Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 63: Kính lúp

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 63: Kính lúp

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 - Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.

 - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.

 - Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.

 2.Kỉ năng:

 - Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.

 - Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.

 - Sử dụng được kính lúp

 3.Thái độ:

 -Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.

 4.Trọng tâm:

 - Sự tạo ảnh qua kính lúp, khái niệm về độ bội giác

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Chuẫn bị một số kính lúp để hs quan sát.

Học sinh: Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 5727Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Tiết 63: Kính lúp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 theo ppct	 	 Ngày soạn:1-4-2009
KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU
	1.Kiến thức :
	- Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.
	- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.
	- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
	2.Kỉ năng :
	- Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
	- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
	- Sử dụng được kính lúp
	3.Thái độ :
	-Nghiêm túc trong học tập, yêu thích bộ môn.
	4.Trọng tâm :
	- Sự tạo ảnh qua kính lúp, khái niệm về độ bội giác
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẫn bị một số kính lúp để hs quan sát.
Học sinh : Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Viết các công thức về thấu kính.
Hoạt động 2 (5 phút) : Tìm hiểu tổng quát về các dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu tác dụng của các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt.
 Giới thiệu số bội giác.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Ghi nhận tác dụng của các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt.
 Ghi nhận khái niệm.
 Thực hiện C1.
I. Tổng quát về các dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt
+ Các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.
+ Số bội giác: G = = 
Hoạt động 3 (5 phút) : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Cho học sinh quan sát một số kính lúp.
 Yêu cầu học sinh nêu công dụng của kính lúp.
 Giới thiệu cấu tạo của kính lúp.
 Quan sát kính lúp.
 Nêu công dụng của kính lúp.
 Ghi nhận cấu tạo của kính lúp.
II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp
+ Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
+ Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).
Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ.
 Giới thiệu cách đặt vật trước kính lúp để có thể quan sát được ảnh của vật qua kính lúp.
 Yêu cầu học sinh cho biết tại sao khi ngắm chừng ở cực viễn thì mắt không bị mỏi.
 Nêu đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ.
 Ghi nhận cách đặt vật trước kính lúp để có thể quan sát được ảnh của vật qua kính lúp.
 Cho biết tại sao khi ngắm chừng ở cực viễn thì mắt không bị mỏi.
III. Sự tạo ảnh qua kính lúp
 + Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. 
+ Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.
+ Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn để mắt không bị mỏi.
Hoạt động 5 (15 phút) : Tìm hiểu số bội giác của kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Vẽ hình 32.5.
 Hướng dẫn học sinh tìm G¥.
 Giới thiệu a0 và tana0.
 Giới thiệu G¥ trong thương mại.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Vẽ hình.
 Tìm G¥.
 Ghi nhận giá trị của G¥ ghi trên kính lúp và tính được tiêu cự của kính lúp theo số liệu đó.
 Thực hiện C2.
III. Số bội giác của kính lúp
+ Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Khi đó vật AB phải đặt ở tiêu diện vật của kính lúp. 
 Ta có: tana = và tan a0 = 
 Do đó G¥ = = 
 Người ta thường lấy khoảng cực cận OCC = 25cm. Khi sản xuất kính lúp người ta thường ghi giá trị G¥ ứng với khoảng cực cận này trên kính (5x, 8x, 10x, ).
+ Khi ngắm chừng ở cực cận: 
Gc = |k| = ||
Hoạt động 6 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trang 208 sgk và 32.7, 32.8 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
V. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1.Kính lúp:
a.Thấu kính hội tụ có tiêu cự >40cm.	b.Thấu kính phân kì có tiêu cự >40cm.
c.Thấu kính hội tụ có tiêu cự <=10cm	d.Thấu kính phân kì có tiêu cự <=10cm
2.Quan sát một vật qua kính lúp ta thấy: Chọn câu trả lời sai.
a.Aûnh cùng chiều vật.	b.Aûnh lớn hơn vật.
c.Aûnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.	d.Aûnh ảo.
3.Trên vành kính lúp có ghi X2,5. Tiêu cự của kính lúp này là:
	a.2,5cm.	b.4cm	c.10cm	d.0,4cm

Tài liệu đính kèm:

  • docTieát 63 Kinh lup.doc