Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 7, Tiết 13+14, Bài 9: Axit nitric và muối nitrat - Năm học 2022-2023

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 7, Tiết 13+14, Bài 9: Axit nitric và muối nitrat - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

HS Biết được:

- Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của HNO3.

- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.

- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

2. Năng lực

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

3. Phẩm chất

- Có trách nhiệm.

- Chăm chỉ, tính cẩn thận, nghiêm túc, phát triển tư duy logic.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Sách giáo khoa môn Hoá học 11, hình ảnh, video có liên quan axit nitric, máy tính trình chiếu.

2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới

 

docx 6 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 7, Tiết 13+14, Bài 9: Axit nitric và muối nitrat - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	Tiết PPCT: 13, 14	Ngày soạn: 16/10/2022	Ngày dạy: 7/10/2022
Bài 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
HS Biết được:
- Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của HNO3.
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
2. Năng lực 
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học 
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm.
- Chăm chỉ, tính cẩn thận, nghiêm túc, phát triển tư duy logic.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: Sách giáo khoa môn Hoá học 11, hình ảnh, video có liên quan axit nitric, máy tính trình chiếu.
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (10 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài mới. 
b) Nội dung: Giáo viên cho HS chơi trò chơi ô chữ.
c) Sản phẩm: HS thực hiện yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS chọn các ô chữ và trả lời câu hỏi giành cho các ô chữ từ đó tìm ra từ khóa.
- Từ việc tìm ra từ khóa của trò chơi ô chữ. Dẫn dắt HS vào chủ đề bài học. Từ khóa này là nội dung của chủ đề hôm nay mà thầy trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí
a) Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo và tính chất vật lí axit nitric.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: Yêu cầu hs xác định số oxh của nitơ trong HNO3? Giải thích sự hình thành những liên kết trong p/tử HNO3?
- Gv: Giới thiệu lọ đựng dd HNO3 → Yêu cầu Hs quan sát hình ảnh và nghiên cứu nội dung bài học trong sgk, rút ra tính chất vật lý của HNO3.
- Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hs: Trả lời
Hs: Nêu trạng thái, màu sắc, độ bền tính tan trong nước, nồng độ của dung dịch HNO3 đậm đặc và khối lượng riêng.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
I. Cấu tạo phân tử
-CTCT: H – O – N = O
 O
-Trong ptử HNO3: N có SOXH +5
II. Tính chất vật lý:
- Axit HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, D = 1,53 g/cm3, sôi ở 860C. 
- Axit HNO3 kém bền. 
- Axit HNO3 tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào.
- Axit HNO3 trong PTN thường có loại axit đặc nồng độ 68%, D = 1,4 g/cm3.
- Thận trọng khi tiếp xúc với axit HNO3.
Hoạt động 2: Tính axit
a) Mục tiêu: Hiểu được tính axit của HNO3.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9. Nhắc lại 1 số tính chất chung của axit? Và hoàn thành 3 pthh thể hiện tính axit của axit HNO3?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Giải quyết vấn đề gv đặt ra.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
III. Tính chất hoá học 
- HNO3 → H+ + NO3- => là axit mạnh
1. Tính axít: HNO3 là axít mạnh
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với oxít bazơ, bazơ, muối của các axít yếu → muối nitrat. 
2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O 
2HNO3 +Ca(OH)2→ Ca(NO3)2+2H2O 
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Hoạt động 3: Tính oxi hóa – tác dụng với kim loại
a) Mục tiêu: Hiểu được tính OXH mạnh của axit nitric và một số phản ứng hóa học với kim loại.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv yêu cầu hs sắp xếp số oxh của nitơ trong các chất sau: N2, HNO3, N2O, NH4NO3, NO, NO2. theo chiều tăng dần từ trái sang phải?
- Từ sự thay đổi số oxh của N trong các hợp chất trên. Ngoài tính axit mạnh N còn có tchh nào?
- Xem video thí nghiệm Cu tác dụng lần lượt với H2SO4 loãng, HNO3 loãng và HNO3 đặc nhận xét hiện tượng xảy ra
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hs giải quyết các vấn đề GV đặt ra.
Hs quan sát, nhận xét hiện tượng của phản ứng.
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
2. Tính oxi hoá
- HNO3 có số OXH + 5 có thể bị khử thành: 
 o +1 +2 +4 -3
N2, N2O, NO, NO2, NH4NO3 tuỳ theo nồng độ HNO3 và khả năng khử của chất tham gia. 
a. Tác dụng với kim loại
-Oxh hầu hết kim loại (trừ Au, Pt).
 0 +5 +2 +2
3Cu +8HNO3(l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
 0 +5 +2 +4
Cu + 4HNO3đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- Fe, Al, Cr thụ động hoá với HNO3 đặc, nguội
Hoạt động 4: Tính oxi hóa – Tác dụng với phi kim
a) Mục tiêu: Hiểu được tính oxh mạnh và một số phản ứng với phi kim.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Hs quan sát video thí nghệm C t/d với 
HNO3 đặc, nóng 
- Gv: Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxi hoá một số phi kim lên mức oxh cao nhất
→ NO2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Nhận xét hiện tượng. 
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
b. Tác dụng với phi kim
HNO3 đặc, nóng OXH được một số phi kim C,S,P,... → NO2 
 + 4HO3 → O2 + 4O2 + 2H2O
 + 6HO3 → H2O4 + 6O2+ 2H2O
Hoạt động 5: Tính oxi hóa – Tác dụng với hợp chất
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Thông tin cho HS: HNO3 đặc còn oxi hóa được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
- Cho ví dụ và gọi HS lên cân bằng pt:
3O4 + HO3 → (NO3)3 + O2 + 2H2O
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Hs quan sát, nhận xét, viết phản ứng
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
c. Tác dụng với hợp chất
- HNO3 đặc oxi hoá nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ
O + 10HO3 → 3(NO3)3 + O2 + 2H2O
- Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông.bị phá huỷ khi tiếp xúc HNO3 đặc
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hoàn thành một số bài tập trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây?
A. NH4NO3 	B. N2 	 C. N2O5	 D. NO2
Câu 2: Những kim loại nào sau đây không pứ với HNO3 đặc nguội?
A. Fe và Al	B. Cu và Ag 	C. Zn và Pb 	D. Fe và Cu
Câu 3: Phản ứng nào dưới đây không dùng để minh họa tính axit của HNO3?
A. 3Cu + 8HNO3 ® 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O 
B. MgO + 2HNO3 ® Mg(NO3)2 + H2O
C. NaOH + HNO3 ® NaNO3 + H2O 
D. CaCO3 + 2HNO3 ® Ca(NO3)2 + H2O + CO2
Câu 4: Tính chất hóa học của HNO3 là
A. tính oxi hóa, tính khử mạnh.	
B. tính axit mạnh, tính oxi hóa.
C. tính oxi hóa, tính bazơ yếu. 	
D. tính axit mạnh, tính khử mạnh.
Câu 5: Cho các chất sau, bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HNO3 loãng: Cu, Fe2O3, NaOH, CaCO3, Cu(OH)2, S, FeO, Au, HCl.	
A. 6	B. 5	C. 8	D. 7
Câu 6: Axit nitric đặc, nóng có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. Al, Al2O3, Mg, Na2CO3. 
B. Cu, H2SO4, Zn(OH)2, CaCO3.
C. Fe(NO3)3, CuO, Zn, Fe(OH)3.
D. SO2, ZnO, Mg, dd Na2SO4.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 672 ml khí N2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m bằng:
A. 0,27 gam	 B. 0,81 gam	 C. 0,54 gam	 D. 2,70 gam
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm, nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắng với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho học sinh.
b. Nội dung: 
- Học bài và làm BTVN.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học.
d. Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Dặn dò: Xem lại bài, xem tiếp tiết 2 ứng dụng và điều chế axit nitric. muối nitrat.
- Làm các bài tập 1, 2, 3 sgk/45.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tuan_7_tiet_1314_bai_9_axit_nitric_va.docx