I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt:
1. Về kiến thức
- Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường.
3. Về thái độ
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của nhà nước.
- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên môi trường.
THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Trường : THPT Nguyễn Thượng Hiền GVHD : Trần Thị Diệu Trâm Lớp : 11/5 SVTH : Vương Thị Ánh Minh Ngày soạn: 27/2/2017 Tiết phân phối: 25 Ngày dạy: 2/03/2017 Năm học : 2016 - 2017 BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Mục tiêu bài học Học xong bài này, học sinh cần đạt: Về kiến thức Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Về kỹ năng - Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường. 3. Về thái độ - Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của nhà nước. - Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên môi trường. III. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng tư duy sáng tạo; Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu IV. Tư liệu và phương pháp giảng dạy Tư liệu giảng dạy Sách giáo khoa GDCD lớp 11. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD ở THPT. Phương pháp giảng dạy Phương pháp thuyết trình Phương pháp trực quan Phương pháp đàm thoại Ổn định tổ chức và giảng bài mới Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy cho biết các phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm? Đáp án: Bao gồm các phương hướng cơ bản sau: Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề Đẩy mạnh xuất khẩu lao động Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Trắc nghiệm: Chọn phương án không phải là phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số của nước ta ? Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí Nâng cao sự hiểu biết của người dân Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nâng cao sự hiểu biết của người dân Chọn phương án không phải là thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay: Thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn Chất lượng nguồn nhân lực cao Thu nhập thấp Dân số trong độ tuổi lao động tăng Đáp án: 1c, 2b Tiến trình giảng bài mới Đặt vấn đề Ở bài học trước chúng ta đã biết việc dân số tăng nhanh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều hậu quả về môi trường. Bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của thế giới. “Hãy cứu lấy trái đất” là mệnh lệnh cho hành động chung của loài người. Ở nước ta hiện nay, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang diễn ra như thế nào? Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp ra sao? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới. Bài 12: “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại kết hợp với trực quan để tìm hiểu mục tiêu cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - GV cho HS xem một số hình ảnh về sự đa dạng, phong phú của tài nguyên thiên; một số hình ảnh về môi trường bị tàn phá, ô nhiễm, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, bừa bãi. - GV: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, góp phần tạo nên nét đẹp, sự phong phú của đất nước. Tuy nhiên, môi trường và tài nguyên thiên nhiên nước ta cũng đang đứng trước những thách thức đáng lo ngại đó là sự cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đáng quan tâm hơn hết là vấn đề biến đổi khí hậu (sự nóng lên của Trái Đất, hiệu ứng nhà kính, băng tan, bão, lụt, hạn hán, ...). Thực trạng nói trên xuất phát từ ý thức của người dân còn thấp, mặt trái của nền công nghiệp hóa hiện đại hóa, nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề Để giải quyết những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu cơ bản để bảo vệ tài nguyên và môi trường, chúng ta cùng tìm hiểu mục 2. - GV hỏi: Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu gì cho chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận - Ở mỗi mục tiêu, GV giải thích, đặt câu hỏi và lấy ví dụ để học HS hiểu. + Đối với mục tiêu “Sử dụng hợp lý tài nguyên”: Sử dụng hợp lý tức là khai thác tài nguyên phải tiết kiệm đối với các tài nguyên không thể phục hồi (khoáng sản, than đá, dầu mỏ, ...), tăng cường khai thác các tài nguyên vô tận (năng lượng nước, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, ...), tận thu và tái sử dụng các nguyên liệu phế thải. Tất cả nhằm khai thác tối đa giá trị cũng như lợi ích kinh tế - xã hội của tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên trên đất nước ta; vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên cho xã hội hiện tại, đồng thời đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. GV hỏi: Theo em, để bảo vệ môi trường chúng ta cần làm gì? HS trả lời: GV nhận xét, bổ sung: Bảo vệ môi trường chính là giữ vững, không làm xâm hại, không làm các nhân tố tự nhiên trên bị ảnh hưởng, hư hại nhằm đảm bảo cho nhu cầu tự nhiên, sinh học của con người. Giữ môi trường trong sạch: Không vứt rác bừa bãi, không xả nước thải chưa xử lý ra môi trường, ... Cải thiện môi trường: áp dụng khoa học để cải tạo môi trường, dọn dẹp vệ sinh, ... Khắc phục môi trường: Trồng cây gây rừng, sử dụng công nghệ xử lý chất thải, ... + Đối với mục tiêu “Bảo tồn đa dạng sinh học”: là làm cho tổng số các loài động thực vật ở nước ta không chỉ giữ vững mà ngày ngày cang phong phú, giàu có hơn (xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, nhân giống, nuôi cấy mô, lai tạo gen, ...). GV hỏi: Em hãy kể tên một số khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ở nước ta mà em biết? HS trả lời: GV nhận xét, bổ sung: Ví dụ: Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phòng), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Huế), Tràm chim (Đồng Tháp); khu dự trữ thiên nhiên: Phong Điền (Huế), Sơn Trà (Đà Nẵng), Ngọc Linh, Sông Thanh (Quảng Nam); v.v. Voọc mũi hếch Bắc Bộ, sao la, báo gấm, khỉ mặt đỏ, hươu sao, hổ, v.v. là các loại động vật nằm trong sách đỏ có nguy cơ bị tuyệt chủng. + Đối với mục tiêu “Từng bước nâng cao chất lượng môi trường”: để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân và toàn xã hội, chúng ta không chỉ bảo vệ môi trường mà còn phải làm cho các nhân tố của môi trường ngày càng tốt đẹp hơn, tiến bộ, có giá trị hơn (Tăng độ che phủ của rừng, nâng cao sự đa dạng sinh học, cải tạo nguồn nước, ...) từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. GV hỏi: Theo em, bảo vệ môi trường có phải là việc làm riêng của một dân tộc, quốc gia không? Vì sao? HS trả lời GV kết luận: - GV chuyển ý, để biết được Đảng và Nhà nước đã đề ra những phương hướng cơ bản nào để thực hiện tốt những mục tiêu trên, chúng ta cùng tìm hiểu phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. 1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay (đọc thêm) 2. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường a) Mục tiêu: - Sử dụng hợp lý tài nguyên để bảo vệ môi trường. - Bảo tồn đa dạng sinh học. - Nâng cao chất lượng môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. - Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thào luận nhóm để làm rõ phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - GV chia lớp thành 8 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi. Thời gian thảo luận là 5 phút. + Câu 1: Em hãy cho biết Nhà nước đã tăng cường công tác quản lý của mình bằng những hoạt động nào? Cho ví dụ. + Câu 2: a) Em hãy cho biết Đảng và Nhà nước đã giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân bằng những hình thức, phương tiện nào? b) Em hãy kể tên những hình thức, phong trào, hoạt động mà em tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. + Câu 3: a) Em hãy cho biết Đảng và Nhà nước đã coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bằng cách nào? b) Theo em, làm cách nào để phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên? + Câu 4: a) Theo em, làm thế nào để khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên? b) Em hãy cho ví dụ về việc áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn. - Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung: - GV nhận xét, bổ sung và trình bày về các phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường qua các slide. * Nhóm 1: Nhà nước đã tăng cường công tác quản lý của mình bằng những hoạt động: Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường và Phát triển rừng, Dự thảo Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, ...), ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê. * Nhóm 2: a) Những hình thức, phương tiện như: Hội thảo khoa học, mít tinh, sách, báo, băng rôn, khẩu hiệu, v.v. b) Các em có thể tham gia: + Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, nơi công cộng. (Không vứt rác bừa bãi) + Tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường xanh - sạch - đẹp do trường lớp, địa phương tổ chức: Trồng cây xanh, thu gom rác thải, tham gia công tác tuyên truyền, xây dựng cho người dân ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. + Sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt, năng lượng điện, ... + Lên án, phê phán những hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý, những việc làm gây ô nhiễm môi trường. + Tham gia Ngày hội truyền thông: Chung tay xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường. + Tham gia đạp xe vì môi trường. + Hưởng ứng ngày môi trường thế giới (ngày 5/6 hằng năm). + Chiến dịch “giờ trái đất” hằng năm (tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm). + Tham gia làm các đồ tái chế (thời trang giấy, ...) * Nhóm 3: a) Cung cấp vốn; cử chuyên gia đi du học nước ngoài; mời chuyên gia nước ngoài về làm việc; kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài; v.v. b) Tăng tỷ lệ che phủ rừng; bảo vệ động, thực vật, nhất là những loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; bảo vệ đa dạng sinh học; chống ô nhiễm đất, nước, không khí. * Nhóm 4: a) Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên, suy thoái đất, ô nhiễm môi trường; tận dụng các nguyên liệu tái chế; ... b) Sử dụng công nghệ xử lý chất thải: Công nghệ Nano, CN phân hủy yếm khí, - GV chuyển ý, để thực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, công dân có trách nhiệm gì, chúng ta cùng tìm hiểu mục 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. b) Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường. - Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân. - Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. - Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn. Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại để tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - GV nêu câu hỏi: Bảo vệ tài nguyên môi trường có phải là công việc chỉ riêng của nhà nước không? - HS trả lời: - GV nhận xét và kết luận: Bảo vệ tài nguyên môi trường là công việc của toàn xã hội, của tất cả mọi người vì chính cuộc sống của mình, sức khỏe của mình và người thân - GV hỏi: Như vậy, là một công dân thì chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường? - HS trả lời: - GV nhận xét, kết luận: - GV thuyết trình: Hiện nay vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. - GV nêu câu hỏi: Các em sẽ làm những gì trước, trong và sau khi xảy ra: bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán? - HS trả lời: - GV nhận xét, bổ sung: (xem phần phụ lục) 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường. Củng cố, đánh giá Câu 1: Hãy chọn phương án mà em cho là góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường Dọn vệ sinh đường phố 2. Dùng nước thật thoải mái 3. Tự đốt rác thải 4. Vứt rác xuống ao hồ, sông suối 5. Dùng bóng đèn có công suất thấp 6. Tham gia tết trồng cây 7. Đốt rừng làm nương rẫy 8. Hái lộc đầu xuân Hoạt động nối tiếp - GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài - Chuẩn bị trước bài mới: Bài 13 “Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa” PHỤ LỤC Thiên tai Trước Trong Sau Bão Tham gia trồng cây xanh quanh nhà và trường học để tạo hàng rào chống đỡ gió và xói lỡ đất; Cất sách vở, giấy tờ quan trọng vào túi ni lông; Giúp bố mẹ dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống và các vật dụng cần thiết; Luôn theo dõi các thông tin về bão để có những hành động kịp thời. Ở lại trong những khu nhà kiên cố, không được đi ra ngoài. Nếu đang ở bên ngoài phải tìm nơi trú ẩn an toàn, tránh xa các gốc cây, cột điện; Lắng nge thông báo trên loa phát thanh. Giúp đỡ cha mẹ và hàng xóm dọn dẹp vệ sinh, khắc phục các hư hỏng trong nhà; Tránh xa các ổ điện, giây điện, nơi có cột điện bị đổ; Ăn chín, uống sôi, ngủ màn để tránh dịch bệnh. Lũ lụt Cùng gia đình theo dõi các thông tin về lũ; Giúp cha mẹ dự trữ thứ ăn, nước uống, chuẩn bị áo phao, chằng chống nhà cửa; Cất sách vở, giấy tờ quan trọng vào túi ni lông. Di chuyển đến nơi cao, an toàn; Tránh các bờ sông, suối, không có chơi đùa, bơi lội ở những nơi ngập lụt; - Không được lội xuống nước nếu thấy dây điện đề phòng bị giật điện. Cùng gia đình tích cực dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh; Ăn chín, uống sôi, ngủ màn để tránh dịch bệnh. Sạt lở đất Trồng cây phủ xanh đồi trọc, đất trống; Tìm hiểu thông tin xem khu vực nhà mình đã xảy ra sạt lỡ đất chưa; Lắng nghe những âm thanh lạ do đất đá chuyển động, do cây đổ Chạy nhanh ra khỏi vùng nguy hiểm; Nếu chạy không kịp, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn người lại, hai tay ôm lấy đầu và lăn như một quả bóng. Vẫn tránh xa khu vực sạt lỡ; - Không được vào bất cứ ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra. Hạn hán Kiểm tra các đường ống nước, đồng thời không xả rác gây ô nhiễm nguồn nước; Dự trữ nước trong các vật dụng như xô, chậu, lu, vại, chú ý che đậy cẩn thận để tránh bị nhiễm bẩn. Theo dõi thường xuyên thông tin dự báo thời tiết; Giúp bố mẹ đi lấy nước ở nguồn nước an toàn, gần nhất. Giúp bố mẹ những công việc cần thiết phù hợp với lứa tuổi của mình. Nhận xét của GV hướng dẫn Họ tên, chữ ký của GVHD Giáo sinh thực tập Trần Thị Diệu Trâm Vương Thị Ánh Minh
Tài liệu đính kèm: