I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết được:
+ Khái niệm, công thức chung, đặc điểm cấu tạo về ankađien;
+ Đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của ankađien liên hợp ( buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng 1,2 và phản ứng cộng 1,4), điều chế và một số ứng dụng của buta-1,3-đien và isopren.
2. Kỹ năng
- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien;
- Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien cụ thể;
- Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận;
- Viết được các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của buta-1,3-đien, isopren.
GIÁO ÁN DỰ GIỜ DẠY MẪU Tuần: 24 Tiết theo PPCT: 44 Ngày soạn: 07/02/2017 Ngày giảng: 08/02/2017 Bài 25: ANKAĐIEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết được: + Khái niệm, công thức chung, đặc điểm cấu tạo về ankađien; + Đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của ankađien liên hợp ( buta-1,3-đien và isopren: phản ứng cộng 1,2 và phản ứng cộng 1,4), điều chế và một số ứng dụng của buta-1,3-đien và isopren. 2. Kỹ năng - Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien; - Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien cụ thể; - Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận; - Viết được các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của buta-1,3-đien, isopren. 3. Phát triển năng lực của học sinh - Rèn luyện cho HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế . - Năng lực tư duy hóa học; - Năng lực ngôn ngữ hóa học. II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Bài giảng PowerPoint; - Tranh ảnh, mô hình buta-1,3-đien, video hoặc clip mô phỏng về phản ứng hóa học liên quan; - Hệ thống câu hỏi. 2. Học sinh - Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài trước khi lên lớp; - SGK, vở ghi chép. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kết hợp với quá trình dạy bài mới 3. Bài mới (dạy máy) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: - GV lấy một số ví dụ về ankađien (trang 133), hướng dẫn HS rút ra: + Khái niệm hợp chất ankađien. + CTTQ của ankađien. - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS viết các CTCT của ankađien có CTPT C5H8, căn cứ vào vị trí tương đối của hai liên kết đôi để phân loại ankađien. -GV nhận xét, bổ sung, kết luận. Lưu ý: Các ankađien liên hợp như buta-1,3-đien CH2 = CH- CH = CH2 và isopren CH2 = C (CH3) - CH = CH2 có nhiều ứng dụng thực tế. I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử. CTTQ: CnH2n-2 (n ≥ 3). 2. Phân loại - HS suy nghĩ, làm vào giấy nháp, trả lời câu hỏi: CH2 = C = CH - CH2 - CH3 (1) CH2 = CH - CH = CH - CH3 (2) CH2 = CH - CH2 - CH = CH2 (3) CH3 - CH = C = CH - CH3 (4) CH3 - C = C = CH2 (5) CH3 CH2 = C - CH = CH2 (6) CH3 Dựa vào vị trí tương đối của hai liên kết đôi, có thể chia ankađien thành ba loại: + Ankađien có hai liên kết đôi cạnh nhau. VD: (1), (4), (5), CH2 = C = CH2 gọi là thể anlen. + Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp. VD: (2), (6), buta-1,3-đien (đivinyl) CH2 = CH - CH = CH2 + Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đôi trở lên . VD: penta-1,4-đien CH2 = CH - CH2 - CH = CH2. Hoạt động 2: - Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học của anken. Vì sao anken có phản ứng cộng là phản ứng tiêu biểu nhất? Từ đó dự đoán tính chất hóa học của ankađien. - GV: Tùy theo điều kiện tỉ lệ số mol, nhiệt độ, phản ứng cộng có thể xảy ra: + Tỉ lệ 1:2 cộng đồng thời vào hai liên kết đôi. + Tỉ lệ 1:1 cộng kiểu 1, 2 hoặc 1, 4. Lưu ý khái niệm 1, 2 và 1,4: Cộng vào nguyên tử C số 1 và nguyên tử C số 2 hoặc C số 1 và C số 4 -GV yêu cầu HS hoàn thành PTPU: CH2 = CH - CH = CH2 +2Br2 CH2 = CH - CH = CH2 + Br2(dd) -80ºC CH2 = CH - CH = CH2 + Br2(dd) 40ºC Lưu ý: phản ứng cộng halogenua tuân theo quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp. - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản ứng trùng hợp, điều kiện để có phản ứng trùng hợp. GV hướng dẫn HS viết sản phẩm của phản ứng trùng hợp 1, 4 (sản phẩm bền) - GV cho HS tự viết phương trình của phản ứng cháy của buta-1,3-đien. GV viết PTTQ. - GV thông báo ankađien làm mất màu dung dịch brom và thuốc tím tương tự anken (không viết PTHH). II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi bài cũ. Ankađien có hai liên kết pi kém bền nên có tính chất hóa học tương tự anken. 1. Phản ứng cộng a. Cộng hiđro HS lên bảng viết PT buta-1,3-đien phản ứng cộng với hiđro dư, xúc tác Ni: CH2 = CH - CH = CH2 + 2H2 CH3 - CH2 - CH2 - CH3 TQ: CnH2n-2 +2H2 CnH2n+2 b. Cộng brom HS hoàn thành PTPU: + Tỉ lệ 1:2 Cộng đồng thời vào hai liên kết đôi: CH2 = CH - CH = CH2 +2Br2 CH2Br - CHBr - CHBr - CH2Br +Tỉ lệ 1:1 Cộng 1,2: CH2 = CH - CH = CH2 + Br2(dd) CH2 = CH - CH(Br) - CH2Br Cộng 1,4: CH2 = CH - CH = CH2 + Br2(dd) BrCH2 - CH = CH - CH2Br c. Cộng hiđro halogenua + Cộng 1,2: CH2 = CH - CH = CH2 + HBr CH2 = CH - CHBr - CH3 (spc) + Cộng 1,4: CH2 = CH - CH = CH2 + HBr CH3 – CH = CH - CH2Br (spc) 2. Phản ứng trùng hợp - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi bài cũ. Quan trọng là trùng hợp buta-1,3-đien, với điều kiện xúc tác (Na), to, p thích hợp tạo cao su buna (polibutađien) nCH2 = CH - CH = CH2 (CH2 – CH = CH - CH2) n nCH2 = C – CH = CH2 CH3 (CH2 – C = CH - CH2)n CH3 3. Phản ứng oxi hóa a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn HS lên bảng viết PTPU VD: 2C4H6 +11O2 8CO2 + 6H2O TQ: CnH2n-2 + O2 nCO2 + (n-1)H2O b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Ankađien làm mất màu dung dịch brom và thuốc tím tương tự anken. Hoạt động 3: -GV cho HS tìm hiểu SGK trang 135 và viết PTHH điều chế buta-1,3-đien và isopren. - GV cho HS xem một số hình ảnh và nghiên cứu SGK, nêu một số ứng dụng quan trọng của ankađien. III. ĐIỀU CHẾ -HS nghiên cứu và lên bảng viết PT điều chế: + Điều chế buta-1,3-đien từ etanol, butan hoặc butilen bằng cách đề hiđro hóa: CH3 - CH2 - CH2 - CH3 CH2 = CH - CH = CH2 + 2H2 2CH3 - CH2 - OH CH2 = CH - CH = CH2 + Điều chế isopren bằng cách tách hiđro của isopentan: CH3 - CH - CH2 - CH3 CH3 CH3 CH2 = C - CH = CH2 + 2H2. IV. ỨNG DỤNG HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: + Điều chế polibutađien hoặc poliisopren có tính đàn hồi cao dùng để sản xuất cao su (cao su buna, cao su isopren,). 4. Củng cố Làm bài tập: 1. Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được: A. butan B. isobutan C. isobutilen D. pentan 2. Hợp chất nào sau đây cộng hợp H2 tạo thành isopentan? A. CH2 = CH – CH = CH - CH3 B. CH2 = CH - C = CH2 CH3 C. CH2 = CH - CH2 – CH = CH2 3. Viết phương trình điều chế buta-1,3-đien từ butilen? CH3 - CH2 - CH = CH2 CH2 = CH – CH = CH2 5. Hướng dẫn về nhà - Viết lại các phương trình phản ứng thay buta-1,3-đien bằng isopren. - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 135 SGK - Chuẩn bị bài mới “Luyện tập: Anken và Ankađien” GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Phan Thanh Định GIÁO SINH THỰC TẬP Nguyễn Thị Minh An
Tài liệu đính kèm: