Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương III: Dòng điện trong các môi trường

Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương III: Dòng điện trong các môi trường

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt tải điện trong kim loại là electron.

B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.

C. Hạt tải điện trong kim loại là ion âm và ion dương.

D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

[
]

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì:

A. Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.

B. Có sự khuếch tán ion từ kim loại này sang kim loại kia.

C. Có sự khuếch tán electron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn Vật lý 11 - Chương III: Dòng điện trong các môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG (22 câu)
17. Dòng điện trong kim loại (3 câu)
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt tải điện trong kim loại là electron.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.
C. Hạt tải điện trong kim loại là ion âm và ion dương.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
[]
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì:
A. Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.
B. Có sự khuếch tán ion từ kim loại này sang kim loại kia.
C. Có sự khuếch tán electron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
[]
Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ:
A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.
B. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.
C. Vôn kế, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian.
D. Vôn kế, ampe kế, đồng hồ đo thời gian.
18. Hiện tượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn (1 câu)
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C. Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
D. Suất điện động nhiệt điện xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
19. Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Faraday (2 câu)
[]
Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng là do:
A. Chuyển động nhiệt của các phân tử tăng và khả năng phân li thành ion tăng.
B. Độ nhớt của dung dịch giảm làm cho các ion chuyển động được dễ dàng hơn.
C. Số va chạm của các ion trong dung dịch giảm.
D. Cả A và B đúng.
[]
Chọn câu đúng. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển rời có hướng của
A. các iôn âm, electron đi vê anốt và iôn dương đi về catốt.
B. các electron đi về anốt và các iôn dương đi về catốt.
C. iôn âm đi về anốt và iôn dương đi về catốt.
D. các electron đi từ catốt về anốt, khi catốt bị nung nóng.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
A. Dùng muối AgNO3.
B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.
C. Dùng anốt bằng bạc.
D. Dùng huy chương làm catốt.
21. Dòng điện trong chân không (1 câu)
[]
Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catốt tăng là do:
A. Số hạt tải điện do bị ion hóa tăng lên.
B. Sức cản của môi trường lên các hạt tải điện giảm đi.
C. Số electron bật ra khỏi catốt nhiều hơn.
D. Số electron bật ra khỏi catốt trong một giây tăng lên.
22. Dòng điện trong chất khí (3 câu)
[]
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong kim loại cũng như dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các eletron, ion dương và ion âm.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm.
C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các eletron. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các ion dương và ion âm.
D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các eletron. Dòng điển trong chân không là dòng chuyển động có hướng của các ion dương và ion âm.
[]
Khi tạo ra hồ quang điện, ban đầu ta cần phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau để 
A. Tạo ra cường độ điện trường rất lớn.
B. Tăng tính dẫn điện ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than.
C. Làm giảm điện trở ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than đi rất nhỏ.
D. Làm tăng nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than lên rất lớn.
[]
Đối với dòng điện trong chân không, khi catốt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt bằng không thì 
A. Giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.
B. Có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.
C. Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0.
D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0.
23. Dòng điện trong bán dẫn (6 câu)
[]
Chọn câu đúng?
A. Electron tự do và lỗ trống đều chuyển động ngược chiều điện trường.
B. Electron tự do và lỗ trống đều mang điện tích âm.
C. Mật độ các hạt tải điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, mức độ chiếu sáng.
D. Độ linh động của các hạt tải điện hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
[]
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cấu tạo của điôt bán dẫn gồm một lớp tiếp xúc p-n.
B. Dòng eletron chuyển qua lớp tiếp xúc p-n chủ yếu theo chiều từ p sang n.
C. Tia catốt mắt thường không nhìn thấy được.
D. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
[]
Điều kiện để có dòng điện là:
A. Chỉ cần vật dẫn điện nối liền với nhau thành mạch điện kín.
B. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế.
C. Chỉ cần có hiệu điện thế.
D. Chỉ cần có nguồn điện.
[]
Hiệu điện thế của lớp tiếp xúc p-n có tác dụng:
A. Tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản.
B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
[]
Khi lớp tiếp xúc p-n được phân cực thuận, điện trường ngoài có tác dụng:
A. Tăng cường sự khuếch tán của các hạt không cơ bản.
B. Tăng cường sự khuếch tán các lỗ trống từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
C. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn n sang bán dẫn p.
D. Tăng cường sự khuếch tán các electron từ bán dẫn p sang bán dẫn n.
[]
Chọn phát biểu đúng?
A. Chất bán dẫn loại n nhiễm điện âm do số hạt electron tự do nhiều hơn các lỗ trống.
B. Khi nhiệt độ càng cao thì chất bán dẫn nhiễm điện càng lớn.
C. Khi mắc phân cực ngược vào lớp tiếp xúc p-n thì điện trường ngoài có tác dụng tăng cường sự khuếch tán của các hạt cơ bản.
D. Dòng điện thuận qua lớp tiếp xúc p-n là dòng khuếch tán của các hạt cơ bản.
24. Linh kiện bán dẫn (2 câu)
[]
Chọn câu sai khi nói về Phôtôđiôt.
A. Phôtôđiôt là linh kiện bán dẫn có khả năng biến quang năng thành điện năng.
B. Phôtôđiôt là linh kiện bán dẫn có một trong hai miền hoặc p hoặc n rất mỏng khi có ánh sáng thích hợp chiếu qua miền này sẽ bị hấp thụ và tạo ra các cặp hạt tải điện electron - lỗ trống. 
C. Khi ánh sáng thích hợp chiếu vào phôtôđiôt, nếu nối miền p với miền n bằng một dây dẫn thì sẽ có dòng điện chạy qua dây dẫn từ miền n sang miền p.
D. Cường độ dòng quang điện nối tắt của phôtôđiôt tỉ lệ với số cặp hạt tải điện electron - lỗ trống sinh ra trong một đơn vị thời gian, tức là tỉ lệ với năng lượng bức xạ chiếu vào phôtôđiôt.
[]
Mối quan hệ của các dòng điện chạy trong tranzito gồm IC, IB và IE được diẽn tả bởi công thức:
A. IC = IB + IE
B. IE = IC + IB
C. IB = IC + IE
D. IC = IB ´ IE
25. Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của Trazito (4 câu)
[]
Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữa hai cực A (anôt) và K (catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK = 0 thì I = 0.
B. UAK > 0 thì I = 0.
C. UAK < 0 thì I = 0.
D. UAK > 0 thì I > 0.
[]
Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện I qua điôt, và một vôn kế đo hiệu điện thế UAK giữa hai cực A (anôt) và K (catôt) của điôt. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. UAK = 0 thì I = 0.
B. UAK > 0 và tăng thì I > 0 và cũng tăng.
C. UAK > 0 và giảm thì I > 0 và cũng giảm.
D. UAK < 0 và giảm thì I < 0 và cũng giảm.
[]
Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cực bazơ, và một ampe kế đo cường độ dòng điện IC qua côlectơ của tranzto. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. IB tăng thì IC tăng.
B. IB tăng thì IC giảm.
C. IB giảm thì IC giảm.
D. IB rất nhỏ thì IC cũng nhỏ.
[]
Dùng một mini ampe kế đo cường độ dòng điện IB qua cực bazơ, và một vôn kế đo hiệu điện thế UCE giữa côlectơ và emitơ của tranzito mắc E chung. Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. IB tăng thì UCE tăng.
B. IB tăng thì UCE giảm.
C. IB giảm thì UCE giảm.
D. IB đạt bão hoà thì UCE bằng không.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong III.doc