Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Nước là chất (1) . rất yếu. Ở nhiệt độ thường, cứ 555 triệu phân tử nước thì chỉ có một phân tử phân li ra ion.

- Môi trường (2) . là môi trường có

- Môi trường (3) là môi trường có

- Môi trường (4) là môi trường có

- Có thể đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch bằng nồng độ H+. Nhưng dung dịch thường dùng có nồng độ H+ nhỏ. Nên người ta dùng giá trị pH, mối liên hệ giữa pH và nồng độ H+ là (5) Có nghĩa nếu

 

doc 2 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Hóa học Lớp 11 - Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3: 	SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ	
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Nước là chất (1). rất yếu. Ở nhiệt độ thường, cứ 555 triệu phân tử nước thì chỉ có một phân tử phân li ra ion.
- Môi trường (2).. là môi trường có 
- Môi trường (3) là môi trường có 
- Môi trường (4) là môi trường có 
- Có thể đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch bằng nồng độ H+. Nhưng dung dịch thường dùng có nồng độ H+ nhỏ. Nên người ta dùng giá trị pH, mối liên hệ giữa pH và nồng độ H+ là (5) Có nghĩa nếu 
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu trong bảng sau:
DUNG DỊCH 
Axit
Bazơ
Trung tính
Câu 3: Xác định pH của dung dịch trong các trường hợp sau:
a. Dung dịch HCl 0,01M.
b. Dung dịch H2SO4 0,0005M.
c. Dung dịch NaOH 0,001M.
d. Dung dịch Ba(OH)2 0,005M.
e. Dung dịch HCl 0,15M.
g. Dung dịch KOH 0,25M.
Câu 4:
a. Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 0,01M với 100 ml dung dịch HCl 0,03M, thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
b. Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có giá trị pH bằng bao nhiêu? 
c. Trộn 100 ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l), thu được 200 ml dung dịch có pH=12. Tính giá trị của a.
d. Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,25M và Ba(OH)2 0,15M, dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,5M và HNO3 0,2M. Trộn V lít dung dịch X  với V’ lít dung dịch Y, thu được dung dịch Z có pH =3. Tính tỉ lệ V/V’.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Trắc nghiệm lý thuyết
● Mức độ nhận biết
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CuSO4.	B. KOH.	C. H2O.	D. HCl.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây có nồng độ H+ lớn hơn 10-7?
A. Na2SO4.	B. KOH.	C. Ba(OH)2.	D. HCl.
Câu 3: Dung dịch nào sau đây có nồng độ H+ nhỏ hơn 10-7?
A. Na2SO4.	B. KOH.	C. HNO3.	D. HCl.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây có nồng độ H+ bằng 10-7?
A. NaCl.	B. KOH.	C. HNO3.	D. HCl.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. KCl.	B. H2SO4.	C. Ca(OH)2.	D. HCl.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. KCl.	B. Na2SO4.	C. Ba(OH)2.	D. HCl.
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. H2SO4.	B. K2SO4.	C. KOH.	D. NaCl.
● Mức độ thông hiểu
Câu 8: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. HCl.	B. CH3COOH.	C. NaCl.	D. H2SO4.
Câu 9: Các dung dịch NaCl, NaOH, KOH, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	C. KOH.	D. NaCl.
Câu 10: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.	B. [H+] [CH3COO-].	D. [H+] < 0,1M.
Câu 11: Đối với dung dịch NaOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [OH -] = 0,1M.	B. [OH -] 0,1M.	D. [Na+] = 0,15M.
Câu 12: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, CuSO4.	B. CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, CH3COOH.	D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.
Câu 13: Cho các chất: HCl, H2O, HNO3, HF, HNO2, KNO3, CuCl, CH3COOH, H2S, Ba(OH)2. Số chất thuộc loại điện li yếu là
A. 5.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 14: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
A. HCl, HF, H2SO4.	B. HF, H2SO4, HCl.	C. H2SO4, HCl, HF.	D. HF, HCl, H2SO4.
Câu 15: Xét pH của ba dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung dịch H2SO4, pH = b; và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. b < d < a.	B. a < d < b.	C. a < b <d.	D. b < a < d.
2. Trắc nghiệm tính toán
● Mức độ thông hiểu
Câu 16: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 17: Để trung hòa 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,1.	B. 0,2.	C. 0,3.	D. 0,4.
Câu 18: Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng
A. 0,23.	B. 2,3.	C. 3,45.	D. 0,46.
● Mức độ vận dụng
Câu 19: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH bằng
A. 1,2.	B. 1,0.	C. 12,8.	D. 13,0.
Câu 20: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7.	B. 2.	C. 1.	D. 6.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_tap_hoa_hoc_lop_11_bai_3_su_dien_li_cua_nuoc_ph_c.doc