học thơ, truyện.

-Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn .

II- CHUẨN BỊ

-GV : SGV, bảng phụ .

- HS : SGK , bảng phụ

 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra: Phân tích cảnh chuẩn bị đám tang và cảnh đưa đám trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ?

3.Bài mới:

 Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn hình thức tổ chức của tác phẩm. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại thông dụng nhất đó là thơ và truyện.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1669Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 49, 50: Một số thể loại văn học: thơ, truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết: 49,50	
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
I - MỤC TIÊU :
	 Giúp HS
	- Nhận biết thể loại trong văn học 
- Hiểu dược những nét chung nhất về đặc điểm của các thể loại văn học thơ, truyện.
-Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn .
II- CHUẨN BỊ 
-GV : SGV, bảng phụ .
- HS : SGK , bảng phụ 
 - Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra: Phân tích cảnh chuẩn bị đám tang và cảnh đưa đám trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ?
3.Bài mới: 
 Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn hình thức tổ chức của tác phẩm. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại thông dụng nhất đó là thơ và truyện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu chung về loại và thể
*GV nêu câu hỏi : Hãy đọc phần đầu sgk và cho biết loại và thể khác nhau như thế nào?Có mấy cách phân chia loại thể văn học?
*GV mở rộng ý nói về các cách phân loại văn học: các thể loại trữ tình ;ca dao ,thơ ,vèCác thể loại tự sự ; tiểu thuyết , truyện phóng sự ,tùy bútCác thể loại kịch ;bi kịch, hài kịch , rối, kịch múa Ngoài ra còn có loại khác như nghị luận.
HĐ2. Tìm hiểu về thể loại thơ * GV giảng nhanh định nghĩa về thơ và cách phân loại thơ	
- Phân loại theo nội dung biểu hiện và cách thức tổ chức bài thơ :thơ lục bát , thơ thất ngôn 
-Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, trào phúng.
-Phân loại theo cách thức tổ chức bài thơ có thơ cách luật thơ tự do.
* GV hỏi :Hãy kể tên một số bài thơ mà em biết, đọc thử một bài thơ?Khi đọc thơ cần chú ý điều gì ?
*GV giảng ý : Khi đọc cần biết bài thơ của tác giả nào, năm xuất bản, những thông tin khác liên quan đến tác phẩm.
HĐ3. Tìm hiểu về thể loại truyện 
*GV nêu ý hỏi : Truyện khác thơ như thế nào? truyện có đặc điểm gì? Hãy nêu các thể loại truyện mà em biết?
*GV giảng ý : cốt truyện gồm có :nhân vật , sự kiện và tình tiết. TRong truyện tình huống truyện có vai trò làm cho truyện thêm hấp dẫn ..
* GV hỏi thêm các truyện ; truyện Kiều, Lục Vân Tiên , Hai đứa trẻ , số đỏ thuộc loại truyện gì ?
* Ngoài những yêu cầu cơ bản như đọc thơ , đọc hiểu truyện cần có những yêu cầu riêng nào? Nêu và phân tích một vài ví dụ ?
* Định hướng cho hs quan sát lại phần đọc hiểu một tác phẩm tr “Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân 
HĐ 4: Tổng kết bài học 
* GV gọi hs đọc phần ghi nhớ 
* Hướng dẫn hs làm bài tập LT 
* GV củng cố ghi lại các ý chính 
-HS đọc sgk và trả lời 
 +Loại là phương thức tồn tại chung là loại hình, là chủng loại .Tác phẩm văn học gồm 3 loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch.
+Thể là hiện thực hóa của loại
- HS nêu khái niệm về thơ theo ý sgk
-HS nhận xét về ngôn ngữ của thơ , đặc điểm của thơ 
-HS: đọc một số bài thơ và trả lời câu hỏi .
+Đọc hiểu đúng và rung cảm với những lời hay ý đẹp của bài thơ.
+Đặc điểm nội dung bài thơ.
+Từ ngữ hình ảnh hấp dẫn.
-HS: Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó ,qua hành vi, sự kiện được miêu tả và kể trong tác phẩm .
+Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật, tình huống mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian.
+ Ngôn ngữ truyện có lời người kể truyện, lời nhân vật.
-HS: Truyện trong sáng tác dân gian: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn
Văn học viết hiện đại: truyện ngắn, tiểu thuyết
-HS thảo luận trả lời: 
+ Đọc kĩ nhiều lần 
+ Nắm vững cốt truyện , phân tích được cốt tr ..
+ Phân tích các nhân vật , phân tích tình huống truyện 
+ Phân tích giá trị nghệ thuật : kết cấu , lời văn, cách xd nhân vật, biện pháp tu từ 
 + Đánh giá chung toàn truyện :Giá trị ,hạn chế. 
- HS đọc phần ghi nhớ sgk
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS tìm ý làm bài 
+Truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” là loại truyện không có cốt truyện rõ ràng. 
+Các nhân vật: Liên, An, chị Tí, bác phở Siêuđều được khắc họa theo lối riêng nhằm làm nổi bật hai ý nghĩa: cuộc sống vô vị nhàm chán, ước mơ thay đổi cuộc đời.
+Lời kể chuyện nhẹ nhàng giọng tâm tình.
vTÌM HIỂU CHUNG VỀ LOẠI VÀ THỂ
-Loại là phương thức tồn tại chung
-Thể là sự phân nhỏ của loại 
- Tác phẩm văn học gồm 3 loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch.
I.THƠ 
1. Khái lược về thơ 
- Thơ là một thể loại văn học ra đời rất sớm ,có phạm vi phổ biến sâu rộng .
- Thơ là tiếng nói tình cảm của con người ,thơ thể hiện những rung động của trái tim trước cuộc đời “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”
- Ngôn ngữ thơ cô đọng ,hàm xúc , giàu hình ảnh, nhạc điệu .
- Thơ có sự phân dòng , ngắt nhịp ,hiệp vần 
- Thơ có nhiều loại :thơ tự sự, trào phúng , thơ cách luật, thơ văn xuôi
2.Yêu cầu về đọc thơ 
-Nắm xuất xứ bài thơ : tên bài thơ, tập thơ , tác giả, hoàn cảnh sáng tác , năm xuất bản 
- Đồng cảm với nhà thơ dùng liên tưởng , tưởng tượng để cảm nhận cái hay , cái đẹp của bài thơ 
-Đánh giá khái quát đặc điểm nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đánh giá tài năng của tác giả.
II. TRUYỆN
1.Khái lược về truyện 
-Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó.
-Truyện có đặc điểm 
 +Tính khái quát.
 + Có cốt truyện,
 + Có hệ thống các nhân vật
- Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau : lời kể , lời nhân vật, lời đối thoại , độc thoại ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống .
-Truyện có nhiều loại 
+ VHDG : thần thoại ,cổ tích, ngụ ngôn , truyện cười ..
+VHTĐ : truyện viết bằng chữ hán, truyện thơ Nôm 
+VHHĐ : truyện ngắn , vừa, dài
2.Yêu cầu về đọc truyện 
-Đọc truyện cần tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác. Để có cơ sở hiểu đúng nội dung cốt truyện và ý nghĩa của truyện .
- Phải nhớ cốt truyện và các tình huống chính.
-Phân tích các nhân vật , mối quan hệ giữa các nhân vật , giữa nhân vật và hoàn cảnh xung quanh , phải nắm được bản chất của nhân vật ( nội tâm nhân vật )
-Cần xác định được các giá trị : nhận thức ,giáo dục , thẩm mĩ của truyện 
ùGHI NHỚ 
ù LUYỆN TẬP 
 Bài tập 1
a. Nghệ thuật tả cảnh : chọn điểm nhìn từ gần đến xa rồi trở lại gần , lấy động tả tĩnh.
b. Nghệ thuật tả tình: lấy cảnh tả tình ;qua cảnh thu tình yêu thiên thiên, quê hương, đất nước .
c.Ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc , ngôn ngữ trong sáng giản dị, dân dã.
Bài tập 2
-Cốt truyện : đơn giản , ít sự kiện ,truyện tâm tình không có cốt tr .
-Nhân vật :maays đứa trẻ, hai chị em Liên , chị Tí ,bác Siêu, bác Xẩm 
-Lời kể : Lúc ở bên ngoài, lúc nhập vào nhân vật , giọng thủ thỉ như tâm sự .
4.Củng cố
-Nắm vững đặc điểm của thơ và truyện.
-Yêu cầu về đọc thơ, truyện là gì ?
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài “ Chí Phèo” 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI44.doc