I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nêu được tình hình phát triển dân số và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay.
- Nêu được tình hình việc làm và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở VN hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm.
2. Kỹ năng
- Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
- Bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3. Về thái độ, phẩm chất
- Thái độ: Tin tưởng ủng hộ chính sách dân số và giải quyết việc làm; phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách dân số ở nước ta;
- Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong tương lai
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
* Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo; tự quản lí; sử dụng CNTT và truyền thông.
* Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng, đất nước.
BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được tình hình phát triển dân số và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay. - Nêu được tình hình việc làm và phương hướng cơ bản thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở VN hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm. 2. Kỹ năng - Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi. - Bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 3. Về thái độ, phẩm chất - Thái độ: Tin tưởng ủng hộ chính sách dân số và giải quyết việc làm; phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách dân số ở nước ta; - Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong tương lai 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh * Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo; tự quản lí; sử dụng CNTT và truyền thông. * Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng, đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên - Tài liệu chính thức: Sách giáo khoa, Sách giáo viên Giáo dục công dân. - Tài liệu tham khảo khác: + Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Vụ Giáo dục trung học – Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007. + Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008. - Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ. 2. Đối với học sinh: Dùng các dụng cụ học tập, sách giáo khoa, vở ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức lớp học, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới * Hoạt động khởi động: Mục tiêu : - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của chính sách dân số và giải quyết việc làm. - Hình thành năng lực: Nhận thức và tuyên truyền các chính sách dân số và việc làm * Cách tiến hành: GV dẫn dắt: Ở kỳ I các em đã được học phần I lớp 11 - CÔNG DÂN VỚI KINH TẾ, sang kỳ II này các em sẽ tìm hiểu tiếp phần II – CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI. Ở các giờ trước cô Vân đã giới thiệu cho các em 3 vấn đề chính trị. Giờ cô sẽ giới thiệu tiếp 8 vấn đề xã hội cơ bản khác cho các em, 8 vấn đề đó là: DÂN SỐ - VIỆC LÀM – TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG – GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - VĂN HÓA – QP & AN – ĐỐI NGOẠI. Giáo viên kê 1 cái ghế ra giữa lớp rồi gọi một học sinh lên ngồi và hỏi: “Khi ngồi vào chiếc ghế này em có cảm giác như thế nào? Có thoải mái không?”. Sau đó gọi tiếp một học sinh khác lên ngồi lên trên em học sinh trước và hỏi em học sinh ngồi dưới lần này cảm giác của em như thế nào rồi mời 2 học sinh về chỗ. Giáo viên giảng giải: Cái ghế này tượng trưng cho lãnh thổ của một quốc gia còn các bạn ngồi lên là dân số. Dân số liên tục tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội. Mỗi một đứa trẻ sinh ra, bố mẹ lại phải nghỉ công việc của mình để chăm lo cho con cái, ngoài ra việc dân số quá đông sẽ ảnh trực tiếp đến môi trường, khó tìm việc làm và kèm theo nhiều hệ lụy khác. Vậy Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra những chính sách gì để khắc phục những khó khăn, thách thức đó thì cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay Bài 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GV: Nước ta vẫn đang phải đối mặt với vấn đề dân số tăng nhanh, giải quyết việc làm khó khăn. Bài này sẽ giúp các em hiểu được tình hình, mục tiêu và những phương hướng cơ bản giải quyết những vấn đề nêu trên. *Hoạt động hình thành kiến thức: 1. Tìm hiểu chính sách dân số: * Mục tiêu: Học sinh nắm được tình hình dân số ở nước ta hiện nay * Phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan và phát vấn. * Cách tiến hành: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung bài học Yêu cầu: Hướng dẫn học sinh đọc thêm tình hình dân số ở nước ta hiện nay Hỏi: Giáo viên đàm thoại giúp hs hiểu về khái niệm dân số. Gv: Một quốc gia muốn tồn tại thì phải có một số lượng người nhất định ? chúng ta gọi đó là gì? HS: Trả lời: GV: Vậy dân số ảnh hưởng đến sự phát triển quốc gia như thế nào ? Dân số là gì ? HS: Trả lời GV: Cho học sinh quan sát biểu đồ về dân số của nước ta qua các năm (từ 1950 – 2017). GV: Qua việc quan sát biểu đồ trên, em có nhận xét gì về tình hình dân số ở nước ta? HS: Trả lời GV: Dựa vào SGK em hãy cho biết vấn đề về dân số của nước ta đã đạt được những thành tựu gì? HS: nghiên cứu SGK và trả lời GV: Nhận xét và kết luận Giảm được mức sinh Nhận thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình được nâng lên ( được thể hiện qua các áp phích, băng giôn, khẩu hiệu nào mà em biết: dù gái hay trai, chỉ 2 là đủvv GV: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề về dân số của nước ta còn gặp phải những hạn chế, yếu kém nào? HS: trả lời (Dự kiến câu trả lời + Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng nhanh + Mật độ dân số nước ta cao +Kết quả giảm sinh chưa thật sự vững chắc + Phân bố dân cư chưa hợp lý) GV: Tại sao việc giảm sinh ở nước ta chưa thật sự vững chắc? HS: trả lời GV: - Vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân cư lạc hậu. Ở thành phố, đô thị, khu kinh tế, 1 số người có điều kiện kinh tế đã sinh con thứ 3 trở lên. GV: Nước ta có bao nhiêu triệu dân cho tới thời điểm hiện tại? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét. bổ sung Dân số tính đến thời điểm ngày 8/3/2020 của VN là hơn 97 triệu người, đứng thứ 14 trên TG và thứ 3 Đông Nam Á. GV: Với tình hình dân số trên đã để lại những hậu quả gì ? Hs: trả lời GV: Nhận xét và kết luận. Sơ đồ mối quan hệ giữa gia tăng dân số và chất lượng cuộc sống Dân số tăng nhanh Thừa lao động, thiếu việc làm à tệ nạn xã hội tăng Kinh tế, văn hóa kém phát triển Năng suất lao động thấp Mức sống thấp Sức khỏe, thể lực kém Đời sống khó khăn Vậy đứng trước những thách thức trên thì Đảng và Nhà Nước ta đã đề ra những mục tiêu và phương hướng gì để giải quyết vấn đề đó thì chúng ta cùng tìm hiểu sang phần b) mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số. 1. Chính sách dân số Khái niệm dân số: Dân số là tập hợp những người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định. a. Tình hình dân số nước ta (đọc thêm) + Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng nhanh + Mật độ dân số nước ta cao + Phân bố dân cư chưa hợp lý - Dân số nước ta. 8/3/2020 là 97,3 triệu. - Đứng 14 trên thế giới và thứ 3 khu vực ĐNA. - Mật độ dân số 313 người/km2 - Quy mô dân số: + Thành thị: 34 triệu. + Nông thôn: 62 triệu. 2: Tìm hiểu mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số. * Mục tiêu: - Học sinh biết được mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số. - Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số phù hợp với khả năng. * Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp đàm thoại.. GV: Trước những khó khăn về vấn đề dân số cũng như xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước, theo các em Mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì ? Hs: Trả lời. GV: Vì sao Đảng và Nhà Nước ta lại đề ra những mục tiêu nêu trên? Hướng dẫn HS trả lời: Để khắc phục những hạn chế, yếu kém GV:Theo em, Giảm tốc độ gia tăng dân số bằng những biện pháp nào? Đưa ví dụ: Đưa tỷ lệ sinh về mức cân bằng tự nhiên, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các buổi toạ đạm sức khoẻ sinh sản, bình đăng giới tại địa phương, . Gv: Tại sao phải sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số? (gợi ý: Từ đó sẽ giải quyết được vấn đề gì? Tình trạng thất nghiệp, dân số ổn định thì nền kinh tế mới ổn định) Hs: trả lời. GV: kL à phân bố dân cư hợp lí để ổn định dân số. Đồng thời phát triển kinh tế từng vùng để nâng cao chất lượng dân số.Từng bước đô thị hoá nông thôn mới. Vd: dựa vào từng đặc điểm của từng vùng để phát triển đặc thù kinh tế Thái Nguyên: Đặc sản chè -> tạo ra việc làm cho thu nhập phát triển kinh tế Gv: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dân số? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét- bổ sung. (Đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội mở các lớp đào tạo nghề.. Tổ chức các buổi toạ đạm sức khoẻ sinh sản, bình đăng giới tại địa phương, GV chốt ý cho hs ghi bài vào vở (3 mục tiêu cơ bản) Gv: Vậy để giải quyết được những mục tiêu trên thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng cơ bản nào ? Hs: Trả lời. GV chốt ý cho hs ghi bài vào vở (4 phương hướng cơ bản) Gv chia lớp thành 4 nhóm giao về nhà thảo luận Nhóm 1. Nhằm tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở Nhà nước đã thành lập một Ủy ban có tên là gì? chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban đó ra sao ? Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình Chức năng: tổ chức thực hiện công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước. Nhiệm vụ: Giúp Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo về công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch, chủ trì việc phối hợp giữa các cơ quan, các đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện công tác dân số và sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước. GV: Ví dụ: Hàng năm , ngày 1/4 cả nước tiến hành điều tra dân số. Các cơ quan y tế, dân số - SKSS, dân số - KHHGĐ, cơ quan truyền thông báo chí có sự phối hợp với nhau trong công tác dân số Nhóm 2. Ngày dân sô thế giới là ngày nào? Tại sao mỗi năm lại tổ chức một chủ đề dân số khác nhau ? (ngày 11-7) (Chủ đề dân số năm 2012 “Tiếp cận phổ cập các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Chủ đề dân số năm 2013 “Mang thai ở tuổi vị thành niên”) GV: Liên hệ. Đặt vấn đề lồng ghép giáo dục giới tính skss cho HS. Không yêu đương quá sớm, tránh hiện tượng có thai, sinh con ngoài ý muốn -> ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đánh mất nhiều cơ hội cho bản thân. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em-Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Nhóm 3. Phương hướng nâng cao sự hiểu biết của người dân nhằm thực hiện mục tiêu nào? Vì sao ? (+ Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.) Nhóm 4. Để góp phần thực hiện tốt chính sách dân số theo các em có cần sự hỗ trợ, hợp tác của các nước, các tổ chức trên thế giới không? GV: Hướng dẫn, định hướng cho HS *Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số GV: Dựa vào kiến thức vừa học các em hãy rút ra trách nhiệm cho bản thân? GV: Cho học sinh nghe bài hát Già làng ơi (sáng tác: Trần Đại Nghĩa – Thể hiện: Đức Thọ Link bài hát: http/gialangoi.nhaccuatui.com.vn) Yêu cầu học sinh về nhà nghe lại và trả lời các câu hỏi: Câu ... ồn nhân lực thấp không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ít Mỗi năm có khoảng 1,1 triệu người thất nghiệp. GV: Dân số trong độ tuổi lao động: Năm 2012 chiếm khoảng 52,3% Năm 2014 chiếm khoảng 53,7% Năm 2016 chiếm khoảng 54,4% Mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động GV: Từ những thực trạng đó sẽ dẫn đến hậu quả nào? HS: Trả lời GV: Kết luận: Chuyểư\ắn ý: Xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Đảng và NN ta đã đề ra mục tiêu và phương hướng gì để khắc phục những hậu quả trên thì cô và các em cùng chuyển sang phần b) Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách giải quyết việc làm. 2. Chính sách giải quyết việc làm. a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay - Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề bức xúc ở thành thị và nông thôn 4: Tìm hiểu mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm * Mục tiêu: Học sinh nắm được Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách giải quyết việc làm. * Phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận * Cách tiến hành Yêu cầu:+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận chung cả lớp hiểu được Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách giải quyết việc làm. Hỏi: Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung Đảng và Nhà nước ta phải làm thế nào để thực hiện chính sách giải quyết việc làm có hiệu quả? Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Gv: Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là gì? Hs: Trả lời. Gv: Nhận xét. GV: Theo em hiểu thất nghiệp nghĩa là gì? hS: Trả lời GV: Trong kinh tế học, Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm GV: Theo em, thế nào là tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề? HS: GV : Khuyến khích người lao động học tập, rèn luyện tại các cơ sở, các trường đào tạo nghề. VN có lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực thấp. Đặc biệt là lao động nông thôn, do đó cần tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo, dạy nghề. Mở các tập huấn, kỹ năng chuyên môn để nâng cao trình độ cho người lao động Gv: Để thực hiện tốt những mục tiêu trên Đảng và Nhà nước đã có phương hướng nào? Hs: Trả lời. Gv: Đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận chung. Câu 1. Theo em, phương hướng nào có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chính sách giải quyết việc làm? Vì sao? => Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ -> tạo ra nhiều lao động nhất và dễ tìm việc nhất. GV:Để thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ, nhà nước ta đã làm gì? Nhà Nước khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất kinh doanh có hiệu quả -> nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế. Nhà nước khuyến khích người dân làm giàu theo pháp luật. Ví dụ: nhà nước cho vay vốn , hướng dẫn kỹ thuật GV: Theo em, thế nào là việc làm? HS: TL GV: Việc làm là hoạt động lao động hợp pháp, tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện. GV nhấn mạnh: Bất cứ một công việc nào tạo ra thu nhập chính đáng thì đều được gọi là việc làm Bác Hồ từng có câu nói rất nổi tiếng rằng: Không có nghề nào là cao sang hay thấp hèn, mà chỉ có những kẻ lười lao động mà thôi. Bất cứ một nghề nào mà giúp ích cho đời, cho xã hội thì sẽ đều trở nên cao quý Nếu trong thành phố mà thiếu vắng đi những bác lao công thì thành phố sau 1 ngày sẽ ngập ngụa trong rác. Đó là công việc có thể không sạch sẽ theo nghĩa đen, nhưng trong sạch vì là đó là một công việc vô cùng lương thiện Câu 2. Có nhiều tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tổ chức diễn đàn theo chủ đề “Đại học có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công?” vậy theo em, ĐH có phải là con đường lập thân duy nhất không? HS: Nêu ý kiến bản thân. GV: Học ĐH chỉ là 1 trong nhiều con đường dẫn đến thành công. Trên thực tế đã chứng minh ở Việt Nam cũng như thế giới có rất nhiều doanh nhân thành đạt mà không qua con đường đại học. - Tỷ phú Bill Gates - Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai- ông Đoàn Đức Nguyên ( Bầu Đức) 4 lần thi trượt đại học. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành những người giống như họ, đó chỉ là 1 trong số rất nhỏ trong xã hội. Và nếu mình không đủ đam mê, không đủ nỗ lực cũng như trí tuệ để trở thành 1 trong số “rất nhỏ” đó. Thì việc duy nhất chúng ta có thể làm lúc này là cố gắng học tập, rèn luyện khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Gv: Vậy theo các em để chọn được nghề đúng, phù hợp với khả năng, năng lực chúng ta căn cứ vào đâu? Hs: Trả lời. - Thời đại - Đặc điểm cá nhân + Sức khỏe. + Năng lực. + Gia đình. - Mức độ hứng thú với công việc. Khi có đam mê với công việc, chúng ta sẽ trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực đó. Và chúng ta nên dựa theo sở thích, sở trường của mỗi cá nhân để lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất định. Muốn có những sự lựa chọn đúng đắn các em có thể tìm hiểu thêm về sở thích sở trường của bản , hay tham gia các hoạt động như tư vấn mùa thi, các tổ chức hướng nghiệp , đây là hoạt động giúp các em định hướng tốt hơn trong tương lai Học sinh lớp 11 nên lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của mình, để ngay từ bây giờ nổ lực phấn đấu học tập. 3. Là một học sinh em có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm ? Hs: Trả lời Gv: Nhận xét. Yêu cầu HS ghi vào vở b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. * Mục tiêu: + Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn. + Phát triển nguồn nhân lực. + Mở rộng thị trường lao động. + Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. * Phương hướng: + Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ + Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển nghề truyền thống + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề + Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm - Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số - Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động - Động viên mọi người cùng chấp hành - Vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật 4. Hoạt động luyện tập Mục tiêu:Củng cố bài học, kiểm tra khả năng nhận biết, thông hiểu các kiến thức trong bài; vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn. Thời gian: 10 phút. Cách tiến hành Câu 1: Chính sách dân số và giải quyết việc làm được xem là A. chính sách xã hội cơ bản B. đường lối kinh tế trọng điểm C. chủ trương xã hội quan trọng D. giải pháp kinh tế căn bản Câu 2: Nội dung dưới đây không phù hợp với mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số của nước ta? A. Chị B không sinh con thứ ba. B. Anh H khuyên em mình chấp hành tốt chính sách dân số. C. M quan niệm có con trai thì nhà mới có phúc. D. Anh K cho con theo học lớp kỹ năng sống. Câu 3: Chính sách phân bố dân cư hợp lý ở nước ta nhằm: A. Khuyến khích đồng bào miền xuôi đi định cư ở vùng miền núi còn thưa dân. B. Sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác tiềm năng kinh tế ở các vùng (x) C. Giảm lao động thừa ở vùng đồng bằng ven biển D. Thực hiện chính sách dân số của nhà nước Câu 4 : Thách thức lớn nhất của chính sách việc làm ở nước ta hiện nay là tình trạng A. thiếu ngành nghề kĩ thuật cao. B. thiếu nhân công. C. thiếu việc làm. D. thiều sự đa dạng các ngành nghề. Câu 5: Để tạo thêm nhiều việc làm mới, nước ta cần quan tâm thực hiện phương hướng cơ bản nào sau đây? A. Thu hút nhân lực về các khu đô thị lớn. B. Chuyển bớt dân số về nông thôn C. Ngăn cấm việc di dân D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động Câu 6: Chính sách dân số và giải quyết việc làm có quan hệ với nhau như thế nào? A. Tồn tại độc lập B. Liên quan mật thiết với nhau C. Tác động cùng chiều D. Tác động ngược chiều Kết quả mong đợi: SP của HS theo yêu cầu 5.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, các kĩ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm..để giải quyết các tình huống, nhiệm vụ trong đời sống thực tiễn gắn với việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm(tình huống và nhiệm vụ mới) Phương thức tổ chức hoạt động: Cho học sinh về nhà tìm hiểu thực trạng việc làm nơi em ở theo bảng Độ tuổi Có việc làm Thất nghiệp Các nhóm lập kế hoạch, hoàn thiện kế hoạch theo góp ý của nhóm khác và thầy, cô Cách thực hiện: các nhóm làm ở nhà Kết quả mong đợi từ hoạt động: - Báo cáo kết quả thực hiện của học sinh 6.HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG Mục tiêu: Học sinh tiếp tục tìm tòi, mở rộng hiểu biết về chính sách dân số và giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước Phương thức hoạt động: Học sinh làm việc cá nhân sưu tầm tấm gương sáng về thực hiên tốt chính sách dân số và giải quyết việc làm Sản phẩm mong đợi: Bài viết của học sinh theo nhiệm vụ được phân công , ngày tháng năm 2018 KÝ DUYỆT 5. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: