Giáo án Hóa học 11 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm

Giáo án Hóa học 11 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: giúp HS ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học trong chương trình Hóa học lớp 10.

2. Kỹ năng: rèn các kỹ năng:

 - Làm bài tập về nguyên tử và BTH

3. Thái độ: phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động của HS.

4. Phát triển năng lực:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

 - Năng lực tính toán

 - Năng lực vận dụng

II. Trọng tâm:

 - Các nội dung về: cấu tạo nguyên tử, BTH và ĐLTH.

 - Các dạng bài tập cơ bản

III. Phương pháp dạy học: thuyết trình + đàm thoại + làm việc nhóm.

IV. Chuẩn bị:

 - GV: PHT.

 - HS: ôn lại kiến thức đã học.

V. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm diện

2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)

3. Bài mới

 

docx 7 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 8016Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/08/2016
Ngày giảng:22,23,24/08/2016
Lớp: 11A1→6
Tiết 1: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: giúp HS ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học trong chương trình Hóa học lớp 10.
2. Kỹ năng: rèn các kỹ năng:
	- Làm bài tập về nguyên tử và BTH
3. Thái độ: phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động của HS.
4. Phát triển năng lực:
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
	- Năng lực tính toán
	- Năng lực vận dụng
II. Trọng tâm:
	- Các nội dung về: cấu tạo nguyên tử, BTH và ĐLTH.
	- Các dạng bài tập cơ bản
III. Phương pháp dạy học: thuyết trình + đàm thoại + làm việc nhóm.
IV. Chuẩn bị:
	- GV: PHT.
	- HS: ôn lại kiến thức đã học.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát PHT và giao nhiệm vụ.
- HS làm việc theo nhóm.
PHT:
I. Ôn tập về nguyên tử, bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn:
BT1: Hoàn thành bảng sau:
Kí hiệu hóa học
Số proton
Số nơtron
Số electron
Số khối
1327Al
45
80
16
16
19
39
BT2: Trong tự nhiên kali có 3 đồng vị bền là 1939K chiếm 93,258%; 1940K chiếm 0,012%; còn lại là đồng vị 1941K . Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố kali?
BT3: Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị bền là 1735Cl và 1737Cl . Tính số % nguyên tử của mỗi đồng vị trên, biết nguyên tử khối trung bình của clo là 35,45.
BT4: a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: Na(Z=11); O(Z=8); P(Z=15); Al(Z=13); S(Z=16); Ni(Z=28); Cr(Z=24); Cu(Z=29); Fe(Z=26).
 b) Viết cấu hình electron của các ion sau: Na+; O2-; Al3+; S2-; Ni2+; Cu2+; Cr3+; Fe2+; Fe3+.
BT5: Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau: 
X1: 1s22s22p6; X2: 1s22s1; X3: 1s22s22p63s23p63d84s2; 
X4: 1s22s22p63s23p63d14s2; X5: 1s22s22p63s23p63d104s2. 
Hãy xác định vị trí trong BTH và tên của các nguyên tố trên.
BT6: a) Nêu cấu tạo của BTH?
 b) Phát biểu ĐLTH?
 c) Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng:
 c.1) Tính kim loại: Ba; Mg; Ca; Be; Sr.
 c.2) Tính phi kim: Si; O; F; N; P.
II. Ôn tập về liên kết hóa học và phản ứng hóa học:
BT7: a) Xác định loại liên kết hóa học trong các phân tử sau: H2; O2; CO2; NH3; AlCl3; NaBr; H2O. Biết độ âm điện của các nguyên tố là: H(2,20); O(3,44); C(2,55); N(3,04); Al(1,61); Na(0,93); Cl(3,16); Br(2,96).
 b) Viết CTCT của H2; O2; CO2; NH3; H2O?
BT8: Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
 to
a) Al + Fe2O3 Al2O3 + Fe
 to
b) NH4NO2 N2↑ + H2O
c) Cu + H2SO4đ CuSO4 + SO2↑ + H2O
d) HNO3 + H2S S↓ + NO↑ + H2O
e) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
III. Ôn tập về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học:
BT9: a) Thế nào là tốc độ phản ứng hóa học? Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?
 b) Thế nào là cân bằng hóa học? Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
 c) Trình bày nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier? Áp dụng: Xét chiều chuyển dịch của cân bằng hóa học sau:
 N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; ∆H < 0.
IV. Ôn tập về halogen, oxi, lưu huỳnh và các hợp chất quan trọng của chúng:
BT10: Trình bày các nội dung sau:
a) - Vị trí, đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen?
 - Tính chất vật lý, tính chất hóa học, phương pháp điều chế các đơn chất halogen?
 - Tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit HCl và muối clorua?
 - Tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng của nước Giaven và clorua vôi?
 - Phương pháp nhận biết ion F-; Cl-; Br-; I-?
b) - Vị trí, đặc điểm cấu tạo nguyên tử oxi, lưu huỳnh?
 - Tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của oxi, ozon?
 - Tính chất vật lý, tính chất hóa học của S, H2S, SO2, SO3?
 - Tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit H2SO4 và muối sunfat?
 - Phương pháp nhận biết ion SO42-?
Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn chữa các BT 1-6 trong PHT.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả ôn tập.
- HS tự đánh giá.
- GV nhận xét chung.
Giải:
BT1:
Kí hiệu hóa học
Số proton
Số nơtron
Số electron
Số khối
1327Al
13
14
13
27
3580Br
35
45
35
80
1632S
16
16
16
32
1939K
19
20
19
39
BT2:
% 1941K = 100 – 93,258 – 0,012 = 6, 730 %
→ AK = 39.93,258 + 40.0,012 + 41.6,730100 ≈ 39,13.
BT3: Gọi % của đồng vị 1735Cl là x, khi đó % của đồng vị 1737Cl là (100 – x).
→ ACl = 35.x + 37.(100 – x)100 = 35,45 → x = 77,5.
Vậy: đồng vị 1735Cl chiếm 77,5%, đồng vị 1737Cl chiếm 22,5%.
BT4:
a) Na: 1s22s22p63s1 O: 1s22s22p4 P: 1s22s22p63s23p3 
 Al: 1s22s22p63s23p1 S: 1s22s22p63s23p4 Ni: 1s22s22p63s23p63d84s2 
 Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1 Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1 Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
b) Na+: 1s22s22p6 O2-: 1s22s22p6 Al3+: 1s22s22p6 
 S2-: 1s22s22p63s23p6 Ni2+: 1s22s22p63s23p63d8 Cr3+: 1s22s22p63s23p63d3
 Cu2+: 1s22s22p63s23p63d9 Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6 Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5
BT5: X1: ô 10, chu kì 2, nhóm VIIIA (Ne) X2: ô 3, chu kì 2, nhóm IA (Li)
 X3: ô 27, chu kì 4, nhóm VIIIB (Co) X4: ô 21, chu kì 4, nhóm IIIB (Sc)
 X5: ô 30, chu kì 4, nhóm IIB (Zn).
BT6: a) BTH gồm các ô nguyên tố, được sắp xếp vào các chu kì (hàng ngang) và các nhóm (hàng dọc).
 - STT ô = Z
 - STT chu kì = số lớp e. Có 7 chu kì ( 1-3 là chu kì nhỏ, 4-7 là chu kì lớn). 
 - Có 8 nhóm, được chia thành các phân nhóm chính (nhóm A) và phân nhóm phụ (nhóm B).
 STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng.
 - Ngoài ra còn có 2 họ lantan và họ actini nằm ở cuối BTH. 
b) Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
c) 
 Be tính
 Mg kim
 Ca loại
 Sr tăng
 Ba dần
 tính phi kim tăng dần
tính 
phi N O F
kim 
giảm Si P
dần
Tính kim loại tăng dần: Be; Mg; Ca; Sr; Ba.
Tính phi kim tăng dần: Si; P; N; O; F.
4. Củng cố: trong bài.
5. Dặn dò:
	- Ôn lại kiến thức đã học.
	- Chuẩn bị các BT còn lại.
Ngày soạn:20/08/2016
Ngày giảng:24,25,27/08/2016
Lớp: 11A1→6
Tiết 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: tiếp tục ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học trong chương trình Hóa học lớp 10.
2. Kỹ năng: rèn các kỹ năng:
	- Viết ptpư hóa học, hoàn thành sơ đồ chuyển hóa các chất
- Xác định hóa trị, số oxi hóa và cân bằng pư oxi hóa – khử
	- Xác định CT và tên gọi các chất
	- Giải bài tập toán về tính chất hóa học của các chất
	- Bài tập nhận biết và tách các chất
	- Bài tập về tốc độ pư và cân bằng hóa học
3. Thái độ: phát huy tinh thần học tập tích cực, chủ động của HS.
4. Phát triển năng lực:
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
	- Năng lực tính toán
	- Năng lực vận dụng
II. Trọng tâm:
	- Các nội dung về: pư hóa học, tốc độ pư và cân bằng hóa học
	- Tính chất của các chất
	- Các dạng bài tập cơ bản
III. Phương pháp dạy học: thuyết trình + đàm thoại + làm việc nhóm.
IV. Chuẩn bị:
	- GV: PHT.
	- HS: ôn lại kiến thức đã học.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV tiếp tục chữa các BT 7-10.
- GV tổ chức cho HS tự đánh giá kết quả ôn tập.
- HS tự đánh giá.
- GV nhận xét chung.
BT7:
a) 
Ptử
H2
O2
CO2
NH3
AlCl3
NaBr
H2O
Hiệu đâđ
0
0
0,89
0,84
1,55
2,03
1,24
Loại lkết
Cht không cực
Cht không cực
Cht 
có 
cực
Cht 
có 
cực
Cht 
có 
cực
ion
Cht 
có 
cực
b) H – H ; O = O ; O = C = O ; H – O – H ; H – N – H 
 H
BT8:
 0 +3 to +3 0
a) 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
 0 +3 
 1x Al Al + 3e
 +3 0
 1x Fe + 3e Fe
 -3 +3 to 0
b) NH4NO2 N2↑ + 2H2O
 0 +6 +2 +4
c) Cu + 2H2SO4đ CuSO4 + 2SO2↑ + 2H2O
 0 +2 
 1x Cu Cu + 2e
 +6 +4
 1x S + 2e S
 +5 -2 0 +2
d) 2HNO3 + 3H2S 3S↓ + 2NO↑ + 4H2O
 +5 +2
 2x N + 3e N
 -2 0 
 3x S S + 2e
 +2 +7 +3 +2
e) 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
 +2 +3 
 5x 2Fe 2Fe + 2e
 +7 +2
 2x Mn + 5e Mn
BT9: a) Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
 Các yếu tố ảnh hưởng: 
 - Nồng độ: C↑ → vpư↑
 - Áp suất: p↑ → vpư↑
 - Nhiệt độ: to↑ → vpư↑
 - Diện tích tiếp xúc: Stx↑ → vpư↑
 - Chất xúc tác: là chất làm tăng vpư nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
 b) Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
 Các yếu tố ảnh hưởng: - Nồng độ
 - Áp suất
 - Nhiệt độ
 c) Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.
Áp dụng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; ∆H < 0.
 - Khi tăng /giảm nồng độ N2 /H2: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm /tăng nồng độ N2 /H2 → chiều thuận /nghịch.
 - Khi tăng /giảm nồng độ NH3: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm /tăng nồng độ NH3 → chiều nghịch /thuận.
 - Khi tăng/giảm áp suất của hệ: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm/tăng áp suất (giảm/tăng số mol khí) → chiều thuận/nghịch.
 - Khi tăng/giảm nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm/tăng nhiệt độ (chiều thu/tỏa nhiệt) → chiều nghịch/thuận.
BT10: 
a)● – Các nguyên tố halogen gồm: F, Cl, Br, I, nằm ở nhóm VIIA của BTH; lớp ngoài cùng có 7e; phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực.
- Tính chất vật lý: 
+ F2: chất khí màu lục nhạt, rất độc.
+ Cl2: chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc, tan trong nước tạo thành nước clo.
+ Br2: chất lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi, độc.
+ I2: chất rắn dạng tinh thể màu đen tím, tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ, khi đun nóng bị thăng hoa.
-Tính chất hóa học: tính oxi hóa mạnh (giảm dần từ F → I):
+ F2: tác dụng được với tất cả các kim loại tạo ra muối florua; tác dụng với H2 trong bóng tối và nhiệt độ thấp tạo hỗn hợp nổ mạnh; phân hủy mãnh liệt nước ngay ở nhiệt độ thường.
+ Cl2: tác dụng được với hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua, phản ứng cần đun nóng; tác dụng với H2 khi có ánh sang tạo hỗn hợp nổ; tác dụng với nước theo phản ứng thuận nghịch.
+ Br2: tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối bromua, phản ứng cần đun nóng; tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao; tác dụng với nước theo phản ứng thuận nghịch.
+ I2: tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối iotua, phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác; tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao; hầu như không tác dụng với nước.
-Phương pháp điều chế halogen: 
+ F2: điện phân hỗn hợp KF và HF.
+ Cl2: cho axit HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4,hoặc điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
+ Br2: dung Cl2 để oxi hóa NaBr (có trong nước biển).
+ I2: SX từ rong biển.
● – Tính chất vật lý của HCl: chất khí không màu, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl. Dung dịch HCl là chất lỏng không màu, mùi xốc, axit đặc bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
- Tính chất hóa học:
+ Là axit mạnh: làm quỳ hóa đỏ; tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối, kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
+ Có tính khử.
-Điều chế: 
+ Trong PTN: cho tinh thể NaCl tác dụng với axit H2SO4 đặc (phương pháp sunfat).
+ Trong CN: phương pháp tổng hợp, phương pháp sunfat, thu được từ quá trình clo hóa các hợp chất hữu cơ.
● – Muối clorua: đa số tan trong nước; mang tính chất hóa học của muối.
● – Nước Giaven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO, có tính oxi hóa mạnh, được dùng để tẩy trắng vải sợi, giấy, tẩy uế chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh; điều chế bằng cách cho khí Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường (trong PTN) hoặc điện phân dung dịch muối ăn không có màng ngăn (trong CN).
- Clorua vôi CaOCl2: là chất bột màu trắng, xốp; có tính oxi hóa mạnh; dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy, tẩy uế chuồng trại, hố rác, cống rãnh, xử lý các chất độc,; điều chế bằng cách cho khí Cl2 tác dụng với vôi tôi hoặc sữa vôi ở nhiệt độ 30oC.
● Phương pháp nhận biết ion halogenua: dùng dung dịch AgNO3:
+ Không hiện tượng → F-
+ ↓ trắng → Cl-
+ ↓ vàng nhạt → Br-
+ ↓ vàng đậm → I-.
● – Oxi, lưu huỳnh đều thuộc nhóm VIA trong BTH, lớp ngoài cùng có 6e.
- O2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí, tan ít trong nước; có tính oxi hóa mạnh: tác dụng với hầu hết kim loại, phi kim và hợp chất; điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu oxi và kém bền nhiệt như KClO3, KMnO4 (trong PTN) hoặc điện phân nước, phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng (trong CN).
- O3 là chất khí có màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, có tính oxi hóa mạnh hơn cả O2.
- Lưu huỳnh tồn tại ở 2 dạng thù hình (đơn tà và tà phương), là chất rắn màu vàng, dễ nóng chảy; có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại và H2) và tính khử (tác dụng với phi kim).
- H2S là chất khí không màu, mùi trứng thối, rất độc, tan trong nước tạo dung dịch axit yếu; axit H2S có tính khử mạnh, tác dụng với bazơ cho 2 loại muối.
- SO2 là chất khi không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước; là oxit axit, có tính khử và tính oxi hóa.
- SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric; là oxit axit.
● – Axit H2SO4: 
+ Tính chất vật lý: là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước.
+ Tính chất hóa học:
 Axit loãng có những tính chất chung của axit.
 Axit đặc có tính oxi hóa mạnh, háo nước.
-Muối sunfat: gồm 2 loại:
+ Muối trung hòa (SO42-): phần lớn tan trong nước, trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4.
+ Muối axit (HSO4-)
+ Mang tính chất hóa học chung của muối.
-Nhận biết ion SO42-: dùng dung dịch Ba(OH)2 hoặc muối bari → hiện tượng: ↓ trắng không tan trong axit.
4. Củng cố
5. Dặn dò:
	- Ôn tập kiến thức đã học
	- Chuẩn bị bài: Sự điện li – Sgk 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docxhoa_11_tuan_1.docx