Giáo án Hóa học 11 - Tiết 42 - Bài 29: Enken (olefin)

Giáo án Hóa học 11 - Tiết 42 - Bài 29: Enken (olefin)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

Biết được :

 Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.

 Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.

 Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.

 Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.

2. Kĩ năng:

 Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.

 Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).

→ Trọng tâm:

 Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken.

 Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp.

3. Năng lực và phẩm chất

 Học sinh phát triển một số năng lực sau khi học xong bài:

- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc chuẩn bị nội dung bài trước khi đến lớp cụ thể: Tìm hiểu đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế anken

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc tìm hiểu của từng cá nhân về: Tìm hiểu đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế anken (4 nhóm tại nhà), thảo luận nội dung đã chuẩn bị. Nhận xét chéo và trả lời câu hỏi trong các hoạt động của bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc giải quyết tình huống anken

- Năng lực tính toán: Học sinh rèn luyện khả năng làm bài tập vận dụng về nhôm.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nhận biết anken trong chất thải công nghiệp. Đề xuất biện pháp xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm.

 Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ: Hs có sự tích cực liên hệ giữa các kiến thức đã học, có sự tư duy về tính chất giữa nhôm và kim loại khác.

 

docx 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Tiết 42 - Bài 29: Enken (olefin)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng
B5............................
GIÁO ÁN SOẠN CÔNG PHU ĐẦY ĐỦ CHI TIẾN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. ĐẦY ĐỦ CHO CẢ 3 KHỐI 10,11,12. CÓ CÁC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ, MA TRẬN ĐẦY ĐỦ. AI CÓ NHU CẦU LIÊN HỆ ĐT: 0358460510
500k/ 1 BỘ. MUA BA BỘ GIẢM GIÁ SÂU.
Chương 6:
HIĐROCACBON KHÔNG NO
Tiết 42. Bài 29
ENKEN (OLEFIN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
Biết được :
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. 
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. 
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
→ Trọng tâm:
- Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp. 
3. Năng lực và phẩm chất
 Học sinh phát triển một số năng lực sau khi học xong bài:
- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc chuẩn bị nội dung bài trước khi đến lớp cụ thể: Tìm hiểu đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế anken
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc tìm hiểu của từng cá nhân về: Tìm hiểu đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế anken (4 nhóm tại nhà), thảo luận nội dung đã chuẩn bị. Nhận xét chéo và trả lời câu hỏi trong các hoạt động của bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc giải quyết tình huống anken
- Năng lực tính toán: Học sinh rèn luyện khả năng làm bài tập vận dụng về nhôm.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nhận biết anken trong chất thải công nghiệp. Đề xuất biện pháp xử lý chất thải trong phòng thí nghiệm.
 Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ: Hs có sự tích cực liên hệ giữa các kiến thức đã học, có sự tư duy về tính chất giữa nhôm và kim loại khác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, giá đỡ. Khí etylen, dung dịch brôm, dd thuốc tím.
2. Học sinh: Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
2. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động ( 2 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Giới thiệu cho HS biết H-C không no là gì?
từ đó yêu cầu học sinh đưa ra kết luận và phân loại.
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* H-C không no là H-C trong phân tử có chứa liên kết đôi hoặc liên kết ba hoặc chứa cả 2 loại liên kết trên.
* Phân loại:
+ Anken là H-C không no có chứa 1 liên kết đôi trong phân tử.
+ Ankađien là H-C không no có chứa 2lk đôi.
+ Ankin là H-C không no có 1 lk 3.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức 
B. Hình thành kiến thức: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng. (35 phút)
a. Mục tiêu: Nắm được:
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
GV: Viết công thức phân tử của etilen và các đồng đẳng của nó? Từ dãy các chất đó, nêu công thức chung của dãy đồng đẳng này?
GV: HS viết CTCT của phân tử C4H8?
HS: Viết CTCT.
GV: Điều kiện để có đồng phân là phải có các nhóm thế khác nhau trong phân tử? nêu đồng phân cis và đồng phân trans? Từ đó HS xác định trong các CTCT của C4H8 chất nào có đồng phân hình học và viết từng loại đồng phân trên.
GV: Nêu cách gọi tên anken theo tên thông thường, yêu cầu HS gọi tên 3 anken đầu tiên của dãy anken.
HS: Trả lời 
CH2=CH2: etilen
CH2=CH-CH3: propilen.
GV: Hướng dẫn HS cách gọi tên anken theo tên thay thế? Cách đánh số vị trí của C trong mạch như thế nào? Từ đó HS gọi tên các anken có CTCT từ C4H8 
GV: Viết CTCT của chất có tên: 
3-metylpent-2-en ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chát vật lí
GV: Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí của anken?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học
GV: Viết phản ứng cộng của propen với Cl2, H2, HCl? Gọi tên các sản phẩm thu được?
GV: Bổ sung thêm về cách nhận biết anken với ankan dựa vào brom.
GV: Khi phản ứng với HCl thì propen tạo ra 2 sản phẩm chính, dựa vào 2 sản phẩm. Yêu cầu HS nhận xét về khả năng cộng của HX.
GV: Phát biểu quy tắc cộng Maccopnhicop? Và diễn giải thêm cho HS hiểu
GV: Nêu khái niệm về phản ứng trùng hợp? Viết phản ứng khi trùng hợp etilen, nêu cách gọi tên và 1 số khái niệm cho HS biết.
HS: Viết phản ứng trùng hợp propen.
GV: Giới thiệu về phản ứng oxihóa hoàn toàn khi tác dụng với oxi, yêu cầu HS viết PTTQ của nó?
HS: Viết PTTQ.
HS: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử xảy ra khi cho etilen vào dd KMnO4?
GV: Viết phản ứng tách nước của ancol etylic
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phươg pháp điều chế.
GV: Viết PTHH điều chế anken trong công nghiệp.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về ứng dụng.
GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK, nêu các ứng dụng của anken?
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
I Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng anken: (olefin)
* C2H4, C3H6, C4H8...lập thành dãy đồng đẳng anken .
* Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi hay diolefin.
* Công thức chung : CnH2n với n ≥ 2.
2. Đồng phân: 
a. Đồng phân cấu tạo: Bắt dầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken.
Ví dụ: C4H8 có các đồng phân cấu tạo:
(1) CH2=CH-CH2-CH3.
(2) CH3-CH=CH-CH3.
(3) CH3-C(CH3)=CH2.
b. Đồng phân hình học:
* Điều kiện để có đồng phân hình học là a ≠ b và c ≠ d.
* Đồng phân hình học có mạch chính nằm cùng một phía của liên kết đôi gọi là cis, ngược lại gọi là trans.
Vd : But-2-en có 2 đồng phân hình học là cis but-2-en và trans but-2-en.
3. Danh pháp:
a. Tên thông thường: Giống ankan, thay đuôi an bằng ilen.
VD: CH2=CH2: etilen
CH2=CH-CH3: propilen.
Một số ít anken có tên thông thường.
b. Tên thay thế: Giống ankan, thay đuôi an bằng en. (tham khảo bảng 6.1)
* Từ C4H8 trở đi có đồng phân nên có thêm số chỉ vị trí nối đôi trước en.
VD: 
CH2=CH-CH(CH3)2: 3-metylbut-1-en.
 * Đánh số ưu tiên vị trí nhóm chức.
II. Tính chất vật lí:
Tương tự ankan , tham khảo bảng 6.1.
III. Tính chất hóa học:
Đặc trưng là phản ứng cộng để tạo hợp chất no.
1. Phản ứng cộng:
a. Cộng H2: xúc tác Ni, t0.
CH3- CH=CH2 + H2 
 CH3- CH2 -CH3.
b. Cộng Halogen:
CH3 – CH=CH2 + Br2 
 CH3 – CHBr– CH2– Br	 (1,2-đibrôm protan)
c. Cộng HX: (X là OH, Cl, Br...)
* Với hợp chất ≥ 3C cộng HX tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop .
"Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H+) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X-) cộng vào C bậc cao hơn (có ít H hơn)".
2. Phản ứng trùng hợp:
 (thuộc loại phản ứng polime hóa) là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn (polime).
- Chất phản ứng : monome.
- Sản phẩm : polime.
- n : hệ số trùng hợp.
VD: nCH2 =CH2 [-CH2 – CH2 -]n
 Etilen 	Polietilen (PE)
3. Phản ứng oxi hóa:
* OXH hoàn toàn: (cháy)
CnH2n + O2 nCO2 +	nH2O 
* OXH không hoàn toàn : làm nhạt màu dd KMnO4 dùng nhận biết.
3CH2→CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH. 
IV. Điều chế:
1. Trong PTN:
Tách nước từ ancol etylic:
CH3–CH2–OH CH2=CH2 + H2O
2. Trong CN:
Các anken được điều chế từ phản ứng tách H2 của ankan tương ứng.
CH3-CH2-CH3 CH3-CH=CH2 + H2
CnH2n + 2 CnH2n + H2.
V. Ứng dụng:
- Làm nguyên liệu. Tổng hợp PE, PP, PVC...làm ống nhựa, keo dán ...
- Làm dung môi, nguyên liệu cho CN hóa chất.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức 
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
a. Mục đích
Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết câu hỏi liên quan đến thực tiễn về anken.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Câu 1: Công thức tổng quát của anken là:
A. CnH2n( n 2)	B. CnH2n-2 ( n 2)	
C. CnH2n + 2 ( n>1)	D. Kết quả khác
Câu 2: Công thức phân tử nào phù hợp với penten?
A. C5H8	B. C5H10	
C. C5H12	D. C3H6
Câu 3: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken:
A. 3 B. 4	C. 2 D. 5
Câu 4: Cho CTCT (CH3)2CH- CH2- CH = CH2 .Tên gọi của chất trên là:
A. 4-metyl pent-1-en B. 1,1- dimetyl but-3-en
C. 4,4- dimetyl but-1-en D. 2-metyl but-4-en
Câu 5: Để phân biệt etilen và etan ta có thể dùng :
A. dd Brom	B. dd KMnO4	
C. AgNO3/ NH3	D. A và B đều được
Câu 6: Hợp chất
CH3 –CH2-C(CH3)2 - CH2-CH=CH2 có tên theo IUPAC là
A. 2-đimetylpent-4-en B. 2,2-đimetylpent-4-en
C. 4,4-đimetylpent-1-en D. 4,4-đimetylhex-1-en
Câu 104: Cho 2,8 g anken X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 8 g brom . CTPT của anken X là:
A. C5H10	B. C2H4	
C. C4H8	D. C3H6
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức 
D. Vận dụng, mở rộng ( 3 phút)
a. Mục đích
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học về anken để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 	
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 Đốt cháy hoàn toàn 2 hidrocacbon là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 6,43 g H2O và 9,8 g CO2 . CTPT 2 H-C là
A. CH4 và C2H6 C. C2H4 và C3H6 
B. C2H6 và C3H8 D.C2H2 và C3H4
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS về nhà làm
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức 
Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: Các em về nhà ôn lí thuyết, làm bài tập và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_11_tiet_42_bai_29_enken_olefin.docx